Khi mới phát hiện con bị tăng động giảm chú ý, phụ huynh nào cũng lo lắng, không biết tăng động giảm chú ý có chữa được không, cần làm gì giúp con cải thiện? Bài viết dưới đây sẽ giúp các phụ huynh giải đáp băn khoăn đó.
Tăng động giảm chú ý có chữa được không?
Chuyên gia giải đáp: Tăng động giảm chú ý có chữa được không?
Trả lời cho câu hỏi này, ThS. BS Quách Thúy Minh - Nguyên Trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết:
Tăng động giảm chú ý là bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị chủ yếu hướng đến mục tiêu làm giảm triệu chứng bệnh, từ đó giúp trẻ dễ hòa đồng và đi học bình thường. Phát hiện sớm tăng động giảm chú ý trong giai đoạn vàng (3 - 6 tuổi) có thể làm tăng đáng kể sự cải thiện của trẻ.
Trong điều trị tăng động giảm chú ý, trẻ chỉ sử dụng thuốc tây khi có chỉ định từ bác sĩ và bắt buộc phải giáo dục và can thiệp hành vi. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng cả các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để quá trình hồi phục của trẻ được tốt hơn.
Để được tư vấn chi tiết từng bước cải thiện tăng động giảm chú ý cho con, cha mẹ đừng ngần ngại liên hệ chuyên gia:
Cha mẹ cần làm gì khi có con bị tăng động giảm chú ý?
Để sớm cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ thì sự kết hợp giữa phụ huynh, gia đình và nhà trường là vô cùng cần thiết. Khi cha mẹ giáo dục trẻ, điều quan trọng nhất là sự kiên trì, nhẫn nại. Cha mẹ cần hạn chế nóng nảy và tiết chế các cảm xúc tiêu cực, không nên dễ dàng bỏ cuộc vì điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ là cả một hành trình khó khăn.
Dưới đây là một số lưu ý cha mẹ có thể áp dụng tại nhà để giúp con cải thiện tốt các biểu hiện của tăng động giảm chú ý:
- Tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ học tập, giúp trẻ không bị phân tâm hay xao nhãng.
- Tạo thói quen nề nếp trong sinh hoạt và giúp con xác định được những việc cần làm trong ngày.
- Dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ, khích lệ và khen nhiều hơn khi trẻ có những tiến bộ như con tập trung vẽ 1 bức tranh, ăn cơm gọn gàng...
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi hoặc các chương trình mang tính kích động khiến trẻ có các hành vi bạo lực và quá khích.