Trong những năm gần đây, châm cứu cho trẻ tự kỷ ngày càng phổ biến tại các trung tâm phục hồi chức năng như một phần của chương trình trị liệu bởi hiệu quả mà nó mang lại. Thế nhưng, châm cứu có tốt không và thực hiện ra sao nếu trẻ không hợp tác là băn khoăn của phần lớn phụ huynh. Dưới đây là một vài thông tin cơ bản về châm cứu để cha mẹ tham khảo.
Châm cứu cho trẻ tự kỷ theo đông y
Một báo cáo cho thấy, 74% trẻ tự kỷ được phụ huynh áp dụng một hoặc nhiều phương pháp điều trị CAM, trong đó châm cứu da đầu là phổ biến nhất.
Lý thuyết cơ bản của châm cứu bắt đầu với hệ thống kinh tuyến và dòng năng lượng, còn gọi là khí công. Có 12 kinh tuyến thường xuyên và 8 kinh tuyến bổ sung chạy dọc theo bề mặt cơ thể từ bên trong ra bên ngoài.
Để lập kế hoạch châm cứu, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, sau đó nhìn lưỡi, bắt mạch, quan sát màu da, tóc, cũng như tình trạng chung. Dựa trên cơ quan bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ chọn các huyệt quy định, xác định góc, độ sâu và thời gian đặt kim.
XEM THÊM:
♦ Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ – Thông tin dành cho cha mẹ
♦ Hé lộ những phương pháp dạy trẻ tự kỷ tập nói tại nhà hiệu quả
♦ Vương Não Khang – Xua tan nỗi lo tự kỷ, chậm nói, tăng động
Cách châm cứu cho trẻ tự kỷ
Theo y học cổ truyền, điều trị cho trẻ mắc chứng tự kỷ cần phải Bổ dương khí, Khai khiếu tỉnh thần, Thông Kinh hoạt lạc, Bổ ích ngũ tạng bằng cách châm kim vào huyệt. Có 3 loại châm cứu gồm:
Điện châm
Điện châm là phương pháp hoạt động dựa trên nguyên lý phối hợp giữa châm cứu với kích thích bằng dòng điện vào các huyệt vị, kinh lạc trên cơ thể để chữa bệnh. Phương pháp này thường dùng dòng điện một chiều đều, giúp làm giãn mạch tại chỗ, tăng tuần hoàn máu…
Thủy châm
Thủy châm (hay còn gọi là tiêm thuốc vào huyệt) là một phương pháp chữa bệnh kết hợp giữa Đông – Tây y, nghĩa là phối hợp châm kim theo học thuyết kinh lạc của Y học cổ truyền với tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm.
Ở một số trẻ tự kỷ, sau khi điện châm, bác sĩ sẽ kết hợp thêm phương pháp thủy châm để bổ sung chất dinh dưỡng nhằm tăng khả năng dẫn truyền thần kinh cho não. Những huyệt đạo chính được châm kim như: huyệt Phong trì, huyệt Á Môn, Khúc trì, Túc tam lý, Thượng liêm tuyền, Hợp cốc...
Cấy chỉ
Cấy chỉ là phương pháp sử dụng một đoạn chỉ catgut đưa vào huyệt đạo bằng kim châm để tạo ra kích thích liên tục tại vị trí huyệt đạo đó. Bác sĩ sẽ dùng đầu mũi kim để châm vào huyệt đạo đồng thời đưa sợi chỉ catgut vào. Khoảng thời gian mà chỉ tự tiêu đi sẽ gây kích thích đến các huyệt vị như phương pháp điện châm.
Tâm sự, chia sẻ của mẹ có con tự kỷ:
♦ Tôi đã được nghe tiếng "MẸ ƠI" sau 3 năm tủi hờn
♦ Bí kíp giúp trẻ tự kỷ tập trung, mau nói khiến hàng ngàn mẹ Việt vui mừng
Thời gian áp dụng phương pháp châm cứu
Thông thường, điều trị cho trẻ tự kỷ bằng phương pháp châm cứu sẽ chia làm 2 liệu trình, trong đó 1 liệu trình từ 30 - 40 ngày với trung bình một năm khoảng 3 - 5 liệu trình và kéo dài trong nhiều năm. Vì vậy, châm cứu cho trẻ tự kỷ càng sớm thì hiệu quả sẽ mang lại càng cao.
Lợi ích khi châm cứu cho trẻ tự kỷ
Một thử nghiệm tại Trường Y học Trung Quốc thuộc Đại học Baptist Hồng Kông (HKBU) đã tiến hành quan sát lâm sàng về điều trị châm cứu da đầu cho 68 trẻ mắc chứng tự kỷ. Các phát hiện chỉ ra rằng: 66 trẻ đã cải thiện đáng kể về giao tiếp bằng lời sau khi điều trị, tỷ lệ hiệu quả tổng thể đạt 97%.
Trên đây là những thông tin về biện pháp châm cứu cho trẻ tự kỷ. Tùy vào biểu hiện và khả năng đáp ứng của trẻ, châm cứu sẽ có tác động đến các kỹ năng còn thiếu hoặc mất đi. Thế nhưng, điều quan trọng nhất cha mẹ cần ghi nhớ là phát hiện và can thiệp sớm một cách tích cực, giúp việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu.
Nếu bạn có câu hỏi cần tư vấn về chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ, đừng ngần ngại để lại thông tin hoặc điền vào form đăng ký bên dưới.
Hotline tư vấn: 0987.126.085
__Thu Hương__