Trẻ em thường hiếu động và nghịch ngợm nên việc quên làm bài tập về nhà hay mơ màng trong giờ học không phải là chuyện hiếm gặp. Tuy vậy, thiếu tập trung, bốc đồng và nghịch ngợm thái quá cũng là dấu hiệu của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ. Làm thế nào để nhận biết sớm dấu hiệu của tình trạng tăng động giảm chú ý? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây. 

Rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý, tên tiếng anh: Attention deficit hyperactivity disorder - ADHD là một dạng rối loạn thần kinh phức tạp khiến trẻ không thể tự điều chỉnh hành vi và cảm xúc của mình. Rối loạn này ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống của trẻ như giao tiếp xã hội và khả năng học tập, ghi nhớ. 

Những đứa trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường không thể ngồi yên, không biết lắng nghe và không tuân theo hướng dẫn của phụ huynh hay giáo viên. Đôi khi trẻ mắc chứng ADHD có thể bị hiểu nhầm là kẻ gây rối và bị chỉ trích là lười biếng và vô kỷ luật mặc dù đây hoàn toàn không phải là lỗi của chúng.

Nguyên nhân trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, một số yếu tố được các nhà khoa học cho là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn giảm chú ý ở trẻ là: Yếu tố di truyền, thiếu chất dẫn truyền thần kinh trong não, rối loạn chức năng của não, cụ thể: 

Yếu tố di truyền

Các gen di truyền ADHD thường phức tạp và không chỉ liên quan đến một gen đơn lẻ. Cha mẹ mắc chứng ADHD thường có xu hướng di truyền sang cho con. Thậm chí một số phụ huynh không mắc bệnh nhưng mang gen lặn trong người nên sinh con bị rối loạn giảm chú ý. 

Hiện nay có nhiều dịch vụ tầm soát gen của bố mẹ để đánh giá nguy cơ đứa trẻ sinh ra có mắc ADHD hay không. Tuy nhiên phương pháp này không thể đảm bảo 100% và thường có sai số nhất định. 

Cha-me-mac-chung-roi-loan-giam-chu-y-co-the-di-truyen-sang-con.webp

Cha mẹ mắc chứng rối loạn giảm chú ý có thể di truyền sang con

Thiếu chất dẫn truyền thần kinh trong não

Chất dẫn truyền thần kinh là một chất hóa học được não sản xuất. Nó có vai trò như một người vận chuyển, truyền các thông tin giữa tế bào thần kinh đến tế bào đích. Thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh làm quá trình trao đổi thông tin bị gián đoạn, gây nên chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. 

Rối loạn chức năng của não

Người mẹ trong quá trình mang thai tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá thì khi sinh con có khả năng bị dị tật não, dẫn đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Các dạng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD là một rối loạn ở hệ thần kinh trung ương, gây mất tập trung liên tục và tăng động thái quá. Rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD có 3 dạng chính:

  • Rối loạn tăng động giảm (thiếu) chú ý ADHD: Ở dạng này, trẻ thường có dáng vẻ mơ màng và thiếu tập trung. Trẻ sẽ khó làm theo nhiệm vụ và ít chú ý đến các chi tiết. Đây là dạng khó nhận biết nhất và thường bị bỏ qua tới khi trẻ bắt đầu đi học. 
  • Tăng động: Trẻ mắc ADHD dạng tăng động rất hiếu động và nghịch ngợm. Bên cạnh đó trẻ còn bốc đồng và có những hành vi bất thường, khó kiểm soát.
  • Dạng kết hợp: Thường gọi tắt là rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD. Trẻ mắc ADHD dạng kết hợp sẽ có tất cả triệu chứng của hai dạng trên. 

Tùy theo từng dạng bệnh mà trẻ gặp phải thì các cách nhận biết là khác nhau. Ở Việt Nam, dạng kết hợp là dạng phổ biến và dễ phát hiện nhất ở trẻ. 

Roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-dang-ket-hop-co-trieu-chung-cua-tang-dong-va-mat-tap-trung.webp

Rối loạn tăng động giảm chú ý dạng kết hợp có triệu chứng của tăng động và mất tập trung

Làm sao để nhận biết trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD?

Dấu hiệu đầu tiên của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD là trẻ hiếu động thái quá. Trẻ có thể chạy nhảy, nghịch ngợm và nói chuyện cả ngày mà không biết mệt. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC US, trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD thường có những biểu hiện sau:

  • Có thể ngồi cả tiếng đồng hồ mà không suy nghĩ về vấn đề gì cụ thể.
  • Thường hay quên lời ba mẹ dặn hoặc hay làm mất đồ đạc như bút màu, đồ chơi.
  • Nếu bị yêu cầu ngồi yên một chỗ, trẻ thường cựa quậy rất nhiều và tìm cách chạy đi chơi.
  • Nói rất nhiều, liên tục mà không phải về một chủ đề nhất định.
  • Hậu đậu và thường hay phạm sai lầm dù đã được nhắc nhở nhiều lần.
  • Không thích và cũng không thể chơi cùng các bạn khác. Hay có các hành vi như quát, đánh bạn khi không vừa ý.
  • Chạy nhảy khắp nhà, thích leo trèo và nghịch các đồ vật. Kể cả các vật nguy hiểm như dao, kéo.
  • Trong giao tiếp, trẻ rất ít khi lắng nghe mà thường ngắt lời người đối diện. 
  • Tính tình trẻ rất nóng nảy, cáu gắt khi không được làm theo ý mình.
  • Những hành vi của trẻ đôi khi có tính chất bạo lực. Trẻ có thể đánh ba mẹ khi cấm xem TV hoặc thu đồ chơi. 

Nếu cha mẹ thấy con có những biểu hiện trên thì hãy đưa ngay trẻ tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời. Các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng và một số bài test chuyên dụng để xác định trẻ có mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hay không. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể cải thiện tình trạng tăng động cho trẻ hiệu quả nhất.

Tre-mac-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-thuong-kho-choi-cung-ban-be.webp

Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thường khó chơi cùng bạn bè

Các phương pháp can thiệp cho trẻ ADHD 

Trong phần lớn các trường hợp, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ được điều trị kết hợp giữa trị liệu tâm lý, hành vi và sử dụng thuốc. Với từng mức độ bệnh và độ tuổi của trẻ, các bác sĩ sẽ có những kế hoạch điều trị phù hợp. Kế hoạch điều trị này thường mất nhiều thời gian và phải được theo dõi chặt chẽ bởi gia đình. 

Điều trị tâm lý và hành vi từ chuyên gia

Đây là phương pháp được khuyên dùng với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị kích ứng bởi thuốc. Một số phương pháp can thiệp tâm lý thường được các chuyên gia sử dụng phổ biến như:

  • Trị liệu hành vi: Các bác sĩ sẽ làm quen và trò chuyện cùng trẻ. Qua các buổi trị liệu, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân khiến trẻ có hành vi không phù hợp. Từ đó hướng dẫn trẻ các cách xử lý tình huống, điều chỉnh hành vi và kiểm soát các rối loạn của mình. Các hoạt động vui chơi trong buổi điều trị sẽ giúp trẻ thoải mái và dễ tiếp nhận những thay đổi này hơn. 
  • Trị liệu tại gia đình: Gia đình là một yếu tố vô cùng quan trọng trong điều trị chứng tăng động giảm chú ý của trẻ. Bố mẹ sẽ được hướng dẫn cách xử lý mỗi khi con trở nên quá khích và hướng hành vi của con theo hướng tích cực. 
  • Môi trường giáo dục: Trẻ mắc ADHD cần được giáo dục bằng phương pháp đặc biệt bởi các giáo viên có chuyên môn.

Thuoc-dieu-tri-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-o-tre-thuong-co-nhieu-tac-dung-phu-nguy-hiem.webp

Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ thường có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý

Với một số trẻ có nhiều dấu hiệu xuất hiện thường xuyên và thái quá, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc nhằm giảm các triệu chứng tiêu cực. Các loại thuốc thường được dùng trong phương pháp can thiệp cho trẻ ADHD như:

Thuốc kích thích thần kinh tác dụng nhanh

Đây là loại thuốc kê đơn được sử dụng phổ biến nhất trong liệu trình điều trị ADHD. Thuốc có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh trung ương bằng cách tăng tiết hormone Dopamine và Norepinephrine trong não. Việc này giúp cải thiện sự tập trung và giảm mệt mỏi ở trẻ mắc ADHD. Một số loại thuốc loại kích thích thần kinh nhanh như Dextroamphetamine, Methylphenidate,...

Thuốc kích thích thần kinh nhanh thường có tác dụng phụ như chán ăn, sụt cân và mất ngủ. Sử dụng lâu dài có thể gây ra tình trạng trẻ bị phụ thuộc vào thuốc.

Thuốc kích thích thần kinh tác dụng chậm

Các loại thuốc kích thích thần kinh chậm thường có tác dụng sau 6-12 tiếng. Một số loại thuốc thường gặp như: Amphetamine sulfate, Dextroamphetamine kết hợp Amphetamine,...

Tác dụng phụ của những loại thuốc này bao gồm chán ăn, sụt cân. Sử dụng lâu dài thuốc có thể gây mất ngủ dai dẳng và béo phì. Bên cạnh đó, một số hoạt chất như Amphetamine là chất gây nghiện nguy hiểm và có thể gây phụ thuộc vào thuốc.

Thuốc không thích kích

Thuốc không kích thích thường chỉ tác động lên một loại chất dẫn truyền thông tin nhất định chứ không phải toàn bộ hệ thần kinh. Thuốc thường mất nhiều thời gian để có tác dụng và hiệu quả không cao bằng thuốc kích thích. Một số loại thuốc thường dùng như: Atomoxetine, Clonidine, Guanfacine,..

Một số loại thuốc thuộc loại không kích thích như Atomoxetine có thể có tác dụng phụ như mệt mỏi, khô miệng và buồn nôn, thậm chí làm tăng nguy cơ tự tử. 

Các loại thuốc sử dụng trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ đều là con dao hai lưỡi và không được sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi trừ trường hợp cấp bách. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc cho con nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Thời gian và liều lượng sử dụng thuốc cũng phải được theo dõi nghiêm ngặt và điều chỉnh khi cần thiết để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm tới trẻ. 

Vương Não Khang có tác dụng như thế nào trong hỗ trợ điều trị ADHD ở trẻ?

Bên cạnh sử dụng các phương pháp như trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc, cha mẹ cũng cần cung cấp cho trẻ những chất kích thích thần kinh tự nhiên từ thảo dược lành tính. Nổi bật trong dòng các sản phẩm hỗ trợ thần kinh, kích thích sự phát triển của não bộ có thể kể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang. 

Sản phẩm Vương Não Khang là sự kết hợp của các thảo dược thiên nhiên cùng các vitamin, khoáng chất tốt cho sự phát triển của não bộ của trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý. 

San-pham-Vuong-Nao-Khang-giup-tang-su-tap-trung-cai-thien-tri-nho-va-kich-thich-tu-duy-cua-tre.webp

Sản phẩm Vương Não Khang giúp tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ và kích thích tư duy của trẻ

nut-dat-mua.webp

Kích thích hệ thống thần kinh, tăng cường hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh

Cao đinh lăng giúp tăng biên độ sóng não, tăng cường nhận kích thích từ môi trường. Ngoài ra đinh lăng còn chứa nhiều saponin quý tương tự như nhân sâm nhưng giá thành thấp và phổ biến hơn. Các saponin này có tác dụng kích thích hoạt động não bộ, tăng cường miễn dịch và khả năng trí nhớ. 

Đặc biệt hiệu quả của đinh lăng còn được tăng thêm khi kết hợp cùng natri succinate và Coenzyme Q10 là các chất thiếu yếu cho não bộ của trẻ. Coenzyme Q10 là chất oxy mạnh, giúp ngăn ngừa sự phá hoại của các gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý có nồng độ Coenzyme Q10 thấp, các tế bào dễ bị tấn công bởi các gốc tự do. 

Tăng lưu lượng máu lên não giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn

Chiết xuất từ thăng ma và bạch quả giúp tăng lượng máu lên não, cải thiện trí nhớ của trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý. 

Bên cạnh đó, thăng ma còn chứa chất an thần tự nhiên giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ điều hòa cảm xúc nóng giận của trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý. Bạch quả giúp bảo vệ các tế bào thần kinh. 

Cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho não bộ hoạt động và phát triển

Vương Não Khang chứa taurine, vitamin B6, natri succinate, coenzyme Q10 là các nguyên liệu thiết yếu để xây dựng và phát triển não bộ khỏe mạnh. Ngoài ra các chất này còn góp phần điều hòa hoạt động não bộ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. 

Nhờ kết hợp các dược liệu thiên nhiên lành tính khi sử dụng lâu dài, sản phẩm Vương Não Khang giúp hỗ trợ tăng cường khả năng tập trung, học tập và điều chỉnh cảm xúc ở trẻ tăng động giảm chú ý một cách an toàn. 

Hy vọng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn tổng quát về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD ở trẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mời các bạn để lại bình luận để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn sớm nhất.

Tài liệu tham khảo

https://www.nimh.nih.gov/health/topics/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd

https://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/facts.html

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-6714/catapres-oral/details