Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì? Mẹ có biết ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện và tiếp nhận thông tin qua lời nói hoặc cử chỉ(ví dụ như ngôn ngữ tín hiệu, ngôn ngữ cơ thể..). Vì thế rối loạn ngôn ngữ thường nghiêm trọng hơn so với lời nói. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự nhưng tốc độ chậm hơn.

Tre-cham-phat-trien-ngon-ngu-gap-kho-khan-trong-giao-tiep.webp

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ gặp khó khăn trong giao tiếp

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ?

Các nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ bao gồm:

1. Bệnh lý thực thể

Một số bệnh lí liên quan bao gồm: Hở hàm ếch, Bệnh lý thần kinh như bại não, loạn dưỡng cơ, chấn thương não có thể ảnh hưởng tới các cơ cần thiết cho việc nói. Thắng lưỡi (phanh lưỡi) ngắn bất thường cũng làm hạn chế cử động của đầu lưỡi- là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới khả năng phát âm của trẻ. Bệnh thường được bác sĩ nhi khoa phát hiện trước khi trẻ bắt đầu nói, nhưng đôi khi cũng bị bỏ sót và chỉ được chẩn đoán khi trẻ có biểu hiện chậm nói.

2. Bệnh lý vận động miệng, rối loạn xử lý âm thanh,

Nhiều trẻ chậm phát triển ngôn ngữ gặp rắc rối tại các vùng não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, ví dụ bệnh loạn vận ngôn (mất phối hợp động tác trong việc nói). Lúc này, trẻ không kiểm soát được các cơ và các phần cơ thể dùng để nói. Chẳng hạn môi, lưỡi hoặc hàm không thực hiện công việc bình thường để tạo một số từ nhất định.

3. Chậm phát triển nói chung

Chậm phát triển ngôn ngữ có thể liên quan tới các chậm phát triển khác. Tất nhiên mỗi trẻ đều phát triển theo tốc độ riêng nhưng bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ nếu bắt đầu nhận thấy các kỹ năng khác của trẻ cũng phát triển chậm hơn bình thường. Chậm phát triển ngôn ngữ liên quan tới chậm phát triển có thể bao gồm nói rất ít (hoặc hoàn toàn không nói), khả năng giao tiếp giảm, không hiểu những gì người khác nói, nhại lại lời người khác hoặc nói không biểu cảm, không ngữ điệu.

4. Khuyết tật trí tuệ, bệnh khó học, bệnh tự kỷ

Khuyết tật trí tuệ là nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường gặp Một phần do não hoạt động không hiệu quả, trẻ có thể gặp khó khăn trong: phát ra âm thanh lời nói, sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp, hiểu điều người khác nói. Rối loạn lời nói và ngôn ngữ thường là biểu hiện sớm của bệnh tự kỷ.

Tre-mac-hoi-chung-tu-ky-la-mot-trong-cac-nguyen-nhan-khien-tre-cham-phat-trien-ngon-ngu.webp

Trẻ mắc hội chứng tự kỷ là một trong các nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

>>> XEM THÊM: Phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ chậm phát triển ngôn ngữ như thế nào?

5. Bệnh lý về thính giác, nhiễm trùng tai

Bệnh lý về thính giác cũng khá phổ biến ở trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, vì vậy trẻ cần được kiểm tra thính lực khi có lo ngại về khả năng nói. Trẻ mất thính lực gặp khó khăn trong hiểu ngôn ngữ của người xung quanh cũng như chính ngôn ngữ của mình. Khả năng hiểu và nắm bắt các từ của trẻ thường thấp, trẻ không thể bắt chước các từ và nói đúng. Viêm tai giữa mạn tính có thể ảnh hưởng tới ngôn ngữ. Nếu bệnh tồn tại dai dẳng, không đáp ứng với điều trị và thường xuyên tái phát thì cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám và chuẩn đoán kịp thời.

6. Yếu tố môi trường, trẻ sinh non

Sinh non có thể dẫn tới nhiều dạng chậm phát triển, trong đó có chậm phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó, khi trẻ sống trong môi trường mọi người ít giao tiếp, ít nói chuyện qua lại với nhau sẽ tạo một độ ỳ, là nguyên nhân gây nên tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ. Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp được các mẹ hiểu hơn về những nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. nếu còn vấn đề gì thắc mắc, các mẹ vui lòng liên hệ đến hotline 0987 126 085 để được hỗ trợ nhanh nhất các mẹ nhé.

************

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Một nghiên cứu của khoa tâm thần học, trường đại học Y David Geffeen, LA, USA chỉ ra rằng: Trí nhớ là một quá trình hoạt động của não bộ để ghi nhận, lưu giữ, và nhớ lại thông tin khi cần thiết. Vì vậy, khả năng tập trung, ghi nhớ,  phản xạ và ngôn ngữ của mỗi người là do não quyết định. Việc bổ sung các sản phẩm bổ não đúng cách, an toàn có thể mang lại lợi ích cao trong việc tăng cường trí tuệ và duy trì sức khỏe cho não. Và việc bổ sung sản phẩm bổ não là cần thiết đối với hiện tượng khó tiếp thu, giảm tập trung, tăng động, khó khăn về ngôn ngữ và ghi nhớ kém của trẻ .

Trích nguồn: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21622204t

VƯƠNG NÃO KHANG - GIẢI ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA - BÁC SỸ QUÁCH THÚY MINH - TRƯỞNG KHOA TÂM BỆNH - BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG - GIẢI PHÁP CHO TRẺ CHẬM NÓI, TĂNG ĐỘNG, CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ, KÉM TẬP TRUNG