Tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ngày càng tăng, gây ra không ít hạn chế trong việc giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, các cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được rất nhiều cha mẹ tìm kiếm để cải thiện cho con. Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, đừng bỏ lỡ nội dung bài viết bên dưới.
Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ?
Sự chậm trễ trong lời nói và ngôn ngữ của trẻ đến từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Bệnh lý thực thể: Hở hàm ếch, dính thắng lưỡi... đều có thể làm hạn chế cử động của lời nói, ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Ngoài ra, trẻ mắc các bệnh lý thần kinh như: Bại não, loạn dưỡng cơ, chấn thương não cũng có thể ảnh hưởng tới những cơ liên quan đến việc nói.
- Bệnh lý vận động miệng, xử lý âm thanh: Nhiều trẻ chậm ngôn ngữ do gặp rắc rối tại các vùng não chịu trách nhiệm về lời nói, ví dụ: Bệnh loạn vận ngôn (mất phối hợp động tác trong việc nói), rối loạn xử lý âm thanh (mất khả năng hiểu âm thanh của lời nói)...
- Khuyết tật trí tuệ: Đây là nguyên nhân thường gặp gây chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ ở trẻ. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh khó học hay tự kỷ cũng ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp.
- Môi trường: Trẻ không được quan tâm, chăm sóc và tương tác mỗi ngày sẽ không thể phát triển ngôn ngữ đúng mức. Mặt khác, trẻ sinh non cũng có thể dẫn tới nhiều dạng chậm phát triển, trong đó có chậm phát triển ngôn ngữ.
Bạn lo lắng khi con chậm nói, hoạt động quá mức và có những hành vi khác thường, lo lắng con có thể bị tự kỷ. Hãy gọi điện cho chúng tôi theo số Tổng đài tư vấn miễn cước 18006214 để được tư vấn về tình trạng cụ thể của con cũng như giải pháp hỗ trợ điều trị mới nhất.
>>> Xem thêm: Mách mẹ 4 dấu hiệu trẻ chậm phát triển giúp phát hiện sớm bất thường ở con
Các cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là cả một quá trình, đòi hỏi mỗi gia đình phải có sự linh hoạt trong từng phương pháp để phù hợp nhất với khả năng đáp ứng ở con. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Để con tự nói lên nhu cầu của mình
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có xu hướng lười nói, hầu hết chỉ dùng các cử chỉ để diễn đạt điều mình muốn. Một số trẻ thậm chí còn không sử dụng cách giao tiếp phi ngôn ngữ (như khóc hoặc chỉ tay) mà chỉ kéo tay người lớn khi cần gì đó. Lúc này, bạn không nên đáp ứng yêu cầu đó ngay lập tức mà hãy gợi ý để con tự nói ra, kích thích mong muốn học ngôn ngữ ở con.
Chia thành các bước nhỏ
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ gặp khó khăn trong việc hiểu các câu dài hoặc có nghĩa phức tạp. Để khắc phục điều này, bạn hãy chia nhỏ câu dài thành các từ ngắn, hướng dẫn con cách phát âm, sau đó là ghép lại.
Ví dụ: Thay vì nói: “Con lấy cặp sách và đi giày để đến lớp” thì hãy chia nó thành 2 bước. Bước 1 là lấy cặp sách, sau đó mới được đi giày. Bạn nên giúp con với những hướng dẫn ban đầu, cho đến khi bé hiểu và có thể tự mình hoàn thành nhiệm vụ nếu được yêu cầu.
Chia thành các bước nhỏ khi dạy trẻ học nóiDiễn tả thành lời những việc bạn làm
Điều này đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn của cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Giải thích rõ cho bé việc bạn đang làm sẽ giúp con mở rộng vốn từ và gắn kết các từ với đồ vật, sự vật trong cuộc sống. Ví dụ, bạn có thể nói: “Mẹ lấy bánh cho Bi ăn nhé”, “Bi cởi áo, quần rồi mình cùng tắm nhé!”
Để con vui chơi thỏa thích
Đưa bé đi dạo quanh nhà là cách rất tốt giúp con làm quen với từ mới. Những cuộc dạo chơi vừa thú vị vừa quen thuộc kiểu này sẽ khiến trẻ hào hứng nhưng không quá sợ sệt để có thể học từ mới. Hãy cho bé đuổi theo chú chuồn chuồn hay ngồi quan sát các anh chị hàng xóm chơi đùa và nói với bé về tất cả những gì bạn nhìn thấy.
Cùng con đọc sách
Sách là liều thuốc thần kỳ với các trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hoặc gặp vấn đề về lời nói. Qua những câu chuyện có trong sách, con sẽ biết thêm nhiều từ mới, vần điệu và hiểu hơn về cách mà mọi người nói. Đọc sách mỗi ngày không chỉ giúp tăng vốn từ cho con, mà còn khơi gợi khả năng liên tưởng, sáng tạo, cũng như gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Hát cho con nghe
Âm nhạc là cách đơn giản nhất để gắn kết con với lời nói và ngôn ngữ. Thông qua việc hát, bạn sẽ giúp con học được cách phát âm đúng và hiểu ý nghĩa của nó.
Ca hát sẽ giúp bé học nói tốt hơn>>> Xem thêm: Thực phẩm tăng cường trí nhớ cho trẻ
Vương Não Khang - Giải pháp giúp bé học nói nhanh hơn, cải thiện khả năng ngôn ngữ
Với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hoặc gặp vấn đề trong lời nói, can thiệp bằng các biện pháp giáo dục là cách tốt nhất để tác động tích cực đến sự phát triển về lời nói và từ vựng của trẻ. Tuy nhiên, quá trình này thường mất rất nhiều thời gian, xuyên suốt trong thời gian dài và không thể có kết quả ngay được. Vì vậy, song song với việc trị liệu ngôn ngữ cho trẻ, nhiều chuyên gia còn khuyên cha mẹ nên kết hợp với những sản phẩm thảo dược để bé tiến bộ nhanh hơn. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm dành cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hoặc gặp các vấn đề về lời nói là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang.
Vương Não Khang - Giúp cải thiện tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ emSản phẩm là sự phối hợp giữa các thành phần giúp mang tới công dụng cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ theo cơ chế:
- Tăng cường dẫn truyền thần kinh: Vương Não Khang có thành phần chính từ đinh lăng, coenzyme Q10, natri succinate có tác dụng tăng biên độ sóng não, đồng bộ và hoạt hóa chức năng vỏ não, kích thích não bộ hoạt động, tăng phản ứng của cơ thể với các yếu tố bên ngoài. Nhờ đó, não bộ sẽ tiếp nhận kích thích và phản xạ thông tin tốt hơn, giúp trẻ nhanh biết nói, cải thiện khả năng nhận thức, tư duy, ngôn ngữ.
- Tăng cường tuần hoàn máu lên não: Ngoài đinh lăng, cốm Vương Não Khang còn chứa thăng ma, ginkgo biloba giúp tăng tuần hoàn máu, cung cấp oxy cho não hoạt động, kích thích phát triển trí tuệ và ngôn ngữ tốt hơn.
- Cung cấp các dưỡng chất: Bên cạnh các loại thảo dược quý, sản phẩm còn có một số vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ của trẻ như taurine, vitamin B6, acid folic… giúp cung cấp dinh dưỡng, tăng cường năng lượng cho tế bào não bộ, đồng thời chống lại tác hại của gốc tự do, kích thích trẻ nhanh biết nói.
Với những tác dụng kể trên, Vương Não Khang là một giải pháp hữu hiệu trong việc hỗ trợ trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, cải thiện khả năng giao tiếp, tư duy và phản xạ tốt hơn. Tất cả các thành phần trong sản phẩm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng.
Bạn lo lắng khi con chậm nói, hoạt động quá mức và có những hành vi khác thường, lo lắng con có thể bị tự kỷ. Bạn muốn được chuyên gia của chúng tôi gọi lại tư vấn. Vui lòng để lại thông tin liên hệ dưới đây!
Phản hồi của phụ huynh đã sử dụng Vương Não Khang cho con
Vương Não Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các mẹ có con chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, tăng động... trên cả nước nhờ hiệu quả mà sản phẩm mang lại.
>>> Chị Phạm Thị Thanh Thủy (thôn Phước Hòa, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)
Chị Thủy có con 3 tuổi bị chậm nói kèm theo các hành vi hiếu động một cách bất thường. Nguyên nhân có thể đến từ việc chị cho con xem tivi trong thời gian dài mà không tương tác, trò chuyện mỗi ngày. Thấy vậy, chị Thủy liền tìm cách dạy con học nói, cho bé đi mẫu giáo và kết hợp sử dụng sản phẩm Vương Não Khang. Chỉ sau 5 tháng, bằng cách tương tác mỗi ngày, con chị đã biết nói nhiều hơn, nhớ tên ông bà nội ngoại và giảm hẳn các hành vi tăng động. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị qua video sau:
>>> Xem thêm: Nhờ cách này, mẹ đã giúp bé chậm phát triển ngôn ngữ cải thiện nhanh chóng
Đánh giá của chuyên gia
“Phụ huynh cần làm gì khi trẻ chậm phát triển ngôn ngữ kèm các biểu hiện tự kỷ?” Lắng nghe Ths Quách Thúy Minh tư vấn qua video dưới đây:
>>> Xem thêm: Trẻ chậm nói có phải vấn đề bình thường không?
Dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cần sự kiên trì, bền bỉ và phải linh hoạt theo từng thời điểm để phù hợp với khả năng đáp ứng của con. Để giúp con nhanh biết nói, cải thiện khả năng ngôn ngữ, đừng quên cho con sử dụng cốm Vương Não Khang mỗi ngày, bạn nhé!
Nếu còn thắc mắc về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hay muốn đặt mua Vương Não Khang, bạn hãy liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước: 18006214 hoặc Hotline (Zalo/Viber): 0917212364 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Thu Hương
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.