Rối loạn phổ tự kỷ là một hội chứng xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ và kéo dài với nhiều triệu chứng ở 3 lĩnh vực là ngôn ngữ, hành vi và tương tác xã hội. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ sớm mà cha mẹ nên chú ý.
Dấu hiệu cờ đỏ
Sau đây là 5 dấu hiệu cờ đỏ của hội chứng tự kỷ mà cha mẹ cần chú ý:
- Khi được 12 tháng tuổi mà trẻ chưa bập bẹ tập nói.
- 12 tháng tuổi mà trẻ không biết cách sử dụng cử chỉ như: vẫy tay để tạm biệt, lắc đầu khi không muốn hay chỉ tay vào đồ vật cần lấy….
- Không nói được được từ đơn khi 16 tháng tuổi.
- Không thể ghép 2 từ thành một câu ngắn để giao tiếp khi được 24 tháng tuổi.
- Mất dần kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp ở bất kỳ độ tuổi nào.
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 1 tuổi
Phần lớn các bậc phụ huynh có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của hội chứng tự kỷ khi trẻ gần 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chú ý quan sát có thể phát hiện sớm chứng rối loạn phổ tự kỷ ở giai đoạn dưới 1 tuổi. Sau đây là một số dấu hiệu báo động của hội chứng tự kỷ theo những cột mốc phát triển quan trọng của trẻ mà cha mẹ cần chú ý.
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 3 tháng tuổi
Ở giai đoạn này để nhận biết được hội chứng tự kỷ là điều rất khó đối với cha mẹ. Nếu trong khoảng thời gian này trẻ có một số dấu hiệu sau thì cha mẹ nên chú ý hơn trong quá những giai đoạn phát triển sau để có thể phát hiện sớm hội chứng này.
– Bé không phản ứng lại khi có tiếng ồn lớn.
– Bé không chú ý cũng không nhìn theo những vật chuyển động.
– Bé gặp khó khăn trong việc nắm và giữ đồ vật.
– Bé không cười, không hóng hớt khi có người nói chuyện cùng mình.
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 3 tháng tuổi
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 4 tháng tuổi
Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới một tuổi ở giai đoạn này thường là:
– Bé không nhìn theo những vật chuyển động.
– Bé không cười với mọi người.
– Bé không giữ vững được đầu.
– Bé không nói thầm thì hoặc tạo âm thanh.
– Bé gặp khó khăn trong việc đưa đồ vật vào miệng.
– Bé không dẫm chân đứng lên khi bàn chân chạm vào bề mặt cứng.
– Bé gặp khó khăn trong việc đưa mắt nhìn theo các hướng.
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 6 tháng tuổi
– Trẻ chưa có biểu hiện nhận biết được những khuôn mặt quen thuộc, chưa thể hiện được tình yêu dành cho bố mẹ
– Trẻ không phản ứng lại âm thanh
– Trẻ không đáp ứng khi được gọi tên
– Trẻ chưa bập bẹ được những nguyên âm đơn giản “ a ‘’, “ ê ”, “ ô “
– Trẻ không cười hoặc hò hét
– Trẻ gặp khó khăn khi phối hợp vận động để đưa đồ vật vào mồm
– Trẻ không cố gắng lấy đồ vật trong tầm tay
– Trẻ không lật được người theo hướng khác nhau
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 7 tháng tuổi
– Khi có tiếng động trẻ không quay đầu để tìm nơi phát ra âm thanh.
– Trẻ gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc. Ví dụ: Trẻ không biết thể hiện tình yêu của mình dành cho cha mẹ.
– Trẻ ít cười đùa với mọi người.
– Trẻ không hứng thú với các trò chơi. Ví dụ: Trẻ không có phản ứng khi cha mẹ chơi trò ú òa cùng trẻ.
– Trẻ không tạo ra những hành động để thu hút sự chú ý của mọi người.
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 7 tháng tuổi
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 9 tháng tuổi
– Với sự hỗ trợ, chân trẻ không chịu được trọng lượng cơ thể.
– Không ngồi được khi được trợ giúp.
– Không bập bẹ (mama, baba, dada).
– Không chơi bất kỳ trò chơi nào liên quan đến chuyển động tới lui.
– Không phản ứng khi được gọi tên.
– Không có vẻ nhận ra người quen.
– Không nhìn về phía bạn chỉ.
– Không chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia.
XEM THÊM:
♦ Cảnh báo 4 nguyên nhân trẻ tự kỷ – cha mẹ cần lưu tâm
♦ Phương pháp điều trị cho trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
♦ Rối loạn phổ tự kỷ và những câu hỏi điển hình
♦ Trẻ tự kỷ khám ở đâu? - Bật mí những địa chỉ uy tín
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi
Sau đây là một số dấu hội chứng tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi:
- Không đáp ứng lại khi có người gọi tên bé.
- Không ê a tập nói khi được 12 tháng tuổi.
- Không biết cách sử dụng cử chỉ để giao tiếp như: vẫy tay, chỉ tay, lắc đầu…
- Không hoặc tránh việc giao tiếp bằng ánh mắt.
- Không nói được từ nào khi được 18 tháng tuổi
- Trẻ 2 tuổi mà chưa thể thể nói một câu ngắn gồm 2 từ.
- Trẻ không nhìn hoặc không chỉ vào đồ vật khi được hỏi.
- Trẻ có thể nhắc lại chính xác những gì người khác nói nhưng trẻ không hiểu ý nghĩa của những câu từ đó.
- Trẻ trở nên khó chịu hoặc la hét khi ngửi thấy một hương vị, mùi hoặc âm thanh nhất định.
- Trẻ có một số hành vi rập khuôn như vỗ tay, búng ngón tay hoặc lắc lư cơ thể.
- Sắp xếp đồ vật theo một trình tự cố định.
Nếu cha mẹ thấy con có những dấu hiệu bất thường như đã nêu ở trên, tốt nhất là đưa con đến các cơ sở chuyên khoa nhi để được khám và kiểm tra chính xác về tình trạng mà con đang gặp phải nhé.
Mọi vấn đề thắc mắc, cha mẹ có thể chia sẻ hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline 0987 126 085 để được hỗ trợ nhanh nhất từ các chuyên gia nhé.