Trẻ chậm nói là chứng rối loạn phát triển ngôn ngữ, kèm theo tình trạng phản ứng chậm, kém tương tác. Nguyên nhân trẻ chậm nói do đâu? Và phụ huynh nên chăm sóc như thế nào để cải thiện tình trạng chậm nói nhanh nhất? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết này, đừng bỏ qua chi tiết nào nhé!

Trẻ chậm nói là gì?

Chậm nói là tình trạng rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Ở từng độ tuổi, trẻ sẽ có khả năng ngôn ngữ nhất định. Trẻ chậm nói bị trễ khả năng ngôn ngữ từ 3-6 tháng so với bạn bè cùng trang lứa. Trẻ có lượng từ vựng ít ỏi, ngôn ngữ kém phong phú. Một số trường hợp trẻ chỉ sử dụng được những câu đơn, ngắn và không có tín hiệu hồi đáp lại các hoạt động giao tiếp xung quanh, dẫn đến sự thụ động.

Dấu hiệu nào để nhận biết trẻ chậm nói

Nếu con của bạn đang ở độ tuổi phát triển và có những biểu hiện dưới đây, thì nguy cơ cao trẻ đã mắc phải chứng chậm nói:

Trẻ giai đoạn 12-18 tháng tuổi:

Trẻ mới bắt đầu có những âm thanh phát ra như “Ba ba” hay “Ma ma”. Tuy nhiên, trẻ chậm nói sẽ có một số điểm khác biệt:

  • Không bắt chước âm thanh của mọi người xung quanh.
  • Phản ứng chậm chạp, không đáp ứng tương tác.
  • Không bập bẹ “baba”, “mama”.

Trẻ giai đoạn trẻ 18-24 tháng tuổi:

Tại thời điểm trẻ được 2 tuổi, các kỹ năng thiên về cụm từ cắt ghép sẽ được phát triển. Tuy nhiên với trẻ chậm nói thì điều đó hoàn hoàn toàn không xuất hiện:

  • Các từ vựng kém phong phú, đa dạng.
  • Khả năng sử dụng từ đơn hay các cụm từ gần như không có.
  • Đáp ứng với giao tiếp vẫn khá hời hợt và thiếu chú ý.

Trẻ giai đoạn trẻ 2-3 tuổi:

Đây được xem là giai đoạn bùng nổ về các kỹ năng nói và nghe hiểu. Số lượng từ vựng tiếp thu được tại thời điểm này khoảng 200 từ. Trẻ cũng có thể hiểu và nhận thức sơ qua được ý nghĩa của câu. Nếu trẻ chậm nói phụ huynh sẽ thấy những biểu hiện sau:

  • Không có nhiều từ vựng mới.
  • Không phối hợp được 3 từ trở lên.
  • Phản ứng chậm và gần như không nghe hiểu các câu hỏi đóng.
  • Không thể hiện ngôn ngữ cơ thể hay cảm xúc.

Tre-cham-noi-3-tuoi-khong-phan-ung-voi-cac-cau-hoi-dong.webp

Trẻ chậm nói 3 tuổi không phản ứng với các câu hỏi đóng

Nguyên nhân gây chậm nói ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chậm nói như: Tổn thương bộ phận liên quan đến khả năng phát nói, tâm lý, chậm phát triển trí tuệ, trẻ khiếm thính. Cụ thể:

Tổn thương bộ phận liên quan đến khả năng nói

Để tạo ra một âm thanh hoàn chỉnh cần sự phối hợp của nhiều bộ phận thanh phế khí quản, nhóm cơ bám da mặt và lưỡi. Các tổn thương hoặc khiếm khuyết bẩm sinh tại bộ phận này sẽ gây ra hiện tượng chậm nói như: Dị tật đường thở, liệt dây thần kinh phản xạ hoặc cảm giác điều khiển nhóm cơ bám da mặt, lưỡi đầy, ngắn lưỡi,… Đa số các dị tật này đều cần phẫu thuật ngoại khoa để điều trị, tuy nhiên có thể vẫn để lại các di chứng.

Gặp các vấn đề tâm lý, tâm thần

Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể do gặp phải cú sốc tâm lý, thiếu vắng sự quan tâm của phụ huynh và đặc biệt là do rối loạn phổ tự kỷ. Theo một nghiên cứu đưa ra gần đây, một nửa số trẻ 3 tuổi chậm nói được chẩn đoán mắc phải hội chứng phổ tự kỷ. Trẻ sẽ gặp những khó khăn nhất định trong giao tiếp do ngại va chạm hoặc sợ sệt, lo lắng nên các cử chỉ hành động khi ở giai đoạn 12 tháng tuổi sẽ không thể hiện ra ngoài.

Nguyen-nhan-khien-be-cham-noi-thuong-do-van-de-tam-ly.webp

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói thường do vấn đề tâm lý

Trẻ khuyết tật trí tuệ bẩm sinh

Những trẻ bị khuyết tật trí tuệ bẩm sinh thường kèm theo chậm phát triển các chức năng trên diện rộng, trong đó có khả năng ngôn ngữ. Sự khuyết tật trí tuệ dẫn đến tình trạng kém thông minh trong học hỏi từ ngữ, phản ứng chậm với các giao tiếp xung quanh. Việc nghe hiểu ngôn ngữ và sắp xếp trật tự các câu trong lời nói của mọi người cũng gặp khó khăn. Đồng thời, trẻ khuyết tật trí tuệ cũng chậm phát triển về nhận thức xã hội, tình cảm, thể chất yếu, những yếu tố quan trọng trong quá trình học nói.

Trẻ khiếm thính hoặc nghe kém

Trẻ khiếm thính cũng dễ có khả năng bị chậm nói. Lý do điều này xảy ra là vì không thể nghe được âm thanh, dẫn đến việc lắng nghe và bắt chước nói sẽ gặp nhiều khó khăn. Với trẻ khiếm thính bẩm sinh hoặc gặp phải bệnh lý làm mất toàn bộ khả năng nghe sẽ bị cô lập hoàn toàn. Dù cho trẻ có biết nói nhưng việc thực hiện là hoàn toàn không thể xảy ra bởi không nghe được từ này đọc thế nào, phát âm ra làm sao.

Tre khiem thinh thuong kem theo trieu chung cham noi.webp

Trẻ khiếm thính thường kèm theo triệu chứng chậm nói

Phương pháp cải thiện chậm nói ở trẻ

Các phương pháp cải thiện trẻ chậm nói ngay tại nhà không quá phức tạp và dễ áp dụng, chủ yếu là: Nói nhiều hơn với con, đọc truyện trước ngủ tối, dùng đồ chơi trí tuệ, một số mẹo dân gian, trị liệu ngôn ngữ,…

Hãy nói nhiều hơn với con

Cách tốt nhất để dạy một đứa trẻ biết nói là cho chúng tiếp xúc nhiều hơn nữa với ngôn ngữ. Bạn có thể ngồi xuống và chơi cùng con mỗi ngày, đồng thời sử dụng lời nói và cử chỉ hình thể để miêu tả kèm theo. Các câu nói của bạn cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo nhất định:

  • Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ dùng với trẻ.
  • Hãy bắt đầu học những từ đơn giản: “ba ba”, “ma ma”, “con bò”,...
  • Phụ huynh nên truyền đạt thật chậm rãi, nhẹ nhàng.
  • Không nên lặp lại cách nói ngọng nghịu của trẻ.

Đặt ra câu hỏi đóng cho con

Các câu hỏi đóng là một phần không thể thiếu để bạn có thể kiểm tra tình trạng nghe hiểu của con mình. Nếu trẻ đáp ứng hoặc phản hồi lại với các câu hỏi đóng từ bạn bằng các biểu cảm vui, tức giận hay bằng âm thanh bập bẹ, điều đó là biểu hiện tốt, con có nghe và hiểu vấn đề. Tuy nhiên ngược lại, trẻ không phản hồi lại, thì bạn nên xem xét để áp dụng thêm nhiều cách phát triển ngôn ngữ nói khác.

Cac-cau-hoi-dong-giup-ban-kiem-tra-tinh-trang-cham-noi-o-tre.webp

Các câu hỏi đóng giúp bạn kiểm tra tình trạng chậm nói ở trẻ

Sử dụng đồ chơi kích thích trí tuệ

Chậm nói ở trẻ thường bắt nguồn từ IQ kém và phản ứng chậm với kích thích xung quanh. Chính vì điều này ta chỉ có thể tác động bằng cách rèn luyện trí não bằng đồ chơi phát triển thông minh. Các loại đồ chơi như: Lego, đồ chơi nhập vai, khối rubic,… Sẽ là những thứ hữu dụng giúp kích thích phản xạ nhanh nhẹn hơn, tăng cường khả năng học hỏi cao ở trẻ, tác động gián tiếp đến quá trình phát triển lời nói. Để giúp con luôn hào hứng và muốn sử dụng đồ chơi trí tuệ, bạn nên thay đổi đồ chơi cho con thường xuyên đem lại cảm giác mới mẻ.

Cùng đọc truyện trước ngủ tối

Nếu được nghe đọc truyện nhiều, lượng thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ nói tăng lên cũng tỉ lệ thuận với khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên khi bắt đầu đọc truyện phụ huynh nên đàm bảo:

  • Kể truyện chậm rãi, giúp trẻ nghe rõ hơn và theo dõi khẩu hình miệng của bạn.
  • Phát âm chuẩn, không nên nói ngọng nghịu.
  • Nên có nhấn câu chữ, đọc truyền cảm, sẽ giúp trẻ chú ý lắng nghe.

Buộc trẻ nói ra nhu cầu cần thiết

Trẻ có rất nhiều nhu cầu sinh hoạt hằng ngày như: Ăn, uống, buồn đi vệ sinh, lấy đồ chơi,… Nếu như lúc nào phụ huynh cũng quá mức ân cần gặng hỏi mọi thứ về con, sẽ vô tình khiến trẻ bị thụ động và chờ đợi sự quan tâm của người khác, không gắng sức nói ra nhu cầu của mình gây chậm nói. Để giải quyết vấn đề này đôi lúc bạn nên mặc kệ trẻ, nếu con có nhu cầu thiết yếu thì bắt buộc chúng phải tự tìm cách giao tiếp với bạn. Từ đó thúc đẩy khả năng ngôn ngữ và việc điều trị chậm nói sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Hay-de-tre-cham-noi-co-gang-giao-tiep-voi-ban.webp

Hãy để trẻ chậm nói cố gắng giao tiếp với bạn 

Mẹo dân gian chữa chậm nói ở trẻ

Ngoài các biện pháp chữa chậm nói nêu trên, cha mẹ có thể áp dụng thêm các mẹo dân gian để cải thiện khả năng phát âm của trẻ nhanh hơn.

Chữa chậm nói cho trẻ bằng đậu đỏ: Đây là phương pháp dân gian chữa chậm nói được nhiều phụ huynh tìm kiếm. Cách làm khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Xay đậu đỏ đã chuẩn bị sẵn thành bột mịn.
  • Bước 2: Lấy bột đậu đỏ đã xay trộn với rượu trắng, ủ trong vòng 15 phút cho hỗn hợp đặc sệt.
  • Bước 3: Bôi hỗn hợp này vào dưới phần lưỡi của bé chậm nói, làm như vậy 1-2 lần mỗi ngày, trong 1 tuần.

Chữa trẻ chậm nói bằng mẹo giật đồ ăn: Phương pháp này được áp dùng nhiều trong dân gian. Cách làm khá đơn giản như sau:

  • Bước 1: Đưa trẻ tới nơi đông người như chợ hoặc khu mua sắm.
  • Bước 2: Tìm xem có người nào đang ăn ngon miệng và trông khỏe mạnh.
  • Bước 3: Tiến đến gần, giật đồ ăn cho vào miệng trẻ chậm nói.

Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn mẹo này, vì giật đồ sẽ dễ gây hiểu lầm và nhét vội thức ăn vào miệng sẽ dễ bị nghẹn. Ngoài ra còn có nguy cơ lây bệnh qua đường ăn uống. 

Điều trị bằng liệu pháp ngôn ngữ

Ngôn ngữ trị liệu là phương pháp được sử dụng nhiều để điều trị trẻ chậm nói. Tuỳ nguyên nhân và mức độ chậm nói nặng hay nhẹ, mà các chuyên gia sẽ tìm phương pháp phù hợp nhất. Hai trong số những cách điều trị chậm nói được sử dụng hàng đầu:

  • Liệu pháp PROMPT (Prompts for rest structure moral muscular phonetic target): Phương pháp tạo thói quen sử dụng nhóm cơ và các động tác cần thiết để phát âm hoàn chỉnh. Chuyên gia sẽ hướng dẫn, thông qua cảm giác xúc giác, giúp trẻ chậm nói tìm ra cách vận động môi, lưỡi, hàm, mặt,… được tối ưu nhất.
  • Liệu pháp AAC: Hướng dẫn trẻ chậm nói các kỹ năng mềm như giao tiếp, cách nói chuyện, nhận biết chữ cái,… thông qua các bảng ký tự hoặc cuộc hội thoại mô phỏng. Phương pháp mang tính giảng dạy truyền thống, giúp trẻ chậm nói được tiếp xúc với nhiều ký tự, ngữ âm.

Lieu-phap-AAC-giup-be-hoc-chu-theo-phuong-phap-truyen-thong.webp

Liệu pháp AAC giúp cải thiện chứng trẻ chậm nói hiệu quả

Lợi ích Vương Não Khang đem lại cho trẻ chậm nói

Vương Não Khang là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện chứng trẻ chậm nói được nhiều người lựa chọn hiện nay. Ngoài việc sử dụng các phương pháp điều trị trực tiếp từ bên ngoài, phụ huynh nên tác động ngay từ bên trong của trẻ. Khác với các sản phẩm chức năng trên thị trường, Vương Não Khang được điều chế từ dược liệu, nên ít gây tác dụng phụ và hạn chế ảnh hưởng đến phủ tạng, sức khỏe. Các thảo dược quý có trong Vương Não Khang bao gồm:

  • Đinh Lăng: Giúp tăng cường tuần hoàn não, ngủ ngon giấc, cải thiện tình trạng chóng mặt, đau đầu. Làm giảm căng thẳng stress ở trẻ chậm nói.
  • Thăng Ma: Tăng biên độ của sóng não, giúp trẻ nhạy bén hơn với các kích thích từ bên ngoài. Chức năng não bộ được đồng bộ hoá, khả năng tiếp nhận thông tin cũng tốt hơn.
  • Bạch quả: Là loại thảo dược dùng chủ yếu các bệnh tâm lý ở trẻ, giúp tăng điểm số, sự tập trung và tránh phân tán tư tưởng.

Ngoài nguyên liệu chính là thảo dược, Vương Não Khang còn bổ sung thêm cho trẻ các vi chất tốt cho não bộ:

  • Acid Folic: Nên bổ sung thời kỳ phát triển của trẻ, giúp phòng ngừa chậm nói và rối loạn ngôn ngữ.
  • Taurine: Ngăn chặn các hành vi rối loạn và tín hiệu đi lạc trong hệ thần kinh.
  • Coenzyme Q10: Bảo vệ tế bào thần kinh khỏi sự tấn công của gốc tự do.
  • Vitamin B6: Rất cần thiết và là nguyên liệu cho quá trình sản sinh tế bào hồng cầu, thiếu vitamin B6 có thể dẫn đến thiếu máu và mất cân bằng tuần hoàn não.

Vuong-Nao-Khang-la-thuc-pham-chuc-nang-ho-cham-noi-tot-nhat-hien-nay.webp

Vương Não Khang là thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ cải thiện tình trạng chậm nói hiệu quả

nut-dat-mua.webp

Trẻ chậm nói là tình trạng rối loạn ngôn ngữ khá phổ biến trong nhi khoa. Thông thường cách chăm sóc và phương pháp điều trị hiệu quả sẽ dựa trên nguyên nhân gây chậm nói như: Bệnh tâm lý, khuyết tật trí tuệ, tổn thương não bộ,… Kết hợp cùng sử dụng sản phẩm hỗ trợ Vương Não Khang để bảo vệ cơ thể trẻ từ sâu bên trong và hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại bình luận của bạn ngay phía dưới bài viết hoặc gọi điện ngay cho chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn kịp thời.

Tài liệu tham khảo

https://kidshealth.org/en/parents/not-talk.html

https://www.thinkkids.com/blog/4-causes-of-speech-delays-in-children

https://www.childrensmn.org/services/care-specialties-departments/physical-rehabilitation/prompt/