Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 69 trẻ thì có 1 trẻ mắc chứng chậm nói. Đây là con số đáng báo động đối với những gia đình có con trong giai đoạn 1 tuổi trở lên. Vậy tại sao trẻ chậm nói ? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Lý giải nguyên nhân tại sao trẻ chậm nói
Các chuyên gia Nhi cho rằng có nhiều nguyên nhân tại sao trẻ chậm nói. Tìm hiểu kỹ những nguyên nhân này sẽ giúp cha mẹ có phương pháp can thiệp phù hợp cho con:
Cha mẹ quá chiều và quá hiểu con
Ví dụ trường hợp mẹ đang cầm chai nước, trẻ “ ơ “ và chỉ tay vào chai nước thế là mẹ đã mở chai nước và cho trẻ uống không cần biết trẻ có thích hay không, chính điều này là cha mẹ đã tước đi quyền để trẻ được nói.
Cách làm đúng là mẹ nên khơi gợi ra điều mà trẻ muốn, ví dụ nếu nhìn thấy chai nước bé có thể nói ‘’ uống ‘’, ‘’ đói ‘’ , ‘’ cho ‘’ , dần dần từ những từ đơn giản sẽ giúp trẻ phát triển dần ngôn ngữ. Và mẹ cũng cần nhớ, khi trẻ nói được những từ đó, cha mẹ nên động viên cổ vũ cho trẻ “ con giỏi lắm “. Lúc này trẻ sẽ thích thú hơn , điều này quan trọng để kích thích trẻ nói những lần tiếp theo.
Xem điện thoại, tivi, hay ipad quá nhiều giải thích lý do tại sao trẻ chậm nói
Trẻ đang ở tuổi phát triển sẽ rất thích âm thanh sống động,chuyển động nhanh, màu sắc tươi sáng, nhiều màu như điện thoại, tivi, ipad . Trẻ có thể chơi được cả ngày bên các thiết bị này, khi thấy trẻ ngồi ngoan chơi, chăm chú theo dõi, không quấy cha mẹ nữa, nhiều mẹ không để ý nhưng chính những thờ ơ này làm tăng tương tác một chiều ở trẻ, dần dần trẻ sẽ trở nên ngại nói.
Nhiều mẹ cứ thắc mắc, tại sao trẻ chậm nói khi xem các thiết bị điện tử trong khi các thiết bị này cũng “ nói “. Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng, bản chất việc giao tiếp giữa mẹ - con và trẻ - tivi là 2 mối quan hệ khác nhau. Khi trẻ xem ti vi, trẻ sẽ chỉ tiếp nhận thông tin một chiều, trẻ là người nghe và chỉ cần yên lặng nghe, dần dần trẻ sẽ dễ mất đi ham muốn được nói. Các mẹ có nghĩ khi trẻ xem, “ các thiết bị này có giải thích cho trẻ không? hay “ một thiết bị điện tử có yêu cầu trẻ giao tiếp với nó không ? – câu trả lời chắc chắn là “ không “ Trái lại, khi trẻ giao tiếp với mẹ, bé vừa là người nghe vừa là người cần nói, trẻ sẽ có những sẽ được bày tỏ mong muốn của mình, từ đó sẽ giúp trẻ nói nhiều hơn.
Mẹ nên cho con dùng các thiết bị điện tử này ít hơn, hãy ngồi cùng trẻ để xem các chương trình hoạt hình, ca nhạc, tập viết, cùng chia sẻ bình luận với trẻ về những tình tiết, nhân vật trong phim, yêu cầu trẻ nhắc lại để tăng khả năng phản xạ ngôn ngữ ở trẻ.
» Giải pháp nào cho trẻ chậm nói, khó khăn trong giao tiếp
» Niềm tin - nghị lực - quyết tâm, mẹ đã giúp con chậm nói, hiếu động tiến bộ từng ngày
Khiếm khuyết chức năng hoặc tổn thương não bộ
Với trường hợp này mẹ nên cho trẻ đi khám để có thể xác định được vấn đề mà trẻ đang gặp phải như: dây thanh quản có vấn đề, vùng ngôn ngữ của trẻ bị tổn thường, hay hở hàm ếch nên giọng nói không chính xác, lưỡi của bé có vấn đề nên trẻ không nói được. Trước khi đi khám về tâm lý, bạn nên cho trẻ đi thăm khám về mặt chức năng và não bộ.
Ngoài ra, trẻ chậm nói có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý như: tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, bại não....
Môi trường sống và học tập không giàu ngôn ngữ
Đó là một môi trường ít tiếng nói, ít giao tiếp, hay ít cơ hội giao tiếp đối với trẻ. Một bà mẹ khi sinh con ra không nói chuyện nhiều với con, mọi người trong gia đình ít nói chuyện với nhau, ít giao tiếp với nhau cũng sẽ giảm bộc lộ ngôn ngữ của trẻ.
Nói chuyện với con bằng ngôn ngữ trẻ con
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng chỉ cần dùng ngôn ngữ thế nào cho trẻ nhanh hiểu nhất và tỏ ra thích thú là được chứ không cần thiết phải nói đúng và nói chính xác. Cha mẹ hay thích dùng “ ngoại ngữ của bé “ như “ tị ơi tí ( chị ơi chị ), tún ton của bà “ cún con của bà “ , “ chơm chơm “ ( thơm thơm)...Điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, càng lâu và quen dần trẻ càng mất đi khả năng tư duy về “ lời nói đúng và đầy đủ “
Không cho bé ra ngoài chơi và gặp gỡ bạn bè
Nhiều cha mẹ lo sợ môi trường bên ngoài “ nguy hiểm “ nên thường nhốt con trong nhà một mình và chỉ chơi những đồ chơi vô tri vô giác, Một số trẻ khi đến độ tuổi đi học nhưng ba mẹ vẫn để con ở nhà chơi với mẹ hoặc ông bà vì sợ lây bệnh từ bạn, cô giáo chăm con không kĩ, hay do điều kiện gia đình khó khăn.
Có một thực tế ai cũng thừa nhận là cho trẻ đi học mẫu giáo sẽ giúp trẻ rất nhanh biết nói. Trẻ ở trong môi trường có nhiều bạn bè, tự khắc sẽ nảy sinh nhu cầu muốn giao tiếp, muốn nói chuyện, muốn bật thành lời. Mẹ nên chú ý đưa trẻ đi chơi nhiều hơn, gặp những người bạn cùng tuổi. Chắc chắn sẽ giúp con nói nhiều hơn.
Vậy đâu là giải pháp cho trẻ chậm nói?
Tích cực nói chuyện với con là biện pháp đầu tiên cha mẹ có thể làm khi trẻ chậm nói. Tuy nhiên, với những trường hợp chậm nói do tự kỷ hay các rối loạn phát triển khác, việc dạy trẻ học nói không hề đơn giản và có kết quả ngay được. Điều này đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực cũng như thay đổi các phương pháp liên tục để khơi gợi sự thích thú và phù hợp với khả năng đáp ứng của con.
Ngoài ra, bổ sung vitamin và khoáng chất để củng cố chức năng não bộ, nuôi dưỡng tế bào thần kinh khỏe mạnh cũng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Vương Não Khang là một lựa chọn bạn nên tham khảo.
Vương Não Khang được chiết xuất chính từ Đinh lăng, có công dụng tăng biên độ sóng não, điều hòa chức năng vỏ não, từ đó tăng phản xạ đáp ứng với các kích thích bên ngoài. Nhờ vậy, trẻ sẽ nhanh biết nói, học hỏi, tư duy và tập trung hơn. Đồng thời, Taurine, Vitamin B6, Acid folic... có trong sản phẩm sẽ duy trì sự cân bằng các chức năng điện hóa của hệ thần kinh, chống oxy hóa, làm giảm cằng thẳng, mệt mỏi cho trẻ.
Sản phẩm đã được nghiên cứu và ghi nhận hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các trẻ rối loạn phát triển như tự kỷ, chậm nói tại Bệnh viên Nhi đầu ngành cả nước.
Vương Não Khang - Giải pháp hiệu quả cho các trẻ chậm nói, tự kỷ
Nội dung trên đây đã lí giải cho câu hỏi tại sao trẻ chậm nói. Từ việc nắm được những nguyên nhân cơ bản, cha mẹ có thể có hướng can thiệp cho trẻ để thúc đẩy ngôn ngữ cho trẻ.
Nếu bạn còn có băn khoăn, thắc mắc về nguyên nhân trẻ chậm nói, hãy Comment/Inbox hoặc gọi điện đến 0917212364 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
-- Thu Hương --
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*******************************
VƯƠNG NÃO KHANG – GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO TRẺ CHẬM NÓI ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH LÂM SÀNG
Tháng 2/2015, Tạp chí Y học thực hành công bố kết quả nghiên cứu Vương Não Khang – Ghi nhận hiệu quả của sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả trong các lĩnh vực:
► Cải thiện khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, tiếp thu
► Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.
► Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu.
► Tăng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ
Không tìm thấy tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng VƯƠNG NÃO KHANG. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ
VƯƠNG NÃO KHANG – GIAO LƯU TRỰC TUYẾN CÙNG CHUYÊN GIA TÂM BỆNH THS QUÁCH THÚY MINH
https://www.youtube.com/watch?v=-UBYHK3zj-s&t=314s