Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói ngày càng phổ biến, khiến các bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng không biết con mình có bị bệnh gì không. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra trẻ chậm nói, dấu nhận biết sớm và cách điều trị như thế nào?

Trẻ chậm nói là gì?

Trẻ được coi là chậm nói nếu khả năng nói của trẻ chậm hơn so với các mốc phát triển thông thường. Mỗi trẻ là một cá thể độc lập, do đó thời điểm học nói ở từng trẻ là khác nhau nhưng nhìn chung, trẻ sẽ bắt đầu bi bô tập nói từ tháng thứ 18. Nếu trẻ 2 tuổi mà chưa thể nói bất kỳ từ đơn nào, chẳng hạn "ma ma", "ba ba", đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói.

Hiện nay, chậm nói được chia làm 2 dạng là chậm nói đơn thuần và chậm nói do tự kỷ. Trẻ chậm nói đơn thuần sẽ hoàn thiện kỹ năng nói sau một thời gian và có thể bắt kịp theo đúng độ tuổi. Ngược lại, trẻ chậm nói do tự kỷ sẽ không thể nói nếu không được can thiệp tích cực.

Trẻ được coi là chậm nói khi khả năng ngôn ngữ chậm hơn so với bình thường

Nguyên nhân trẻ chậm nói

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Tuy vậy, một số giả thuyết về tình trạng này vẫn được đưa ra như:

Mắc một số bệnh

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến trẻ chậm nói là do mất thính lực. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc bắc chước và học hỏi ngôn ngữ của trẻ do âm thanh trẻ nghe được sẽ bị bóp méo, sai lệch.

Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, trẻ gặp vấn đề về cấu trúc vòm miệng như dính thắng lưỡi, hở hàm ếch hay việc phối hợp vận động của hàm-môi-lưỡi không linh hoạt hoạt cũng tác động đến sự phát triển lời nói.

Tâm lý

Rất nhiều trẻ chậm nói hiện nay được xác định là có vấn đề về tâm lý. Bố mẹ thường xuyên cãi nhau, không quan tâm đến con cái đều là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự xáo trộn tâm lý ở con trẻ. Lâu dần, trẻ không còn muốn bày tỏ quan điểm, nhu cầu của bản thân với người khác.

Môi trường

Theo các chuyên gia, ngôn ngữ không tự nhiên mà có mà cần có sự trao đổi qua lại lẫn nhau. Vậy nên, không lạ khi ngày càng nhiều trẻ chậm nói do sống trong môi trường ít giao tiếp, bố mẹ ít quan tâm, tương tác với con cái.

Ngoài ra, trẻ sống trong môi trường có hai hay nhiều ngôn ngữ cũng có thể dẫn đến tình trạng chậm nói. Vì trẻ phải học nhiều loại ngôn ngữ cùng một lúc sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng lời nói để giao tiếp.

Khiếm khuyết về não bộ

Não là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của con người, bao gồm ngôn ngữ, cử chỉ, đi đứng, nhận thức, tư duy, hành động... Vì một lý do nào đó, trẻ gặp phải những vấn đề gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ cũng có thể dẫn đến chứng chậm nói.

Chẳng hạn:

    • Chấn thương sọ não.
    • Bại não.
    • Não úng thủy.
    • Viêm màng não.

Khiếm khuyết về não bộ có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

>>> Xem thêm: 9 Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, bạn đã nghe qua?

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Để đánh giá một đứa trẻ có bị chậm nói hay không, người ta thường dựa vào các cột mốc phát triển thông thường. Nếu thấy con mình có những biểu hiện dưới đây, đó là một điều cảnh báo:

Dưới 12 tháng

    • Trẻ không đáp ứng với tiếng động và bắt chước được những âm thanh phát ra.
    • Trẻ không ê a hoặc không cười khi gặp người quen.
    • Trẻ không quan tâm hay chú ý đến những sự vật, sự việc đang diễn ra xung quanh mình.

Từ 12 - 15 tháng

    • Trẻ không nói được từ nào.
    • Trẻ không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”.
    • Trẻ không bi bô phát ra các phụ âm.
    • Trẻ không hiểu và phản ứng với các từ như  “không”, "chào bé" hay “bai bai ”.
    • Trẻ không biết làm những động tác như: Vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không hay chỉ tay.
    • Trẻ không phản ứng khi được gọi tên.
    • Trẻ không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi.
    • Trẻ không quan tâm đến thế giới xung quanh.

Nếu trẻ không quan tâm đến những thứ xung quanh thì đó là một dấu hiệu cảnh báo chậm nói

Từ 16 - 24 tháng

    • Chưa nói được 6 từ đơn khác nhau khi 18 tháng.
    • Trẻ 24 tháng chưa nói nổi 15 từ và không thể ghép 2 từ để nói.
    • Trẻ không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
    • Trẻ không biết công dụng của các đồ vật thông dụng trong nhà như: Bàn chải, quạt, bát đĩa…
    • Trẻ không thể tự mình nói ra mà chỉ nhại lại lời nói của người khác.
    • Trẻ không hiểu các mệnh lệnh đơn giản. Ví dụ:  "Đừng sờ vào đó!”, “Hãy cầm nói lên!”...
    • Trẻ không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được yêu cầu.

Từ 2 - 3 tuổi

    • Trẻ không nói được câu đơn giản có 2 - 4 từ.
    • Trẻ không thể gọi tên những bộ phận của cơ thể như: Mắt, mũi, tai…
    • Trẻ không biết đặt những câu hỏi đơn giản.
    • Trẻ không biết trả lời hoặc làm theo hướng dẫn của người khác.
    • Trẻ không thể nhớ một bài thơ hay bài hát ngắn, kể cả khi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
    • Trẻ nói không rõ lời và rất khó hiểu.
    • Trẻ không quan tâm và không tương tác với trẻ khác.

Trên 3 tuổi

    • Trẻ vẫn chưa thể phát âm thành thục các phụ âm.
    • Trẻ không hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
    • Trẻ không biết sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.
    • Trẻ không thể ghép các từ thành một câu ngắn như: "Mẹ giúp con", "Muốn ăn bánh".
    • Trẻ không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn.
    • Trẻ vẫn hay nói lắp và rất khó để phát ra âm thanh hay từ ngữ chuẩn.

Dấu hiệu trẻ chậm nói

 >>> Xem thêm: Trẻ chậm nói can thiệp muộn - Chậm trễ tương lai con

Hậu quả khi trẻ chậm nói

Lời nói và ngôn ngữ là một phần thiết yếu của cuộc sống. Vì thế, trẻ chậm nói sẽ gặp những hạn chế và khó khăn nhất định trong học tập, sinh hoạt thường ngày.

    • Hạn chế trong giao tiếp

Vấn đề cơ bản ở những trẻ chậm nói là không thể bày tỏ nhu cầu, nguyện vọng của mình với người khác. Vốn từ ít khiến trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp, không thể nói được bản thân đang cảm thấy thế nào, mong muốn chia sẻ hoặc cần giúp đỡ.

    • Ảnh hưởng đến quá trình học tập

Khi đến tuổi đi học, trẻ chậm nói thường rất vất vả trong việc phát biểu, xây dựng bài. Ngoài ra, trẻ không hiểu bài giảng do ngôn ngữ kém cũng làm kết quả học tập sa sút, không theo kịp các bạn cùng trang lứa.

Chậm nói ảnh hưởng đến khả năng học tập, tiếp thu của trẻ

    • Ảnh hưởng đến tâm lý

Theo các chuyên gia, chậm nói có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Nếu bị bạn bè trêu chọc sẽ khiến trẻ mất tự tin, lâu dài không muốn nói chuyện và chia sẻ với người khác, tăng nguy cơ trầm cảm.

    • Ảnh hưởng đến sự phát triển, tương lai sau này

Không chỉ gặp khó khăn khi giao tiếp, chậm nói còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này. Khi lớn lên, trẻ sẽ bị hạn chế trong công việc, bất lợi trong việc thiết lập các mối quan hệ với mọi người.

Trẻ chậm nói khám ở đâu?

Khám cho trẻ chậm nói ở đâu là câu hỏi của nhiều phụ huynh khi nghi ngờ con có biểu hiện chậm hơn so với các bạn. Dưới đây là một số cơ sở để cha mẹ tham khảo, từ đó chọn được địa chỉ phù hợp nhất.

Bệnh viện Nhi Trung Ương

Hiện nay, bệnh viện Nhi Trung Ương có khoa Tâm bệnh và Khoa phục hồi chức năng cung cấp các dịch vụ khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe của những trẻ rối loạn phát triển, bao gồm: Tự kỷ, chậm nói, tăng động....

Địa chỉ: 18/879 Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Khoa tâm lý bệnh viện nhi đồng 1 tiếp nhận và điều trị trẻ mắc chứng tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển. Ví dụ: Trong trường hợp trẻ chậm nói, bác sĩ sẽ khám thần kinh và thính lực trước khi được giới thiệu khám tâm lý.

Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

Cách điều trị cho trẻ chậm nói

Khi phát hiện con chậm nói, nhiều cha mẹ băn khoăn, lo lắng không biết phải làm sao để cải thiện giúp con. Hãy bình tĩnh và xây dựng một kế hoạch can thiệp cụ thể, bởi chỉ bạn mới có thể xác định vấn đề lớn nhất con đang gặp phải, từ đó tìm được cách giải quyết phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp dạy con học nói bạn nên áp dụng.

Ngôn ngữ trị liệu

Hiện nay, ngôn ngữ trị liệu hay âm ngữ trị liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị các rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em. Liệu pháp này gồm một loạt các kỹ thuật được áp dụng với mục đích giúp trẻ học cách phát âm đúng và hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ.

Với mỗi trẻ chậm nói, mục tiêu của ngôn ngữ trị liệu sẽ khác nhau, dựa trên nhu cầu và khả năng đáp ứng thực tế. Do đó, không có một giáo án chung cho tất cả các trẻ gặp vấn đề với ngôn ngữ.

Cải thiện ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động trị liệu 

Hoạt động trị liệu

Hoạt động trị liệu là liệu pháp hướng tới sự độc lập của mỗi cá nhân, giúp trẻ có thể thực hiện được những nhu cầu cơ bản hàng ngày. Liệu pháp này tập trung ở các khía cạnh học tập về các kỹ năng sống, cải thiện khả năng giao tiếp, vận động, tư duy…

Những cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả

Nếu bé chậm nói thông thường, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dạy trẻ chậm nói dưới đây:

    • Tích cực nói chuyện cùng trẻ

Để quá trình dạy trẻ tập nói được hiệu quả nhất, các bậc phụ huynh nên trò chuyện thường xuyên với trẻ. Việc này sẽ giúp trẻ cải thiện được khả năng nói, ngôn ngữ, giao tiếp và tăng vốn từ vựng. Bên cạnh đó, diễn đạt những công việc bạn làm cũng là cách khơi gợi trí tò mò cho trẻ, kích thích giao tiếp.

    • Sử dụng hình ảnh trực quan

Trong quá trình dạy trẻ tập nói, cha mẹ nên sử dụng tranh ảnh, hình vẽ hoặc các đồ vật hàng ngày để tạo sự chú ý ở trẻ. Hãy nói thật to, rõ ràng tên của đồ vật rồi yêu cầu trẻ nhắc lại. Nếu trẻ phát âm đúng, đừng quên khen ngợi và động viên bởi nó sẽ là yếu tố thúc đẩy trẻ nói và bày tỏ nhiều hơn.

Sử dụng những hình ảnh trực quan, sinh động để giúp trẻ học nói tốt hơn

    • Tham gia trò chơi

Cha mẹ có thể cùng trẻ tham gia các trò chơi như ú òa, đóng vai… Trong quá trình chơi, bạn hãy yêu cầu trẻ nhắc lại những từ mà bạn nói mẫu đến khi gần đúng mới được chơi tiếp.  

    • Thêm từ mới

Khi dạy trẻ tập nói, cha mẹ nên bắt đầu bằng những từ đơn. Sau một thời gian, trẻ đã thu nạp được vốn từ nhất định, bạn hãy dạy trẻ cách ghép các từ thành câu ngắn, rồi câu dài. Mặt khác, bạn cũng cần thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể để tăng khả năng tương tác, ngôn ngữ cho trẻ.

Một số bài tập cho trẻ chậm nói

Để cải thiện khả năng ngôn ngữ, bên cạnh các phương pháp can thiệp, cha mẹ cũng cần tích cực dạy con học nói tại nhà. Một số bài tập cho trẻ chậm nói dưới đây sẽ giúp bạn dạy con tập nói tốt hơn.

    • Giao tiếp bằng mắt

Giao tiếp bằng mắt là một kỹ năng cơ bản trong việc thiết lập nên lời nói. Vì vậy, cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng này đầu tiên. Ví dụ:

1. Đáp lại khi gọi tên: Ngồi trên ghế ngang với trẻ, gọi tên trẻ => Đưa đồ chơi ngang tầm mắt mình, tiếp tục gọi tên trẻ => Đợi đến khi trẻ nhìn vào mắt mình rồi mới đưa cho trẻ đồ chơi. Làm nhiều lần với các đồ chơi khác nhau.

2. Trong 5 giây, nhắc lại bước 1 nhưng kéo dài thời gian thêm 5 giây nữa rồi mới đưa đồ chơi cho trẻ.

3. Vỗ mũi trẻ rồi làm lại với mình => Để trẻ nhìn mình rồi tự vỗ miệng, vỗ trán.

4. Khi trẻ có sự giao tiếp từ 1 - 5 giây, hãy nhắc lại cho trẻ bằng lời từ “nhìn”.

Những bài tập dành cho trẻ chậm nói giúp cải thiện khả năng giao tiếp

    • Sử dụng ngón tay trỏ

Bạn hãy dùng ngón tay trỏ chỉ vào các đồ vật trong nhà như bàn, ghế, bộ phận của cơ thể..., đồng thời cung cấp từ vựng cho trẻ. Khi biết chỉ tay, điều đó có nghĩa là trẻ đã hiểu ngôn ngữ dù chưa biết nói. Đây chính là dấu hiệu cho thấy giai đoạn trẻ sắp phát ra được âm là rất gần.

Ví dụ: Trẻ nhìn thấy ba nhưng không nói mà chỉ tay để thay thể hiện điều đó. Như vậy, trẻ đã hiểu được từ "ba" và thể hiện ngôn ngữ không lời là hành vi chỉ ngón tay trỏ.

    • Kiểm soát hơi thở

Kiểm soát hơi thở giúp trẻ biết cách điều chỉnh hơi trong cổ họng, từ đó phát ra lời nói mà không mất quá nhiều sức. Bạn hãy dạy trẻ lấy hơi bằng các bài tập như:

1. Thổi bong bóng bằng nước xà phòng.

2. Thổi bông gòn bay.

3. Thổi con hạc giấy treo lơ lửng.

4. Thổi con tàu bằng giấy trên nước.

5. Thổi còi, kèn…

>>> Xem thêm: Trẻ chậm nói phải làm sao?

Vương Não Khang - Giải pháp hỗ trợ điều trị trẻ chậm nói hàng đầu

Bên cạnh việc can thiệp tích cực cho trẻ chậm nói, cha mẹ nên bổ sung một số sản phẩm giúp tăng cường chức năng não bộ để quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn. Vương Não Khang là một gợi ý bạn nên tham khảo.

Bằng sự kết hợp giữa các thảo dược quý như đinh lăng, thăng ma cùng những nguyên tố vi lượng taurine, acid folic, vitamin B6... Vương Não Khang giúp điều hòa chức năng vỏ não, tăng phản xạ đáp ứng của cơ thể với các kích thích bên ngoài. Nhờ đó, trẻ sẽ nhanh biết nói, học hỏi, tập trung, chú ý và ghi nhớ tốt hơn.

Phối hợp Vương Não Khang và các chương trình can thiệp sẽ giúp trẻ học nói nhanh hơn

 

Qua bài viết trên, hy vọng các bậc phụ huynh đã có thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến chứng chậm nói ở trẻ. Hãy dạy con tập nói ngay hôm nay và đừng quên sử dụng Vương Não Khang mỗi ngày để con yêu nhanh biết nói, phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất, bạn nhé!

Nếu có những thắc mắc về trẻ chậm nói, hãy để lại thông tin bên dưới hoặc gọi điện đến  0917212364 để được các chuyên gia hỗ trợ và giải đáp nhanh nhất.

_Kim Thoa_

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Những ưu điểm nổi bật của cốm Vương Não Khang

Gần 6 năm ra mắt trên thị trường, Vương Não Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các mẹ có con tự kỷ, chậm nói, tăng động… trên cả nước. Có lẽ, chính những ưu điểm của sản phẩm đã tạo nên những giá trị đó. Cụ thể:

    • Vương Não Khang là sản phẩm hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phát triển đầu tiên tại Việt Nam có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn và không có tác dụng phụ.
    • Từng thành phần trong sản phẩm đều được nghiên cứu kỹ lưỡng với một hàm lượng cho phép, giúp mang đến hiệu quả tối ưu.
    • Vương Não Khang được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt GMP - HS (Nguyên tắc Thực hành tốt Thực phẩm chức năng).
    • Sản phẩm được bào chế dưới dạng cốm hòa tan có mùi socola sữa nhẹ giúp trẻ dễ uống và hấp thu nhanh hơn.

Nghiên cứu của Vương Não Khang tại Bệnh viện Nhi Trung Ương

Tháng 2/2015, đề tài nghiên cứu sản phẩm Vương Não Khang đã được công bố - Ghi nhận hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các rối loạn phát triển ở trẻ em. Đó là:

    • Cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, tiếp nhận, nhận thức.
    • Cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.
    • Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu, mệt mỏi.
    • Tăng khả năng học tập, chú ý, ghi nhớ.

Không tìm thấy tác dụng không mong muốn khi sử dụng Vương Não Khang. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ.

[

Nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang Chi tiết nghiên cứu của sản phẩm Vương Não Khang, mời bạn xem TẠI ĐÂY.

Kinh nghiệm giúp con mau nói, tập trung, giảm hiếu động của các mẹ

>>> Chị Phạm Thị Thanh Thủy (trú tại thôn Phước Hòa, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

Do đặc thù công việc, chị Thủy thường phải để bé Trung Nguyên trong khung cũi và xem tivi một mình trong thời gian dài. Chính vì thế mà đến khi 3-4 tuổi, con chị vẫn chưa nói được rõ ràng và hiếu động bất thường. Qua tìm hiểu, chị Thủy biết đến sản phẩm Vương Não Khang kết hợp tích cực dạy con học nói. Chỉ sau 5 tháng, bé Nguyên đã tiến bộ và nói rất tốt. Cùng xem chia sẻ của mẹ con chị Thủy qua video sau:

>>> Chị Võ Thị Kiều Trang (ở địa chỉ 124/79/5 Phan Huy Ích, phường Tân Bình, TP.HCM)

Suốt những năm tháng nuôi con, chị Trang không hề thấy sự bất thường cho đến khi con 3 tuổi. Bé chỉ nói được vài từ như “ba, bà”, không thích ăn cơm mà chỉ ăn cháo xay. Nhưng thật vui, nhờ sử dụng Vương Não Khang, bé Phúc đã dần dần nói được, tập trung và nhớ tốt hơn.

Mời bạn xem thêm chia sẻ của mẹ Trang, bé Phúc TẠI ĐÂY.

Và còn rất nhiều những trường hợp trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động đã cải thiện khả năng ngôn ngữ, tập trung và hành vi quá mức nhờ sử dụng cốm Vương Não Khang:

Vương Não Khang đã giúp bé Ben học nói nhanh hơn vương não khang đã ai sử dụng chưa

Chia sẻ của chị Thủy( FB Thảo Nguyên- trú tại Hồ Chí Minh) khi con chị chậm nói vương não khang đã ai sử dụng chưa

Phản hồi của chị Kim Chi và chị Hiền khi cho con sử dụng Vương Não Khang vương não khang đã ai sử dụng chưa

Sau khi có con sử dụng Vương Não Khang hiệu quả chị đã giới thiệu cho chị gái vương não khang đã ai sử dụng chưa

Đánh giá của chuyên gia

Vương Não Khang đã nhận được nhiều đánh giá cao từ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành. Cùng lắng nghe Ths Quách Thúy Minh phân tích về lợi ích của việc phối hợp Vương Não Khang với các biện pháp can thiệp cho trẻ chậm nói trong video dưới đây: