“Mẹ ơi, mẹ!”

Trông kìa, cái miệng chúm chím của em lại lánh lót gọi khi nhìn thấy mẹ đến đón đi học về. Cuối cùng, thành quả sau 3 năm của mẹ cũng được đền đáp bằng tiếng gọi mẹ của em. Giờ đây, em của mẹ không chỉ thích nói chuyện, mà còn được cô giáo khen ngoan ngoãn, lanh lợi.

tôi-đã-được-nghe-tiếng-gọi-mẹ-từ-con-bị-tự-kỷ

Sốc khi nghe tin con bị tự kỷ

Người ta thường nói: “Bi bô như trẻ lên ba” nhưng em của mẹ lại không như vậy. Ngày em tròn 1 tuổi, em mới bắt đầu bập bẹ được vài âm như “a, ba” nhưng không rõ lắm. Có lần khát nước, em khó chịu, vật vã và chỉ “ú, ó” rồi lăn lộn cả tiếng đồng hồ. Lần khác, em muốn ăn bánh ngọt nhưng không biết phải làm sao, chỉ kéo kéo tay mẹ đến để lấy.

2 tuổi, em vẫn như vậy, có chăng thì thi thoảng gọi “ba, bà” nhưng phải dỗ dành mất cả buổi mới chịu nói. Thấy em chậm so với các bạn, mẹ cũng hơi lo lo nhưng ông bà lại bảo: “Cứ từ từ rồi nói được hết, làm gì mà phải cuống lên thế, ngày xưa bố nó cũng 3 tuổi mới biết nói”. Thế là mẹ lại tiếp tục chờ và cố gắng hỏi chuyện hàng ngày để em mau nói.

Chờ mãi mấy tháng, nóng ruột quá, mẹ quyết định đưa em đến Bệnh viện Nhi Trung Ương khám cho yên tâm. 

28/10/2016, cái ngày mà mẹ không bao giờ có thể quên được, ngày mà bác sĩ nói em mắc chứng rối loạn tự kỷ chậm nói. Thực sự, giây phút ấy như sét đánh ngang tai, trong đầu mẹ chưa hình dung nổi đó là bệnh gì và tại sao em lại bị như vậy? Mẹ đã làm gì sai hay trong lúc bầu, mẹ có ăn gì lạ không để em phải gánh hậu quả này? Hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu mẹ lúc ấy, mẹ cũng không nhớ được là mẹ và em đã về nhà bằng cách nào.

Hành trình dạy con học nói

Vài ngày sau khi từ bệnh viện về, mẹ vẫn chưa dám tin vào kết luận của bác sĩ. Em của mẹ chỉ chậm hơn các bạn một chút thôi. Em nhỉ?

Nhìn sang em đang chơi một mình với tờ giấy và cười với nó nguyên cả buổi, mẹ lại bật khóc. Chợt nhận ra, mẹ không thể yếu đuối lúc này được, mẹ phải giúp em, vì mẹ tin chỉ có mẹ mới giúp em được.

Mẹ lục tung các thông tin trên mạng về cách chăm con, rồi những phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói tại nhà. Mẹ không dám cho em đi mầm non vì hôm nọ đi học về, mẹ thấy tay em có vết bẩm. Hỏi thì em chưa biết nói. Cô giáo điện về bảo các bạn trong lớp trêu, cấu vào tay. Khổ thân em, bị bạn bắt nạt mà không biết mách cô, mách mẹ, cũng chẳng biết đau là gì. Mẹ xót lắm, em biết không!

mẹ-xin-lỗi-vì-đã-đánh-con

Khi bắt tay vào dạy em học, mẹ mới biết nó khó đến mức nào. Có lần, mẹ mua sách vở cho em, em nhìn nó mừng rỡ như được cho quà, nhưng chỉ vài phút sau, em xé ngay không chút do dự. Mỗi ngày trôi qua, dù rất cố gắng nhưng mẹ vẫn không thể khiến em nhìn vào mắt mẹ, chứ chưa nói đến dạy học.

Hôm đó, mẹ dạy em chữ “bàn”, mẹ cố gắng để em chú ý đến mẹ bằng cách đưa đồ chơi cho em, rồi cho em ăn bánh. Thế nhưng, em chỉ chăm chăm vào chiếc hộp đồ chơi đen kịt, bỏ ngoài tai những lời mẹ nói. Bực quá, mẹ thử gan lì với em, mẹ không cho chơi nữa thì em gào khóc. Không kiềm chế được. Mẹ đã đánh em. Mẹ xin lỗi em!

Nhận thấy không thể kéo dài thêm nữa, mẹ tìm cô giáo có chuyên môn dạy em ở nhà. Đều đặn 2 tiếng mỗi ngày, cả cô, mẹ và em cùng học, cùng chơi với nhau.

Mẹ vẫn nhớ ngày đầu tiên gặp cô, em không thích cô. Em la hét, chạy nhảy, thậm chí cào, cấu mạnh vào tay cô. Những ngày sau vẫn như vậy, cô phải dành hết thời gian để làm quen, cũng như tìm ra một vài điều em thích. Từng ngày một, mẹ và cô kiên nhẫn chờ đợi ánh mắt của em.

>>>XEM THÊM: Rối loạn phổ tự kỷ và những câu hỏi điển hình

Cơ hội khi ta biết nắm bắt

Từ khi phát hiện em bị tự kỷ chậm nói, mẹ tham gia vào câu lạc bộ của những bà mẹ có con tự kỷ để học kinh nghiệm chăm em tốt hơn. Cũng từ buổi họp ấy, mẹ mới biết em rất mến một bạn, em có thể ngồi cả ngày để chơi với bạn ấy. Dù chỉ hơn em 1 tuổi, nhưng khả năng nói của bạn rất tốt, không hề giống một đứa trẻ tự kỷ chậm nói. Hỏi ra thì được mẹ bạn tâm sự:

“- Chị phát hiện và can thiệp cho bé từ rất sớm. Không chỉ tích cực dạy bé ở nhà, chị còn cho bé uống thêm vitamin, dầu cá omega 3… để não bộ phát triển tốt hơn. Dạo gần đây, bé còn uống cả cái này này.”

câu-lạc-bộ-của-những-mẹ-có-con-tự-kỷ

Thế rồi mẹ bạn đưa cho mẹ một cái hộp màu đỏ. À, ra là Cốm Vương Não Khang. Tưởng gì, chứ cái này mẹ cũng có nghe qua. Chẳng biết hiệu quả thế nào? Liệu có an toàn không? Nên mẹ chưa dám dùng cho em.

"- Thực sự có tác dụng tốt thế hả chị? Em cũng cho con uống nhiều thứ rồi mà không thấy tiến triển gì.

- Chị hiểu sự lo lắng của em nhưng yên tâm đi, sản phẩm này được nghiên cứu rồi, chị cho bé uống 9 tháng rồi đấy. Từ ngày uống cái này, chị dạy bé nhanh hơn. Bé tập trung hơn, nhớ tốt hơn. Em thử xem sao.”

Mẹ vẫn chưa tin lắm, thôi thì cứ dạy em học như bây giờ là được. Nhưng mà, mẹ vẫn băn khoăn về nó quá, mẹ đọc trên mạng thì có mẹ khen, có mẹ chê, chả biết thế nào mà lần.

Đã thế, mẹ ra tiệm thuốc gần nhà để hỏi, cô dược sĩ bảo đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn phổ tự kỷ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay. Cốm có thành phần từ thiên nhiên và đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, nhiều mẹ phản hồi có hiệu quả lắm.

Ngẫm nghĩ một lúc, mẹ quyết định mua thử vài hộp xem thế nào. Mua thì cứ mua, chứ mẹ cũng chưa dám cho em uống vì làm sao có thể giúp em nhanh nói được, mẹ dạy, cô dạy mãi còn chưa được. Thế là, mấy cái hộp cứ ở yên trong tủ đến hơn 1 tuần trời. Cho đến một ngày, mẹ mở thử một hộp xem thành phần là gì thì thấy chiết xuất từ đinh lăng. Cứ nghĩ cái gì lạ lắm, đinh lăng thì mẹ biết, ông nội uống lá này suốt vì nó giúp dễ ngủ, lại tăng khả năng tập trung, ghi nhớ. Ngoài ra, Vương Não Khang còn chứa các vitamin, khoáng chất có lợi cho hoạt động não bộ.

Tậc lưỡi, thôi mua rồi thì cho em uống xem có cải thiện gì không, biết đâu lại có tác dụng thật. Ngày đầu tiên, mẹ chỉ dám cho em uống nửa gói, vừa uống vừa ngóng tình hình. May thế! Cốm vị sô-cô-la nên em dễ uống, chứ bình thường, đến giờ uống thuốc là mẹ con cứ như đánh trận. Mỗi ngày em uống một gói chia 2 lần theo đúng chỉ dẫn, song song với việc can thiệp trước đó.

>>>XEM THÊM: Can thiệp cho trẻ tự kỷ – bước đệm đầu tiên để mẹ giúp con

Vỡ òa khi con cất tiếng gọi mẹ

Trộm vía, từ ngày uống Vương Não Khang, em ngủ dễ hơn, ngủ ngon mà không bị tỉnh giấc giữa đêm như trước nữa. Không những thế, em còn nhớ tốt hơn, tập trung hơn. Em bắt đầu có sự tiến bộ từng chút một. 

Tuần đầu tiên, em đã chịu ngồi yên trong 30 phút và miệng đã mấp mé được chữ “a”. Đến tuần thứ 2, cô giáo dạy chữ “ạ”, tuy hơi gượng gạo nhưng em đã có thể nói theo đúng âm điệu mẹ mong. 

Sang tháng thứ 3, em đã nói được một số từ đơn như hoa, bàn, ghế… Em trả lời được một số câu hỏi đơn giản như bàn đâu, ghế đâu hay thích ăn gì. Từ ngày em biết nói, cả nhà lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười vì những câu nói ngây ngô của em.

Hôm nọ, mẹ đang nấu cơm tối, định bụng nấu xong mang cho em ăn trước. Không biết có phải đói hay không, em bước đến gần và cất tiếng gọi mẹ. Không dám tin vào tai mình! Mẹ bảo em nói lại mẹ nghe thì em bẽn lẽn trả lời “Mẹ..ẹ!”.

Ôi trời đất ơi! Sau bao ngày chờ đợi, cuối cùng em đã biết gọi mẹ rồi. Hic hic. Bố nó ơi, ra mà xem con gái gọi mẹ này. Mẹ vui lắm em ạ, tiếng gọi “mẹ” hơi ngọng nghịu nhưng thế là đủ rồi, dần dần em sẽ thạo lên thôi.

Cám ơn em, đã chịu học và nghe lời mẹ. Mẹ biết, hành trình mẹ và em phải đi vẫn còn vô vàn những khó khăn phía trước. Thế nhưng, với tình yêu thương của mẹ, bố và cả gia đình mình, mẹ tin, em sẽ có thể khỏe mạnh, vui tươi như bao bạn nhỏ khác.

tiếng-gọi-mẹ-của-đứa-trẻ-tự-kỷ-chậm-nói

Tâm sự chút thôi, chẳng phải kể khổ gì, nhưng mình thực sự mong các chị em có con tự kỷ, chậm nói hãy lạc quan, hy vọng và mạnh dạn dùng Vương Não Khang để con chúng ta có cơ hội phát triển và hòa nhập cuộc sống.

-- Mẹ của Bống --

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO MẸ

Vương Não Khang - Giải pháp Đông Tây y kết hợp hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ

Trên thực tế, điều trị và can thiệp cho trẻ tự kỷ cần rất nhiều thời gian, công sức, cũng như phối hợp giữa các biện pháp khác nhau. Do đó, làm sao để quá trình này diễn ra nhanh hơn, tăng hiệu quả trị liệu là câu hỏi không chỉ của cha mẹ trẻ tự kỷ mà cũng là thách thức cho các nhà khoa học.

Hiểu được điều này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện và bào chế thành công một giải pháp giúp hỗ trợ điều trị tự kỷ, rút ngắn thời gian can thiệp. Và đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Vương Não Khang.

Với các mẹ đã sử dụng Vương Não Khang cho con chắc không còn xa lạ với Đinh lăng - một cây thuốc quý quen thuộc và có tác động mạnh mẽ đến chức năng não bộ. Đinh lăng giúp tăng biên độ sóng não, hoạt hóa chức năng vỏ não, kích thích miễn dịch, từ đó tăng phản ứng của cơ thể với các kích thích bên ngoài. Nhờ đó, trẻ sẽ nhanh biết nói, tập trung, chú ý và ghi nhớ tốt hơn.

Cùng với đinh lăng, các thành phần Tây y khác như Taurine, Vitamin B6, Coenzyme Q10... có trong Vương Não Khang sẽ duy trì sự cân bằng các chức năng điện hóa thần kinh, chống oxy hóa, giảm căng thẳng, lo lắng cho trẻ. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, ghi nhận hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ, an toàn và không có tác dụng phụ.

Vương Não Khang - Liệu pháp Đông Tây y kết hợp hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ đầu tiên tại Việt Nam

Những ưu điểm nổi bật của cốm Vương Não Khang

Gần 6 năm ra mắt trên thị trường, Vương Não Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các mẹ có con tự kỷ, chậm nói, tăng động… trên cả nước. Có lẽ, chính những ưu điểm và tác dụng tuyệt vời mà sản phẩm mang lại đã tạo nên giá trị đó. Cụ thể:

    • Vương Não Khang là sản phẩm hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phát triển đầu tiên tại Việt Nam chiết xuất từ Đinh lăng, an toàn và không có tác dụng phụ.
    • Từng thành phần trong sản phẩm đều được nghiên cứu kỹ lưỡng với một hàm lượng cho phép, giúp mang đến hiệu quả tối ưu.
    • Vương Não Khang được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt GMP - HS (Nguyên tắc Thực hành tốt Thực phẩm chức năng).
    • Sản phẩm được bào chế dưới dạng cốm hòa tan có mùi socola sữa nhẹ giúp trẻ dễ uống và hấp thu nhanh hơn.

Nghiên cứu của Vương Não Khang tại Bệnh viện Nhi Trung Ương

Tháng 2/2015, đề tài nghiên cứu sản phẩm Vương Não Khang đã được công bố - Ghi nhận hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các rối loạn phát triển ở trẻ em. Đó là:

    • Cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, tiếp nhận, nhận thức
    • Cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động
    • Giảm những biểu hiện lo âu, mệt mỏi
    • Tăng khả năng học tập, chú ý, ghi nhớ

Không tìm thấy tác dụng không mong muốn khi sử dụng Vương Não Khang. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ.

Nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang Chi tiết nghiên cứu của sản phẩm Vương Não Khang, mời bạn xem TẠI ĐÂY.

Kinh nghiệm giúp con mau nói, tập trung, giảm hiếu động của nhiều mẹ khác

>>> Chị Phạm Thị Thanh Thủy (trú tại thôn Phước Hòa, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

Do đặc thù công việc, chị Thủy thường phải để bé Trung Nguyên trong khung cũi và xem tivi một mình trong thời gian dài. Chính vì thế mà đến khi 3-4 tuổi, con chị vẫn chưa nói được rõ ràng và hiếu động bất thường. Qua tìm hiểu, chị Thủy biết đến sản phẩm Vương Não Khang kết hợp tích cực dạy con học nói. Chỉ sau 5 tháng, bé Nguyên đã tiến bộ và nói rất tốt. Cùng xem chia sẻ của mẹ con chị Thủy qua video sau:

>>> Chị Võ Thị Kiều Trang (ở địa chỉ 124/79/5 Phan Huy Ích, phường Tân Bình, TP.HCM)

Suốt những năm tháng nuôi con, chị Trang không hề thấy sự bất thường cho đến khi con 3 tuổi. Bé chỉ nói được vài từ như “ba, bà”, không thích ăn cơm mà chỉ ăn cháo xay. Nhưng thật vui, nhờ sử dụng Vương Não Khang, bé Phúc đã dần dần nói được, tập trung và nhớ tốt hơn.

Mời bạn xem thêm chia sẻ của mẹ Trang, bé Phúc TẠI ĐÂY.

>>> Chị Lê Thị Minh (đường Liên khu 2-10, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM)

“Người ta thường nói “Bi bô như trẻ lên ba” thế mà bé Long nhà mình lại không như vậy. Khi 1 tuổi, mình cũng thấy bé bập bẹ nhưng không rõ âm, cho đến năm 2 tuổi cũng chỉ nói thêm vài từ đơn nên rất lo lắng.” Chị bắt đầu tìm kiếm thông tin, chia sẻ của các mẹ có con chậm nói và vô tình biết đến sản phẩm Vương Não Khang hỗ trợ điều trị trẻ chậm nói, kém tập trung rất tốt. Nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm 6 tháng liên tục, dù con hơi ngọng nhưng con chị đã biết nói và líu lo ca hát.

Cùng xem những chia sẻ của mẹ con chị Minh TẠI ĐÂY.

Và còn rất nhiều những trường hợp trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động đã cải thiện khả năng ngôn ngữ, tập trung và hành vi quá mức nhờ sử dụng cốm Vương Não Khang:

Vương Não Khang đã giúp bé Ben học nói nhanh hơn vương não khang đã ai sử dụng chưa Chia sẻ của chị Thủy( FB Thảo Nguyên- tru tại Hồ Chí Minh) khi con chị chậm nói vương não khang đã ai sử dụng chưa Phản hồi của chị Kim Chi và chị Hiền khi cho con sử dụng Vương Não Khang vương não khang đã ai sử dụng chưa Sau khi có con sử dụng Vương Não Khang hiệu quả chị đã giới thiệu cho chị gái vương não khang đã ai sử dụng chưa

Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm Vương Não Khang

Vương Não Khang đã nhận được nhiều đánh giá cao từ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành

Danh hiệu Nhà nước trao tặng ghi nhận thành tựu y học

Với sứ mệnh hỗ trợ điều trị cho các trẻ rối loạn phát triển, Vương Não Khang đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực y học:

Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập Châu Á - Thái Bình Dương Mọi thắc mắc liên quan đến trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động, bạn hãy liên hệ đến Tổng đài miễn cước 18006214 hoặc Hotline (Zalo/Viber): 0917212364 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Thu Hương