Ngẫm lại cái ngày mới phát hiện con mắc chứng rối loạn tự kỷ và tăng động, tôi còn băn khoăn, lo lắng vì không biết phải làm gì chứ đừng nói đến việc con được đi học lớp 1 như bây giờ.

làm-mẹ-của-trẻ-tự-kỷ-tăng-động-không-dễ-dàng

Sao mẹ nói mãi mà không được thế hả?

Để kể về cậu con trai của tôi thì nhiều không kể hết, mà lần nào cũng được một phen hú vía. Nhiều lúc nghĩ nó chán mà không biết phải làm sao?

Có lần đang nấu cơm trưa, định bụng nấu xong cho con ăn trước mà thấy hơi ngờ ngợ, ngó nhìn đã không thấy con đâu. Vội chạy đi tìm thì nghe tiếng kêu thất thanh đầu ngõ:

“- Lan ơi, con em bị xe máy đâm vào này. Ra xem nhanh lên!”

trẻ-tự-kỷ-tăng-động-quá-nghịch

Vừa chạy đến nơi, cậu con trai đang ngồi ngoài vệ đường, tay chân xước xát, có chỗ rỉ máu mà vẫn ngây ngô, không khóc lóc gì. Cuống quýt, bác lái xe đâm phải con hốt hoảng, vội vàng xin lỗi. Tính tôi vốn nóng, tôi tuôn một tràng dài với bác sao lại đâm vào con, nhưng cũng may chỉ bị nhẹ, không thì không biết còn thế nào nữa. Con thì vẫn ngồi đó, khó chịu vì mọi người dòm ngó, hét lên khi có người chạm vào.

Nghe tin, cả nhà tức tốc chạy về xem con bị thương ra sao, chồng tôi nhìn thấy quát luôn: “Em trông con kiểu gì mà để nó chạy ra ngoài chơi thế hả?” Tôi im luôn, im chẳng phải vì sợ mà vì tôi cảm thấy có lỗi với con, tôi không phải là một người mẹ tốt.

Một hôm khác, nhà có đám giỗ, tôi nhờ bà nội để ý trông cháu, tôi chạy ù sang nhà bác cả làm giúp, khách khứa đến gần hết rồi. Sang đến nơi thì mọi thứ đã xong, bà chị dâu đưa cho gói xôi bảo mang về cho con ăn, tôi lại lóc cóc đi về. Về tới cổng, hỏi bà nội thì bảo vừa đi lấy nước pha sữa, nó vẫn ngồi chơi ở kia mà, ngoái ra nhìn thấy cu con đang cố nhón chân rồi với tay dí dí vào cái ổ điện trên cao để nghịch. Sợ quá, tôi lôi ngay ra ngoài, vừa đánh, vừa mắng:

“- Sao mẹ nói mãi mà không được thế hả? Không được nghịch cái này cơ mà.”

Thế nhưng, trái ngược với cơn giận dữ của tôi, con chẳng có vẻ gì sợ hãi, chỉ la hét, cào cấu người mẹ vì bị lấy mất đồ chơi. Thực sự, chưa bao giờ tôi cảm thấy buồn bã, hoang mang đến mức không biết phải làm gì như lúc này.

XEM THÊM: ♦ Rối loạn phổ tự kỷ và những câu hỏi điển hình

♦ Trẻ tự kỷ khám ở đâu? – Bật mí những địa điểm uy tín nhất

♦ Những trung tâm dạy trẻ tự kỷ tốt nhất

Gian nan không quản, mặc ai ngăn cản

Từ ngày biết con mắc chứng tự kỷ, cả nhà lúc nào cũng phải để ý và không để con tự chơi một mình. Trước giờ mẹ chồng nàng dâu vốn không hợp, chồng lại ít quan tâm chuyện con cái mà giờ chia sẻ, học hỏi nhau từng chút một về cách chăm con, dạy cháu sao cho đúng.

Lại nói chuyện dạy học, tôi đành phải cho con ở nhà vì cứ đến lớp là con chạy nhảy không ngừng, cô hỏi không trả lời, giật đồ chơi hay thậm chí đánh bạn. Ái ngại, hết cô này đến cô khác đều từ chối nhận con vì phụ huynh các bạn phản ánh. Tuy nhiên, tôi không dám cho con đi học các trường chuyên biệt vì sợ con bị thoái lui ngôn ngữ và khoảng cách địa lý không cho phép.

Dù đã 4 tuổi nhưng con mới chỉ nói được vài từ như “hoa, bà, ba, bai bai…” nên mỗi lần muốn gì, con chỉ “pa, pà” rồi kéo tay mẹ đến lấy. Hôm trước đi ngang tiệm đồ chơi, con cứ đứng nhìn mãi, hỏi thích cái nào thì chạy vòng quanh cửa hàng, lúc chỉ cái này, lúc chỉ cái khác. Mẹ mua xong đưa cho thì không thích mà vứt luôn, rồi gào khóc, ăn vạ nguyên cả tiếng.

trẻ-tự-kỷ-tăng-động-hay-la-hét

Để việc dạy con đúng, tôi tham gia vào các lớp học dành cho cha mẹ có con tự kỷ, vừa cập nhật kiến thức, vừa có nơi chia sẻ, kinh nghiệm chăm con. Tôi quyết định nghỉ làm để dành toàn bộ thời gian cho con.

Lúc đầu con cũng chịu ngồi yên một chỗ, nhưng chỉ vài phút sau, con cáu gắt, hét ầm lên, dỗ dành đồ chơi thế nào cũng không chịu. Tôi tự nhủ phải kiên nhẫn, vì con không giống các bạn, không thể bắt con học theo ngay được. Thế nhưng, mấy ngày tiếp theo vẫn vậy, lấy sách vở ra xé, mẹ gọi không quay lại.

Được các mẹ trong hội động viên, rằng chỉ cần con chịu nhìn mắt mình là đã thành công bước đầu rồi, phải tạo không khí vui vẻ thì con mới tiếp thu được. Cứ thế, đến ngày thứ 7, con bắt đầu có sự chú ý đến món đồ chơi từ tôi và chịu cho mẹ chơi cùng. Nhận thấy kết quả khả quan, tôi dạy con nói âm “a” để con nói theo. May mắn là dù hơi xao nhãng, kém tập trung nhưng con tôi khá nhanh nhẹn nên nói theo rất nhanh. Ngày tiếp theo, tôi dạy chữ “b”, dù rất cố gắng nhưng vì cơ miệng còn cứng nên con chưa thể bật ra ngay được. Quyết không nản lòng, tôi cố gắng từng chút, từng chút để con nói tốt hơn.

Cô em chồng - cứu tinh của mẹ con tôi

Từ ngày về nhà chồng, hiếm khi thấy cô út về quê chơi vì đi học đại học xa nhà. Thế nào hè năm nay nghỉ không đi làm thêm mà về quê, hỏi thì nó bảo hôm nọ có điện về hỏi thăm nhà, nghe giọng ông anh buồn buồn. Thấy lạ nên nó hỏi kỹ, sau mới hay tin cháu bị tự kỷ.

Lâu nay cứ tưởng em chồng không thích mình nên chẳng mấy khi tâm sự chuyện chị em. Thế mà á, suy nghĩ sâu sắc, lo cho anh chị vừa phải đi làm vừa phải trông cháu vất vả. Lúc về, nó mang theo cả chục hộp màu đỏ, kể em mua trên Hà Nội về cho cháu uống. Thấy tôi bảo cháu khó uống thuốc lắm thì nó nói đã tìm hiểu kỹ rồi và cái này bằng cốm mùi socola nên mới mua.

Cô em cứ thao thao bất tuyệt một lúc về tác dụng tuyệt vời của sản phẩm. Nào là được chiết xuất từ Đinh lăng, Bạch quả giúp tăng cường chức năng não bộ. Tưởng gì, nhà cũng có một cây, ông bà toàn phơi khô rồi hãm uống cho dễ ngủ, lại tăng khả năng tập trung, ghi nhớ. Cứ ngỡ hết rồi, nó lại bảo:

“- Ngoài đinh lăng, Vương Não Khang còn chứa các vitamin, khoáng chất giúp ổn định chất dẫn truyền thần kinh dopamine bị rối loạn thường gặp ở trẻ tự kỷ, từ đó giảm hành vi và biểu hiện quá mức. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương rồi nên chị cứ an tâm mà cho Bin uống đi nhé!”

Nghe em chồng nói một hồi, tôi cũng hơi xuôi xuôi nhưng vẫn chưa tin tưởng lắm. Vội lên mạng hỏi xem có ai dùng chưa thì được rất nhiều chia sẻ, hướng dẫn. Có chị khen cho con dùng Vương Não Khang kết hợp can thiệp trong 8 tháng, giờ con nói được, tiếp thu tốt nên dạy dễ hơn, con nhớ tốt nữa.

Băn khoăn mãi trong mấy ngày, tôi quyết định cho con uống thử xem sao, dù gì cô cũng thương cháu nên cất công mua từ Hà Nội về. Trộm vía, một tháng sau khi uống gói cốm này, con dễ ngủ hơn, không bị tỉnh giấc hay khóc giữa đêm nữa. Con biết quay lại khi mẹ gọi và chịu ngồi yên trên ghế trong 30 phút. Cứ thế, đều đặn mỗi ngày tôi cho uống 2 gói theo đúng chỉ dẫn, kết hợp dạy con học như trước.

Từng ngày một, con đã biết cách để mẹ và mọi người hiểu mong muốn của mình. Cô thì vui hơn cả mẹ, ngày nào cũng cho cháu đi chơi ngoài công viên. Con bắt đầu có sự tiến bộ, con đã biết tập trung quan sát và làm theo mẹ khi chơi đồ xếp hình, con biết chờ đến lượt của mình trong khi chơi… Mẹ dạy con học cũng đỡ vất vả hơn.

XEM THÊM: ♦ Can thiệp cho trẻ tự kỷ – bước đệm đầu tiên để mẹ giúp con

♦ Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ – Thông tin dành cho cha mẹ

1 năm sau, con đã hiểu và trả lời đúng một số mệnh lệnh đơn giản. Con bắt đầu nhắc lại nhiều hơn các cụm từ mà trước đây gặp khó khăn để nói như đi tè, bỏ ra, đau tay… Phần nào giải quyết được những bức xúc trong giao tiếp, con giảm hẳn cáu gắt và ăn vạ vô cớ, vui vẻ, ca hát mỗi ngày. Nếu như trước kia, chỉ cần mở cửa là con phi ra ngoài, không biết nguy hiểm thì giờ đây, con đã biết sợ, không dám chạy nhảy lung tung nữa.

Vui mừng vì kết quả ngoài sức tưởng tượng, tôi mạnh dạn cho con đi mầm non trở lại để con có cơ hội chơi đùa, học tập như các bạn. Ban đầu, tôi cũng khá e ngại, nhưng được cô giáo động viên, tôi gửi gắm niềm tin của mình ở con. Thật bất ngờ, dù chưa hoàn toàn hòa nhập nhưng con đã bắt đầu tham gia các hoạt động của lớp. Con đã biết đùa với bạn, cúi người chơi trò chơi hay cần mẫn ngồi xâu hạt trọn vẹn trong một tiếng. Con không còn đứng ngoài các trò chơi như trước nữa.

Vậy là sắp khai giảng năm học mới, dù chậm hơn các bạn cùng tuổi 1 năm nhưng bây giờ con đã có tiến bộ rõ rệt. Vẫn biết con sẽ gặp không ít khó khăn khi chuyển sang môi trường mới, nhưng mẹ tin, con trai của mẹ sẽ làm được và làm tốt hơn thế nữa.

trẻ-tự-kỷ-đi-học-lớp-1

Khoe với các mẹ chút thôi, chứ tôi biết mẹ nào trong hoàn cảnh này cũng hiểu có con tự kỷ nó vất vả ra sao, nhưng chị em ạ, hãy giữ tinh thần lạc quan, hy vọng - để Vương Não Khang giúp con chúng ta khỏe mạnh, vui tươi và phát triển tốt nhé!

--5/9/2019 - Ngày Bin vào lớp 1--