Tự kỷ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp, sinh hoạt và tương tác xã hội của trẻ. Không chỉ bản thân trẻ tự kỷ, cha mẹ và các thành viên trong gia đình cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ là gì? Tại sao trẻ lại bị tự kỷ? Liệu có cách nào có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển bình thường không?

Tự kỷ là gì?

Theo Tạp chí Y học quốc tế Medlineplus.gov, rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hay phổ tự kỷ là một loạt các rối loạn thần kinh, phát triển sớm từ thời thơ ấu và kéo dài suốt cuộc đời của một người. Nó được gọi là “phổ” vì các rối loạn liên quan chặt chẽ với nhau, tương ứng với từng triệu chứng cụ thể. Tự kỷ xuất hiện ở bé trai nhiều gấp bốn lần bé gái.

tự-kỷ-là-gì
Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Tự kỷ có phải là bệnh không?

Tự kỷ là một hội chứng, không phải là bệnh. Năm 2013, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đã hợp nhất 4 chẩn đoán tự kỷ riêng biệt thành một chẩn đoán chung là rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Chúng bao gồm: rối loạn tự kỷ (đơn thuần), rối loạn phân rã ở trẻ em, hội chứng Aspergerrối loạn phát triển lan tỏa - không được chỉ định khác (PDD-NOS).

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn khi giao tiếp, tương tác xã hội, hành vi không phù hợp, sở thích hoặc hoạt động bị hạn chế, lặp đi lặp lại. Theo ước tính từ Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐTB & XH (năm 2016), chứng tự kỷ ảnh hưởng đến hơn 200.000 người và tỷ lệ trẻ tự kỷ ở Việt Nam đang ngày càng tăng.

Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ

Ở thời điểm hiện tại, vì sao trẻ bị tự kỷ vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ của các nhà khoa học bởi chưa có một nghiên cứu hay báo cáo cụ thể về nguyên nhân gây ra hội chứng này. Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân trẻ tự kỷ, sau đây là 3 yếu tố phổ biến nhất:

Nguyên-nhân-trẻ-tự-kỷ Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ vẫn là một câu hỏi lớn của các nhà khoa học

Khiếm khuyết về não bộ

Bằng các kỹ thuật phân tách, chụp cắt lớp… các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, trẻ tự kỷ có bộ não lớn hơn bình thường. Chụp cộng hưởng từ (MRI) ở một số trẻ tự kỷ cho thấy, sự bất thường trong các nếp gấp vỏ não có thể được gây ra bởi sức căng cơ học của những sợi trục kéo lực lên vùng vỏ não, làm thay đổi hình dạng não bộ. Ngoài ra, các kết nối não bộ ở trẻ tự kỷ cũng dài và đồng bộ lâu hơn.

Mặc dù có bằng chứng đáng kể về sự bất thường trong cấu trúc não bộ trẻ tự kỷ, nhưng những kết quả thường không nhất quán. Về vấn đề này, các nghiên cứu vẫn tiếp tục diễn ra qua việc kết hợp các kỹ thuật hình ảnh để tìm hiểu bộ não trẻ tự kỷ.

Gen di truyền

Đối với một số trẻ, rối loạn phổ tự kỷ có thể liên quan đến rối loạn di truyền, chẳng hạn hội chứng Rett hoặc hội chứng gen X. Tuy nhiên, không có một gen nào được xác định chính xác là gây ra tự kỷ và mối liên hệ giữa đột biến gen với tự kỷ rất phức tạp.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, một số gen trẻ được thừa hưởng từ cha mẹ có thể khiến chúng dễ mắc phải hội chứng tự kỷ.

Các yếu tố môi trường

Rối loạn phổ tự kỷ có thể xuất hiện ở bất kỳ trẻ nào, không phân biệt chủng tộc, nhưng một số yếu tố nhất định sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải. Bằng chứng rõ ràng nhất cho điều này là các vấn đề trước và sau khi sinh của người mẹ, bao gồm:

    • Trẻ sinh non: trẻ sinh trước 26 tuần tuổi thai có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn trẻ bình thường.
    • Cha mẹ lớn tuổi.
    • Trong thời điểm mang thai: người mẹ nhiễm vi khuẩn hoặc virus, thiếu acid folic, sử dụng rượu, mắc bệnh tiểu đường hoặc sử dụng thuốc chống trầm cảm.
    • Người mẹ tiếp xúc với không khí ô nhiễm hoặc thuốc trừ sâu.
    • Trong gia đình có anh chị ruột bị tự kỷ, nguy cơ người em mắc tự kỷ là 18,7%. Thậm chí, tỷ lệ này sẽ lên đến 75% ở các cặp song sinh nếu một trong hai đứa trẻ mắc chứng tự kỷ.

Thực chất, những yếu tố trên không có khả năng gây ra chứng tự kỷ. Tuy nhiên, chúng làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị tự kỷ khi kết hợp với các yếu tố di truyền.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân trẻ tự kỷ | Bí mật chưa có lời giải đáp

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

Tự kỷ có thể phát triển ở nhiều độ tuổi khác nhau. Một số trẻ sơ sinh có thể biểu hiện sớm, trong khi những trẻ khác phát triển bình thường cho đến 15 đến 30 tháng tuổi mới bắt đầu xảy ra.

Dưới đây là những biểu hiện của trẻ tự kỷ theo độ tuổi.

Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ sớm

Dấu-hiệu-nhận-biết-trẻ-tự-kỷ-sớm

Mặc dù tự kỷ khó chẩn đoán trước 24 tháng, nhưng các triệu chứng thường bắt đầu trong khoảng từ 12 đến 18 tháng. Sau đây là 5 dấu hiệu báo động đỏ về rối loạn phổ tự kỷ, tương ứng các mốc phát triển của một đứa trẻ:

    • 6 Tháng tuổi: Không cười hoặc có những biểu cảm vui vẻ, hóng chuyện, ít giao tiếp bằng mắt.
    • 12 Tháng tuổi: Không bập bẹ, không biết ra hiệu (chỉ tay, vẫy tay, bắt tay…), không quay lại khi được gọi tên.
    • 16 Tháng tuổi: Không nói được từ đơn.
    • 24 Tháng tuổi: Không tự nói câu hai từ (không tính việc bắt chước và lặp lại lời nói).
    • Thụt lùi hoặc mất các kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào (tự kỷ thoái lui).

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ lớn

Khi trẻ lớn, những biểu hiện của tự kỷ cũng rõ ràng và đa dạng hơn. Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ (NIMH), dấu hiệu của trẻ tự kỷ tập trung vào 3 nhóm biểu hiện chính:

    • Hành vi và sở thích bất thường.
    • Thiếu hụt kỹ năng giao tiếp.
    • Giảm tương tác xã hội.

Hành vi, sở thích bất thường

Bất thường về hành vi hoặc sở thích là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ điển hình. Nếu trẻ bình thường có thể chơi với nhiều đồ chơi hay sở thích khác nhau thì điều này sẽ ngược lại ở trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ sẽ có những hành vi như:

    • Lặp đi lặp lại một hành vi nhất định, ví dụ xếp đồ chơi hoặc đồ vật theo một trật tự đã định...
    • Có những thói quen và khó chịu vì những thay đổi dù rất nhỏ.
    • Những hành vi định hình như đi kiễng gót, ngắm nhìn tay, nhìn nghiêng, vỗ hoặc vẫy tay, đá cơ thể hoặc xoay người theo vòng tròn...
    • Chuyển động hoặc hành động lặp đi lặp lại nhiều lần.
    • Sở thích bị thu hẹp, chẳng hạn thích một bộ phận của đồ vật như bánh xe, cánh quạt… hay luôn cầm nắm một thứ trong tay như bút, que, giấy...

Thiếu hụt kỹ năng giao tiếp 

Thiếu-hụt-kỹ-năng-giao-tiếp 

Trẻ tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, ở cả phương diện bằng lời và không bằng lời. Trẻ có thể có những kỹ năng giao tiếp khác nhau, nhưng nhìn chung đều suy giảm so với trẻ cùng tuổi. Các triệu chứng có thể gồm:

    • Chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ.
    • Với trẻ đã nói được, thường là nói nhại lời, diễn đạt kém, nói ngược.
    • Ngôn ngữ bị giới hạn, ví dụ: không biết đặt câu hỏi, đưa ra câu trả lời không liên quan đến câu hỏi…
    • Giọng nói khác thường như cao giọng, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời, không rõ ràng...
    • Không sử dụng hoặc hiếm khi dùng các cử chỉ để giao tiếp.
    • Không hiểu câu nói của người khác hoặc chỉ hiểu theo nghĩa đen của câu nói.

Giảm tương tác xã hội

Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản của rối loạn phổ tự kỷ. Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, đó là điều bất thường cần chú ý:

    • Ít hoặc không giao tiếp bằng mắt.
    • Lờ đờ, không trả lời khi được gọi tên.
    • Thích chơi một mình, không biết chia sẻ sở thích hoặc bất cứ điều gì với người khác.
    • Ít cười đáp lại, ít để ý đến thái độ của người khác, có biểu cảm khuôn mặt không phù hợp với hoàn cảnh.
    • Không hiểu khái niệm không gian và thời gian.
    • Tránh hoặc chống lại các việc tiếp xúc thân thể.
    • Không nói cho người khác biết khi mình cảm thấy đau hay cần hỗ trợ.
    • Gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác hoặc nói về cảm xúc của chính mình.

Các triệu chứng khác 

Bên cạnh các biểu hiện ở trên, trẻ tự kỷ còn có những dấu hiệu đi kèm như:

    • Tăng động giảm chú ý (ADHD): chiếm khoảng 60 - 70% trẻ tự kỷ. Trẻ thường chạy không biết mệt, nghịch luôn chân tay, không biết phản ứng phòng vệ với nguy hiểm, dễ gây thương thích cho bản thân.
    • Rối loạn điều hòa cảm giác: phản ứng quá mức với các kích thích cảm giác, âm thanh, mùi, vị.
    • Hay la hét, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ
    • Động kinh: gặp khoảng 20% trẻ tự kỷ, là một biểu hiện của trẻ tự kỷ nặng.
    • Chậm phát triển trí tuệ: gặp ở khoảng 60% trẻ tự kỷ, khó khăn trong vấn đề học tập và tiếp thu.

Tùy vào độ tuổi và thời điểm phát hiện, mỗi biểu hiện trẻ tự kỷ sẽ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Một số trẻ có khả năng đặc biệt, ví dụ có trí nhớ thị giác và máy móc rất tốt, nhớ số điện thoại, đọc chữ sớm… đều là những dấu hiệu trẻ tự kỷ thông minh.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ không nên bỏ qua

Chẩn đoán trẻ tự kỷ

Chẩn đoán trẻ tự kỷ là một công việc phức tạp, đòi hỏi các nhà chuyên môn có kinh nghiệm và cần quan sát kỹ, theo dõi trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Không có xét nghiệm hoặc biện pháp chụp chiếu nào có thể giúp chẩn đoán tự kỷ.

Chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ gồm 2 giai đoạn:

  • Sàng lọc phát triển.
  • Đánh giá chẩn đoán toàn diện.

Quy trình chẩn đoán:

chẩn-đoán-trẻ-tự-kỷ Quy trình chẩn đoán trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Trung Ương

Khám tự kỷ cho trẻ ở đâu?

Rối loạn phổ tự kỷ gồm một loạt các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nếu nghi ngờ bất kỳ dấu hiệu nào, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và chẩn đoán càng sớm càng tốt.

Sau đây là một số địa chỉ khám, đánh giá và chẩn đoán cho trẻ tự kỷ uy tín phụ huynh có thể tham khảo:

Khám trẻ tự kỷ tại Hà Nội

Khám-tự-kỷ-ở-bệnh-viện-Nhi-Trung-Ương

Bệnh viện Nhi Trung Ương

Bệnh viện Nhi Trung Ương là tuyến cao nhất của Bộ Y tế có nhiệm vụ khám, chẩn đoán, điều trị nội và ngoại trú các bệnh cho trẻ nhỏ. Hàng năm, khoa Tâm bệnh của bệnh viện đã tiếp nhận khám và điều trị hàng nghìn trường hợp rối loạn tự kỷ, chậm nói, tăng động giảm chú ý… tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Để quá trình chẩn đoán được chính xác, khoa đã áp dụng bài test đánh giá hành vi cho những trẻ có triệu chứng rối loạn phát triển. Ngoài ra, khoa Tâm Bệnh còn triển khai áp dụng phương pháp chẩn đoán, trị liệu sớm cho trẻ tự kỷ như phương pháp PECS, test DBC-P, Điều hòa cảm giác.

Địa chỉ: Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

Ngày 05/05/2014, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã chính thức đưa đơn nguyên Kỹ thuật cao điều trị Tự kỷ và Bại não đi vào hoạt động. Chức năng chính của Đơn nguyên bao gồm khám, đánh giá, điều trị ngoại trú và can thiệp tâm lý trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động, chậm trí tuệ, rối loạn hành vi cảm xúc.

Địa chỉ: 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hà Nội

Khám trẻ tự kỷ ở TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Khám-tự-kỷ-ở-bệnh-viện-Nhi-Đồng-1

Bệnh viện Nhi Đồng 1 là một trong những cơ sở đầu ngành về lĩnh vực Nhi khoa trong cả nước. Khoa Tâm lý bệnh viện Nhi đồng 1 đã thăm khám và điều trị thành công khá nhiều ca tâm lý cho trẻ em. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm đưa trẻ đến khám và điều trị tại đây.

Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, P. 10, Q.10, TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện Nhi Đồng 2

Khoa tâm lý - Bệnh viện Nhi Đồng 2 hoạt động theo quy chế nội khoa, điều trị bằng tâm lý trị liệu và nhiều kỹ thuật khác. Nhiệm vụ của khoa bao gồm các công tác nghiên cứu, thăm khám, chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa các rối loạn tâm trí ở trẻ. Với đội ngũ chuyên viên tâm lý chuyên nghiệp, rất nhiều phụ huynh đã tin tưởng lựa chọn bệnh viện để khám và can thiệp cho trẻ.

Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q. 1, TP Hồ Chí Minh

Điều trị tự kỷ ở trẻ em

Một điều đáng ngại là hiện vẫn chưa có cách chữa chứng tự kỷ hay phương pháp điều trị chung cho tất cả. Mục tiêu của các biện pháp điều trị là làm giảm những khó khăn cho trẻ, giúp trẻ học được các kỹ năng cần thiết và có thể phát huy điểm mạnh của mình.

Theo Wikipedia, điều trị tự kỷ ở trẻ em gồm 3 hoạt động chính:

    • Can thiệp giáo dục và hành vi.
    • Quản lý y tế.
    • Liệu pháp bổ sung và thay thế.
Điều-trị-cho-trẻ-tự-kỷ

Can thiệp giáo dục và hành vi

Nhiều nghiên cứu cho thấy, can thiệp sớm có thể cải thiện đáng kể đến sự phát triển của trẻ tự kỷ sau này. Can thiệp cho trẻ tự kỷ không chỉ hướng tới đứa trẻ mà còn chú trọng đến cha mẹ và gia đình. Độ tuổi can thiệp tốt nhất hay còn gọi là “giai đoạn vàng” là từ 2 - 4 tuổi.

Hiện nay, các biện pháp can thiệp có thể được chia thành 2 nhóm:

    1. Tác động đến vấn đề cốt lõi của tự kỷ gồm kỹ năng xã hội, giao tiếp và hành vi định hình.
    2. Tác động đến thách thức đi kèm với tự kỷ, vấn đề sinh học và sức khỏe…

Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng

Phân tích hành vi ứng dụng (ABA) là lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khoa học phân tích hành vi giúp tăng khả năng ngôn ngữ và giao tiếp, cải thiện sự chú ý, tập trung, kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ. Các chương trình can thiệp dựa trên ABA tập trung vào việc giảng dạy từng nhiệm vụ một bằng cách sử dụng những nguyên tắc kích thích, củng cố hành vi tích cực (phần thưởng) và hạn chế hành vi tiêu cực (bị phạt).

ABA được điều chỉnh theo từng cá nhân, tùy theo kỹ năng, nhu cầu, hứng thú và điều kiện gia đình của trẻ. Do đó, chương trình này thường thực hiện tại trường học hơn so với ở nhà.

Phương pháp TEACCH

Can-thiệp-hành-vi-cho-trẻ-tự-kỷ-bằng-phương-pháp-TEACCH Can thiệp hành vi cho trẻ tự kỷ bằng phương pháp TEACCH

TEACCH là phương pháp dạy học theo cấu trúc, dựa trên ý tưởng tạo ra môi trường phù hợp với trẻ mắc chứng tự kỷ. Các chiến lược giảng dạy được thiết kế phù hợp với những điểm mạnh và điểm yếu đã được xác định ở trẻ. TEACCH thường được tiến hành trong lớp học, mỗi học sinh có một kế hoạch giáo dục cá nhân.

Chương trình này giúp thúc đẩy học tập và phát triển cho trẻ, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội, tính độc lập...

Phương pháp giao tiếp bằng tranh ảnh (PECS)

PECS sử dụng các hình ảnh hoặc tranh để dạy trẻ tự kỷ cách giao tiếp và học kỹ năng cần thiết. Chương trình này bắt đầu bằng cách dạy trẻ làm thế nào để trao đổi một hình ảnh với một đối tượng nhằm đạt được điều mình mong muốn tương ứng. Với PECS, trẻ sẽ được học cách khởi xướng giao tiếp và chủ động trong cuộc nói chuyện.

Các phương pháp can thiệp khác

Ngoài những phương pháp ở trên, can thiệp trẻ tự kỷ còn có nhiều chương trình khác như chơi trị liệu, hoạt động trị liệu, trị liệu điều hòa cảm giác... Lưu ý, cha mẹ nên lập kế hoạch can thiệp cho trẻ tự kỷ ngay từ ban đầu, vừa có thể theo dõi và điều chỉnh để đạt kết quả nhanh nhất.

Quản lý y tế

Cho đến nay, không có loại thuốc nào có thể cải thiện những vấn đề cốt lõi của tự kỷ hay các triệu chứng của nó. Tuy nhiên, ở trẻ tự kỷ nặng, một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát các hành vi nhất định, chẳng hạn trầm cảm, ủ rũ và tăng động.

Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt việc sử dụng một vài loại thuốc chống loạn thần như riperidone và aripripazole để điều trị các triệu chứng liên quan đến tự kỷ nhưng chỉ giới hạn ở một độ tuổi nhất định.

Liệu pháp bổ sung và thay thế (CAM)

Bên cạnh các chương trình can thiệp, không ít cha mẹ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã sử dụng những biện pháp điều trị mới cho trẻ tự kỷ. Chúng được gọi là liệu pháp bổ sung và thay thế (CAM).

Liệu pháp này bao gồm: chế độ ăn kiêng đặc biệt, bổ sung vitamin và khoáng chất, châm cứu...

Vitamin và khoáng chất

Hầu hết trẻ tự kỷ đều bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại vitamin tổng hợp có thể giúp cải thiện giấc ngủ và chức năng tiêu hóa của trẻ tự kỷ.

Bổ sung vitamin B6magie là một lựa chọn khá phổ biến của các cha mẹ hiện nay.

Axit-béo-omega-3 Axit béo omega - 3 tốt cho sự phát triển của trẻ tự kỷ

Axit béo omega - 3

Trẻ mắc chứng tự kỷ có thể bị thiếu hụt omega - 3 dẫn đến các thay đổi trong quá trình methyl hóa, làm rối loạn chất dẫn truyền thần kinh, từ đó gây ra những bất thường về nhận thức và hành vi. Do đó, bổ sung các axit béo không bão hòa như omega - 3 cho trẻ tự kỷ là rất cần thiết.

Thật may mắn là những thực phẩm giàu omega - 3 đều khá dễ tìm và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, chẳng hạn: quả bơ, óc chó, cá hồi, cá ngừ, cá thu, hàu, hạt lanh, hạt chia, bông cải xanh...

Chế độ ăn không có gluten và casein

Chế độ ăn không có gluten và casein còn được gọi là chế độ ăn GFCF. Đây là một phương pháp điều trị thay thế dựa trên lý thuyết rằng trẻ tự kỷ có thể dị ứng hoặc nhạy cảm cao với những thực phẩm chứa 2 chất này.

Gluten là protein chính được tìm thấy trong lúa mì và các loại ngũ cốc như lúa mạch đen, lúa mạch, triticale, kamu. Casein là protein chính có trong các sản phẩm sữa như sữa bò, phô mai, sữa chua và kem. 

Ở một số trẻ, chế độ ăn không casein và gluten có thể làm giảm các rối loạn hành vi. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của GFGF với chứng tự kỷ ở trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu y học bài bản, cùng với đó là tạo ra thách thức trong việc đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ khi áp dụng liệu pháp này.

Châm cứu

Châm cứu là một trong những liệu pháp bổ sung và thay thế được sử dụng khá phổ biến trong điều trị tự kỷ. Mặc dù các nghiên cứu về sự hiệu quả của phương pháp này vẫn chưa rõ ràng nhưng một số trẻ tự kỷ đã nhận được lợi ích rất khả quan từ nó.

Châm cứu có thể cải thiện các vấn đề giao tiếp bằng lời nói, hành vi ở trẻ tự kỷ, tăng động. Thực tế, phương pháp này ít có tác dụng phụ và các thử nghiệm lâm sàng gần đây đã báo cáo về khả năng dung nạp của trẻ tự kỷ với liệu pháp này khá tốt.

Bằng một cách nào đó, các liệu pháp bổ sung và thay thế đã mang đến những lợi ích nhất định cho trẻ tự kỷ. Tuy vậy, phương pháp này vẫn chưa được công nhận về tính thực tiễn và khó thực hiện nên gây ra không ít khó khăn cho phụ huynh, cũng như người chăm sóc trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp giảm bớt triệu chứng tự kỷ, đồng thời hỗ trợ cho sự thành công của các phương pháp điều trị khác. Chế-độ-dinh-dưỡng-cho-trẻ-tụ-kỷ

Thực phẩm giàu probiotic

Probiotic chứa các vi khuẩn có lợi, giúp cải thiện hệ vi sinh vật cho đường tiêu hóa. Trẻ tự kỷ thường có hệ tiêu hóa bất thường, nên việc thường xuyên ăn thực phẩm probiotic có thể giảm bớt tình trạng táo bón.

Các báo cáo cũng cho biết, đường tiêu hóa và não bộ có thể tác động qua lại lẫn nhau. Đặc biệt, viêm ruột hoặc hệ vi sinh vật thay đổi đã ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của não bộ.

Biện pháp hỗ trợ điều trị tự kỷ

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học ngày càng tin rằng, tự kỷ ảnh hưởng đến hầu hết hoạt động của não chứ không chỉ những vùng não liên quan trực tiếp vào khả năng tương tác xã hội, hành vi và giao tiếp như trước. Sự bất thường về cấu trúc và chức năng phát triển não bộ ở những người mắc chứng tự kỷ không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu, mà còn tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh và chức năng của các vùng não. Điều này cũng liên quan đến sự phát triển của các tế bào thần kinh và cấu trúc nếp gấp vỏ não.

Như vậy, tự kỷ có khả năng là một tình trạng “hệ thống thần kinh” được trung gian bởi sự bất thường trong mạng lưới vỏ não phân bố khu vực chứ không phải một vùng não tách biệt. Do đó, với những kỹ năng phức tạp như cân bằng, phản xạ, ghi nhớ... các bộ phận của não bộ sẽ gặp khó khăn trong việc kết nối và xử lý thông tin.

Trên thị trường hiện đã có những sản phẩm từ thảo dược bổ sung dưỡng chất có lợi cho hoạt hóa chức năng não. Chúng giúp tăng biên độ sóng não, đồng bộ các chức năng vỏ não bị rối loạn, nhờ đó, tế bào thần kinh được tiếp nhận và tích hợp tốt hơn, tăng phản xạ có điều kiện. Đồng thời, điều hòa các hoạt động dẫn truyền thần kinh , làm giảm các hành vi bất thường, tăng sự tập trung và chú ý. Cốm Vương Não Khang là một sản phẩm bạn có thể tham khảo.

Phối hợp Vương Não Khang với các chương trình can thiệp giúp tăng hiệu quả trị liệu >>> Xem thêm: Điều trị trẻ tự kỷ | 4 Giải pháp mẹ cần nhớ

Rối loạn phổ tự kỷ và những câu hỏi thường gặp

Gần 6 năm đồng hành cùng các cha mẹ có con tự kỷ trên cả nước, nhãn hàng Vương Não Khang đã ghi nhận được một số câu hỏi phổ biến sau:

    1. Trẻ tự kỷ có thể chữa khỏi không?
    2. Có nên cho trẻ tự kỷ học trường chuyên biệt?

Can thiệp và điều trị cho trẻ tự kỷ là cả một quá trình kiên trì, kiên nhẫn trong thời gian dài. Và cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động hỗ trợ giúp trẻ vì chỉ bạn mới hiểu và dành thời gian bên trẻ nhiều nhất. Sau cùng, luôn có thái độ tích cực, lạc quan, hiểu vấn đề của con và phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia nhằm đưa ra một kế hoạch can thiệp phù hợp chính là cách để bạn giúp trẻ khỏe mạnh, vui tươi như bao bạn nhỏ khác.

Mẹ à!

Có phải mẹ hoang mang, lo lắng khi con bị chẩn đoán tự kỷ?

Mẹ băn khoăn, không biết phải làm gì để cải thiện rối loạn cho con?

Có thể mẹ chăm con không giỏi, nhưng với Vương Não Khang, mẹ luôn tuyệt vời nhất

Đừng ngần ngại để lại thông tin hoặc chia sẻ nỗi niềm mẹ đang trăn trở cùng Vương Não Khang, các bạn nhé!

Chuyên gia tư vấn: 18006214 (miễn cước) hoặc Hotline Zalo/Viber 0917212364

--Thu Hương--

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh THÔNG TIN HỮU ÍCH

Những ưu điểm nổi bật của cốm Vương Não Khang

Gần 6 năm ra mắt trên thị trường, Vương Não Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các mẹ có con tự kỷ, chậm nói, tăng động… trên cả nước. Có lẽ, chính những ưu điểm và tác dụng tuyệt vời mà sản phẩm mang lại đã tạo nên giá trị đó. Cụ thể:

    • Vương Não Khang là sản phẩm hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phát triển đầu tiên tại Việt Nam chiết xuất từ Đinh lăng, an toàn và không có tác dụng phụ.
    • Từng thành phần trong sản phẩm đều được nghiên cứu kỹ lưỡng với một hàm lượng cho phép, giúp mang đến hiệu quả tối ưu.
    • Vương Não Khang được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt GMP - HS (Nguyên tắc Thực hành tốt Thực phẩm chức năng).
    • Sản phẩm được bào chế dưới dạng cốm hòa tan có mùi socola sữa nhẹ giúp trẻ dễ uống và hấp thu nhanh hơn.

Nghiên cứu của Vương Não Khang tại Bệnh viện Nhi Trung Ương

Tháng 2/2015, đề tài nghiên cứu sản phẩm Vương Não Khang đã được công bố - Ghi nhận hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các rối loạn phát triển ở trẻ em. Đó là:

    • Cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, tiếp nhận, nhận thức
    • Cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động
    • Giảm những biểu hiện lo âu, mệt mỏi
    • Tăng khả năng học tập, chú ý, ghi nhớ

Không tìm thấy tác dụng không mong muốn khi sử dụng Vương Não Khang. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ.

Nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang Chi tiết nghiên cứu của sản phẩm Vương Não Khang, mời bạn xem TẠI ĐÂY.

Kinh nghiệm giúp con mau nói, tập trung, giảm hiếu động của nhiều mẹ khác

>>> Chị Phạm Thị Thanh Thủy (trú tại thôn Phước Hòa, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

Do đặc thù công việc, chị Thủy thường phải để bé Trung Nguyên trong khung cũi và xem tivi một mình trong thời gian dài. Chính vì thế mà đến khi 3-4 tuổi, con chị vẫn chưa nói được rõ ràng và hiếu động bất thường. Qua tìm hiểu, chị Thủy biết đến sản phẩm Vương Não Khang kết hợp tích cực dạy con học nói. Chỉ sau 5 tháng, bé Nguyên đã tiến bộ và nói rất tốt. Cùng xem chia sẻ của mẹ con chị Thủy qua video sau:

>>> Chị Võ Thị Kiều Trang (ở địa chỉ 124/79/5 Phan Huy Ích, phường Tân Bình, TP.HCM)

Suốt những năm tháng nuôi con, chị Trang không hề thấy sự bất thường cho đến khi con 3 tuổi. Bé chỉ nói được vài từ như “ba, bà”, không thích ăn cơm mà chỉ ăn cháo xay. Nhưng thật vui, nhờ sử dụng Vương Não Khang, bé Phúc đã dần dần nói được, tập trung và nhớ tốt hơn.

Mời bạn xem thêm chia sẻ của mẹ Trang, bé Phúc TẠI ĐÂY.

>>> Chị Lê Thị Minh (đường Liên khu 2-10, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM)

“Người ta thường nói “Bi bô như trẻ lên ba” thế mà bé Long nhà mình lại không như vậy. Khi 1 tuổi, mình cũng thấy bé bập bẹ nhưng không rõ âm, cho đến năm 2 tuổi cũng chỉ nói thêm vài từ đơn nên rất lo lắng.” Chị bắt đầu tìm kiếm thông tin, chia sẻ của các mẹ có con chậm nói và vô tình biết đến sản phẩm Vương Não Khang hỗ trợ điều trị trẻ chậm nói, kém tập trung rất tốt. Nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm 6 tháng liên tục, dù con hơi ngọng nhưng con chị đã biết nói và líu lo ca hát.

Cùng xem những chia sẻ của mẹ con chị Minh TẠI ĐÂY.

Và còn rất nhiều những trường hợp trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động đã cải thiện khả năng ngôn ngữ, tập trung và hành vi quá mức nhờ sử dụng cốm Vương Não Khang:

Vương Não Khang đã giúp bé Ben học nói nhanh hơn vương não khang đã ai sử dụng chưa Chia sẻ của chị Thủy ( FB Thảo Nguyên - trú tại Hồ Chí Minh) khi con chị chậm nói vương não khang đã ai sử dụng chưa Phản hồi của chị Kim Chi và chị Hiền khi cho con sử dụng Vương Não Khang vương não khang đã ai sử dụng chưa Sau khi thấy con dùng Vương Não Khang hiệu quả chị đã giới thiệu cho chị gái vương não khang đã ai sử dụng chưa

Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm Vương Não Khang

Vương Não Khang đã nhận được nhiều đánh giá cao từ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành.

Các giải thưởng uy tín của Vương Não Khang

Nhờ những đóng góp tích cực của mình cho các trẻ không may bị rối loạn phát triển như tự kỷ, chậm nói, tăng động, cốm Vương Não Khang đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý trong lĩnh vực y học:

Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng