Ngoài các hành vi bất thường thì rối loạn ngôn ngữ như phát âm kém, nói ngọng, nói lắp… đều là những biểu hiện thường gặp ở trẻ tự kỷ. Để cải thiện tình trạng này, các nhà chuyên gia áp dụng liệu pháp trị liệu âm ngữ. Vậy trị liệu âm ngữ là gì? Lợi ích của phương pháp này ra sao? Thông tin quan trọng có ngay trong bài viết này. 

 Âm ngữ trị liệu là gì?

Âm ngữ trị liệu là gì? Đây là câu hỏi nhiều người đang thắc mắc. Ngữ âm trị liệu (hay âm ngữ trị liệu, ngôn ngữ trị liệu) là chương trình can thiệp tập trung vào việc cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ, bao gồm: Phát âm, nói, hiểu, diễn đạt bằng lời và phi ngôn ngữ. Biện pháp này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ lời nói (SLP), thường gọi là nhà trị liệu ngôn ngữ.

Ngôn ngữ trị liệu gồm 2 thành phần:

  1. Giải quyết các vấn đề về phát âm, âm lượng khi nói.
  2. Hiểu và thể hiện ngôn ngữ thông qua các hình thức viết, hình ảnh, ký hiệu…

Không chỉ điều chỉnh các rối loạn ngôn ngữ, ngữ âm trị liệu còn có vai trò quan trọng trong điều trị rối loạn nuốt ở trẻ nhỏ hoặc suy giảm khả năng nói ở người lớn do chấn thương hay các bệnh như đột quỵ, chấn thương não…

Am-ngu-tri-lieu-la-chuong-trinh-can-thiep-tap-trung-vao-viec-cai-thien-kha-nang-ngon-ngu-cua-tre.webp

 Âm ngữ trị liệu là chương trình can thiệp tập trung vào việc cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ

Nguyên tắc áp dụng âm ngữ trị liệu

Mỗi một chương trình trị liệu cho trẻ tự kỷ đều có những nguyên tắc và lưu ý nhất định nhằm đảm bảo quá trình can thiệp đạt kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý chung khi thực hiện phương pháp ngôn ngữ trị liệu:

  • Quá trình trị liệu cần năng động, thay đổi để phù hợp với sự tiến bộ của trẻ.
  • Hiểu rõ mục đích chính của ngôn ngữ trị liệu là hỗ trợ quá trình giao tiếp, không phải dạy những hành vi đơn lập.
  • Nên xây dựng kỹ năng ngôn ngữ và lời nói trong hoàn cảnh giao tiếp có ý nghĩa với trẻ và gia đình, giúp trẻ học hỏi trong từng lời nói cụ thể.
  • Nên tạo cơ hội giúp trẻ liên tục thành công, tạo hứng thú, phấn khích cho trẻ, giúp việc học vui vẻ hơn.
  • Nên lập chương trình trị liệu riêng biệt theo nhu cầu cá nhân: Khả năng ngôn ngữ, trí tuệ và học đường.

Chiến lược trị liệu ngôn ngữ

Sau khi hiểu được âm ngữ trị liệu là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu chiến lược của phương pháp này. Trị liệu ngôn ngữ thường bắt đầu bằng đánh giá của nhà trị liệu ngôn ngữ nhằm xác định loại rối loạn giao tiếp của trẻ và cách tốt nhất để điều trị. Các chiến lược can thiệp có thể gồm:

  • Can thiệp ngôn ngữ: Các hoạt động này xây dựng theo nhiều cách khác nhau thông qua việc sử dụng hình ảnh, sách, đồ chơi hoặc bài tập ngôn ngữ để thực hành kỹ năng nói với trẻ.
  • Trị liệu khớp nối: Nhà trị liệu mô hình hóa âm thanh mà trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp, ví dụ mô tả cách di chuyển lưỡi để tạo ra âm thanh đó.
  • Trị liệu nuốt: Các bài tập lưỡi, môi hàm giúp cải thiện các chuyển động của cơ miệng giúp việc nuốt và nói dễ dàng hơn.

Nha-tri-lieu-mo-hinh-hoa-am-thanh-ma-tre-gap-kho-khan.webp 

Nhà trị liệu mô hình hóa âm thanh mà trẻ gặp khó khăn

Các phương pháp âm ngữ trị liệu được chuyên gia áp dụng 

Hiện nay, các phương pháp trị liệu âm ngữ được chuyên gia áp rộng rãi là PROMPT và ACC giúp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cải thiện tình trạng này, cụ thể như sau:

Liệu pháp PROMPT: Là liệu pháp tái cấu trúc cơ miệng - Một cách tiếp cận độc đáo để đánh giá và điều trị chứng chậm nói hoặc rối loạn ngôn ngữ. Các chuyên gia áp dụng cách này để cải thiện bộ phận như hàm, môi và lưỡi của trẻ. Quan sát đường di chuyển, sự kết hợp các bộ phận tìm ra vướng mắc, khó khăn đang gặp phải. Từ đó cải thiện cách phát âm, để tạo âm thanh chính xác, hỗ trợ cải thiện chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

AAC - Hỗ trợ cho trẻ gặp khó khăn giao tiếp: Trẻ bị suy giảm khả năng giao tiếp có thể là dấu hiệu bệnh lý tự kỷ khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập, cuộc sống và quá trình phát triển. Để cải thiện tình trạng chậm nói, gặp khó khăn giao tiếp cho trẻ các chuyên gia đã sử dụng liệu pháp AAC, giao tiếp đa phương tiện giúp thiết lập lại quá trình giao tiếp, tăng sự tự tin, phản xạ cho trẻ. Áp dụng liệu pháp bằng cách, sử dụng hình ảnh để trao đổi, gợi ý với trẻ trả lời và đặt câu hỏi. Giúp trẻ diễn đạt mong muốn, kích thích khả năng ngôn ngữ ở trẻ. Từ đó mở rộng vốn từ cải thiện tình trạng chậm nói, rối loạn ngôn ngữ hiệu quả.

Su-dung-hinh-anh-de-kich-thich-tre-tang-kha-nang-ngon-ngu.webp

 Sử dụng hình ảnh để kích thích trẻ tăng khả năng ngôn ngữ 

Lợi ích của âm ngữ trị liệu

Ngôn ngữ trị liệu có thể giúp trẻ học nói và cải thiện các rối loạn ngôn ngữ tốt hơn. Đối với trẻ gặp chứng khó đọc, trị liệu ngôn ngữ có thể giúp trẻ nghe và phân biệt các âm cụ thể trong các từ, từ đó hỗ trợ quá trình đọc hiểu và khuyến khích trẻ đọc đúng.

Ngữ âm trị liệu đặc biệt có lợi khi trẻ được can thiệp tích cực và điều trị sớm. Trong một nghiên cứu, 70% trẻ dưới 5 tuổi có vấn đề về ngôn ngữ nhờ trị liệu ngôn ngữ đã cho thấy sự cải thiện về kỹ năng ngôn ngữ, cải thiện giao tiếp.

Hiệu quả bất ngờ khi kết hợp âm ngữ trị liệu và sản phẩm Vương Não Khang

Với trẻ gặp vấn đề về rối loạn ngôn ngữ như chậm nói, tự kỷ, quá trình can thiệp ngôn ngữ thường kéo dài đến hàng tháng, thậm chí vài năm. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể đẩy nhanh quá trình này bằng cách bổ sung các vitamin, khoáng chất có lợi đến hoạt động chức năng não với sản phẩm Vương Não Khang. 

Vuong-Nao-Khang-giup-dam-bao-suc-khoe-nao-bo-tre-em.webp

Vương Não Khang giúp đảm bảo sức khỏe não bộ trẻ em

nut-dat-mua.webp

Vương Não Khang là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp phát triển chức năng não bộ, tăng khả năng tập trung chú ý, nhận thức, phản xạ cho trẻ. Với thành phần là dược liệu quý như: Đinh lăng, thăng ma, bạch quả đem tới công dụng tích cực cho não bộ cụ thể như sau:

Đinh lăng được dân gian ta gọi là “cây sâm của người Việt” giúp tăng biên độ sóng não, bảo đảm hoạt động não bộ trơn tru, nâng cao nhận thức, cải thiện khả năng ngôn ngữ cho trẻ chậm nói, tăng động, tự kỷ.

Thăng ma là thảo dược có tác dụng an thần giúp giảm căng thẳng âu lo, cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Kết hợp với bạch quả giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất giữa các tế bào thần kinh tại não, cải thiện tình trạng chậm nói, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tăng cường tập trung chú ý và sức khỏe não bộ.

Theo Ths. Bs Quách Thúy Minh (Nguyên Trưởng khoa Tâm bệnh - BV Nhi TW) cho biết: “Bên cạnh việc dạy trẻ nói một cách tích cực bằng ngôn ngữ trị liệu, cha mẹ có thể dùng thêm một số sản phẩm hỗ trợ để làm não bộ phát triển tốt hơn. Hiện nay, chúng tôi thấy rằng sản phẩm Vương Não Khang là thực phẩm chức năng được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên an toàn cho trẻ em như cao đinh lăng, cao ginkgo biloba kết hợp cùng các vi chất như Coenzyme Q10, Taurine, Vitamin B6… giúp tăng năng lượng cho não, hoạt hóa não bộ, tăng tập trung, ghi nhớ và phản xạ đáp ứng. Từ đó, trẻ sẽ có phát triển về mặt ngôn ngữ, trí tuệ, tăng khả năng học tập khiến việc dạy trẻ có hiệu quả hơn. Ngoài ra, giấc ngủ cũng được cải thiện, kiểm soát hành vi tốt hơn. Trên thực tế, chúng tôi đã thực hành và ghi nhận hiệu quả trong thời gian gần đây.

Cùng lắng nghe chia sẻ chuyên gia trong video dưới đây: 

Khắc phục một rối loạn ngôn ngữ hoặc giao tiếp cần rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, điều quan trọng nhất là tất cả các thành viên trong gia đình phải kiên trì và thấu hiểu trẻ. Hơn ai hết, cha mẹ chính là chìa khóa cho sự tiến bộ và thành công ở trẻ trong ngữ âm trị liệu hoặc mọi chương trình can thiệp khác.

Nếu bạn có câu hỏi cần tư vấn, đừng ngần ngại để lại thông tin, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết nhất.

Tài liệu tham khảo
https://www.speechbuddy.com/parents/speech-disorder-education/speech-delay https://www.healinghopetribe.com/can-i-help-cure-my-childs-speech-delay/

https://speakeasycommunity.com/child-speech-delay?utm_source=bing&utm_campaign=bingcatchup1