Chuyên gia chia sẻ về trẻ tăng động giảm chú ý, đa số phụ huynh khi thấy con nghịch ngợm, không tập trung, ít giao tiếp không nghĩ là bé bị bệnh thật sự cần phải được đưa đi khám và điều trị sớm, mà chỉ cho là bé hiếu động quá mức. Thật sự không ít trẻ bị tăng động, giảm chú ý có chỉ số thông minh cao, nhưng kết quả học tập không tốt do trẻ kém chú ý, bất cẩn và hay quên.
Trẻ tăng động giảm chú ý cần được phát hiện và can thiệp sớm
Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1 mỗi ngày tiếp nhận từ 20-30 ca trẻ đến khám do nghi mắc bệnh tăng động giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp nhất ở trẻ em, với tỷ lệ mắc bệnh 3-17,6% tùy theo từng quốc gia, bệnh nhân nam nhiều gấp 3 lần nữ. Theo BS Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi Đồng 1, một số biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý mà phụ huynh có thể phát hiện ra như: Thường quên bài vở, mất dụng cụ học tập; Không giao tiếp với bạn bè; Lơ đãng, hay mơ màng; Khó khăn bày tỏ cảm xúc; Không thể ngồi im trong lớp, liên tục ngọ nguậy, vặn vẹo trên ghế; Không chịu đợi đến lượt chơi của mình, hay cắt ngang lời khi người khác nói chuyện; Hay quậy phá, dễ nổi giận…
Các chuyên gia khuyên khi trẻ có nhiều hơn 6 triệu chứng ở mỗi nhóm với thời gian kéo dài trên 6 tháng, thể hiện ở ít nhất hai môi trường trong và ngoài gia đình (như trường học, xã hội), phụ huynh hãy đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa tâm thần kinh - nhi để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất.
Xem thêm: Top 10 câu hỏi về thuốc cho trẻ tăng động giảm chú ý
Bé đang tăng động hay tự kỷ, xin đừng nhầm lẫn
Phương pháp điều trị là phải kết hợp giữa thuốc và liệu pháp hành vi. Trước hết cần phải cho trẻ đi khám, chẩn đoán chính xác là trẻ mắc bệnh tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần, chuyên khoa nhi sau đó sẽ được bác sỹ kê đơn các loại thuốc điều trị tăng động giảm chú ý. Các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu về bệnh lý này sẽ giúp việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ tốt hơn.
Một điều quan trọng, cha mẹ là người gần gũi và là người yêu thương con nhiều nhất, vì vậy, không ai hơn cha mẹ có thể can thiệp tốt cho con, do đó cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp giúp trẻ tăng động có thể tốt hơn trong các công việc hàng ngày như:
✔ Các công việc, thông tin đối với trẻ cần phải rõ ràng, sẽ khó khăn để trẻ hiểu những điều thiếu thông tin hay cần suy nghĩ nhiều
✔ Cần có tính nhất quán trong các hoạt động hàng ngày, cha và mẹ cùng có phản ứng đồng nhất khi trẻ làm sai, khi trẻ hoàn thành tốt. Sẵn sàng phạt khi trẻ có hành vi tiêu cực, đồng thời không quên khen ngợi khi con làm được hành vi tốt.
✔ Không gian xung quanh cần sự yên tĩnh, tránh những tình huống khó xử cho trẻ, đồ dùng của trẻ cần được để cố định một nơi.
✔ Đảm bảo cho trẻ một giấc ngủ ngon vì nghiên cứu cho thấy rằng một giấc ngủ đảm bảo sẽ có ích với những hành vi ở trẻ.
Theo các chuyên gia, nếu phát hiện sớm và kiểm soát tốt rối loạn hành vi này, hoàn toàn có thể cải thiện các chức năng xã hội và học tập của trẻ, giúp thúc đẩy sự phát triển bình thường các kỹ năng cá nhân, xã hội và học tập của bé.
Hiện nay tại BV Nhi TƯ các BS đang áp dụng phương pháp điều trị can thiệp đối với trẻ tăng động giảm chú ý kết hợp bổ sung các dưỡng chất cần cho phát triển não bộ giúp ổn định hệ thần kinh. Tháng 2/2015 Bệnh viện Nhi Trung Ương công bố kết quả nghiên cứu tác dụng của TPCN cốm Vương Não Khang trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ. Nghiên cứu cho thấy TPCN cốm Vương Não Khang là sản phẩm có hiệu quả trong điều trị hỗ trợ trẻ tự kỷ ở các lĩnh vực như cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động, nâng cao khả năng giao tiếp, nhận thức cho trẻ. Xem chi tiết nghiên cứu tại đây
Tham khảo một số trường hợp sử dụng Vương Não Khang có hiệu quả |
DANH HIỆU ĐẠT ĐƯỢC
Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng
Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em