Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một rối loạn phát triển được đặc trưng bởi sự thiếu hụt trong 3 lĩnh vực là ngôn ngữ, hành vi và  tương tác xã hội gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của trẻ. Do đó, việc phát hiện sớm là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của quá trình điều trị can thiệp. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mà cha mẹ không nên bỏ qua nhé.

Dấu-hiệu-nhận-biết-trẻ-tự-kỷ

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ sớm

Các triệu chứng của tự kỷ thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng. Việc phát hiện sớm là yếu tố quyết định hiệu quả của quá trình điều trị can thiệp. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ sớm mà cha mẹ nên chú ý trong quá trình chăm sóc con.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi

Sau đây là những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi mà cha mẹ cần phải chú ý kỹ nhé.

- Không hoặc ít giao tiếp bằng ánh mắt.

- Không hoặc ít phản ứng lại với âm thanh hoặc tiếng động lớn.

- Không thích người khác ôm ấp, động vào người.

- Không chú ý hoặc không quan tâm đến các loại trò chơi như: trò ú òa

- 12 tháng tuổi chưa ê a tập nói.

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 24 tháng tuổi

- Trẻ không biết cách sử dụng cử chỉ để ý nghĩ và mong muốn của bản thân như: lắc đầu để nói không, vẫy tay để tạm biệt hoặc chỉ vào những đồ vật mà trẻ muốn người khác lấy hộ.

- Không có biểu hiện tò mò hay vui thích để thể hiện sự quan tâm đến các sự vật sự việc diễn ra xung quanh. Ví dụ: Trẻ không vui cười khi được cho một món đồ chơi mới.  

- Trẻ không thể nói được 1 từ đơn khi được 16 tháng.

- Không thế hay ghép 2 từ thành một câu khi được 24 tháng.

- Trẻ có một số hành vi khác lạ như: đi nhón gót, lắc lư người, bật tắt công tắc điện.

- Trẻ thích chơi một mình và ít tương tác với các bạn cùng trang lứa.

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ lớn

Rối loạn phổ tự kỷ là một loại rối loạn phát triển gây ảnh hưởng lớn đến việc phát triển ngôn ngữ, kỹ năng tương tác xã hội và hành vi ở trẻ. Dưới là một số dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh phát hiện sớm hội chứng tự kỷ ở trẻ.

Ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ là triệu chứng là dễ nhận biết nhất giúp các bậc phụ huynh nhận biết sớm hội chứng tự kỷ ở trẻ. Sau đây là một số dấu hiệu tự kỷ ở trẻ.

- Trẻ chậm nói so với mốc phát triển thông thường. Ví dụ: trẻ 2 tuổi chưa biết nói.

- Trẻ nói nhại lời, diễn đạt kém, nói ngược, nói ngọng.

- Một số trẻ đã nói được nhưng đến 16 - 24 tháng lại mất dần ngôn ngữ.

- Trẻ không biết cách đặt câu hỏi, không biết mở đầu và duy trì một cuộc hội thoại.

- Trẻ có giọng nói khác thường như cao giọng, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời, nói không rõ ràng.

- Khi yêu cầu trẻ trả lời một câu hỏi thì trẻ lại nói lại nội dung của câu hỏi đó.

- Trẻ gặp khó khăn trong việc truyền đạt nhu cầu và mong muốn của bản thân.

Tương tác xã hội

Giảm khả năng tương tác với xã hội là một trong những triệu chứng điển hình của rối loạn phổ tự kỷ. Nếu trẻ mắc phải hội chứng này sẽ có một số biểu hiện như:

- Trẻ ít giao tiếp bằng ánh mắt.

- Trẻ thường lờ đi hoặc ít phản ứng lại khi được gọi tên.

- Trẻ thích chơi một mình, ít chơi và tương tác với các bạn cùng độ tuổi. Trẻ không biết cách chia sẻ về sở thích và mong muốn với người khác.

- Trẻ ít hoặc không có những cử chỉ và điệu bộ khi giao tiếp như: vẫy tay để chào hoặc tạm biệt, lắc đầu khi không muốn hoặc không đồng ý….

- Trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý, làm theo hướng dẫn. Bên cạnh đó, trẻ còn gặp khăn trong việc hiểu cảm xúc, nét mặt của người khác.

Hành vi

Trẻ mắc chứng tự kỷ thường có một số hành vi khác lạ như:

- Đi kiễng gót, quay tròn người, ngắm nhìn tay, nhìn nghiêng, lắc lư người, vỗ hoặc vẫy tay liên tục…

- Có một số thói quen rập khuôn như: xếp đồ vật theo đúng một trình tự đã định ra từ trước, quay bánh xe, đi về theo đúng một hướng…

- Sở thích của trẻ bị thu hẹp được biểu hiện qua những tình huống như: chỉ quan tâm đến một chủ đề nhất định (con số, biểu tượng), thường cầm mắn một thức trong tay (bút, đồ chơi, gấu bông…).

- Bên cạnh đó, trẻ có biểu hiện của tăng động như: chạy nhảy không biết mệt, nghịch luôn tay luôn chân, không biết phản ứng khi gặp phải nguy hiểm.

- Hơn thế nữa, những trẻ mắc phải hội chứng này thường có một số phản ứng quá kích do bị rối loạn cảm giác. Những biểu hiện mà cha mẹ có thể nhìn thấy như:  

  • Trẻ tự kỷ hay la hét, ăn vạ, đập phá đồ đạc. 
  • Trẻ tự làm đau bạn thân như: tự đập đầu vào tường, tự đánh chính mình.
  • Trẻ tự kỷ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.

Hành-vi-bất-thưởng-ở-trẻ-tự-kỷ Hành vi bất thưởng ở trẻ tự kỷ

Độ tuổi

Dấu hiệu tự kỷ 3 tuổi

Khi trẻ 3 tuổi bị tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp, không thể sử dụng các cụm từ đơn giản. Đồng thời, trẻ cũng gặp khó khăn trong việc hiểu các hướng dẫn đơn giản từ người khác.

Bên cạnh đó, trẻ không hoặc ít quan tâm đến những bạn đồng trang lứa. Trẻ có tâm lý sợ hãi hoặc có những hành vi bất thường khi tách khỏi cha mẹ hoặc người chăm sóc chính cho mình.

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 4 tuổi

Dấu hiệu tự kỷ trở nên rõ ràng hơn khi trẻ lớn lên. Cha mẹ có thể nhìn thấy một số dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 4 tuổi như: 

- Trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý.

- Có phải ứng bất thường với âm thanh, ánh sáng, mùi, vị như: lá hét, cáu gắt, ôm đầu và ngồi xuống một góc, lắc lư người…

- Trẻ tự làm đau bản thân như: tự cào cấu chính mình, đập đầu vào thường hay nền nhà.

- Sắp xếp đồ chơi theo đúng  một trình tự.

- Thích một số bộ phận của đồ chơi như: bánh xe ô tô...

XEM THÊM: ♦ Cảnh báo 4 nguyên nhân trẻ tự kỷ – cha mẹ cần lưu tâm ♦ Phương pháp điều trị cho trẻ tự kỷ hiệu quả nhất ♦ Rối loạn phổ tự kỷ và những câu hỏi điển hình ♦ Trẻ tự kỷ khám ở đâu? – Bật mí những địa điểm uy tín nhất

Sự khác biệt giữa trẻ tự kỷ nhẹ đến nặng

Hội chứng tự kỷ là một tập hợp rối loạn phát triển lan tỏa ở các mức độ từ nhẹ đến nặng. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, hội chứng tự kỷ được chia làm ba mức độ khác nhau là: 

Trẻ tự kỷ nhẹ

Một số trường hợp trẻ mắc chứng tự kỷ nhẹ, nếu cha mẹ không chú ý kỹ thì rất khó để phát hiện hội chứng này. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh nhận biết chứng tự kỷ nhẹ của trẻ.

- Trẻ thích chơi một mình và gặp hạn chế trong việc giao tiếp với các bạn đồng trang lứa.

- Trẻ vẫn nói được những cách diễn đạt câu nói rất đơn giản, đối đáp hội thoại kém.

- Trẻ có cách chơi đơn điệu và lặp đi lặp lại và không biết chơi trò giả vờ.

- Không tập trung chú ý đến những điều cha mẹ nói khi không hợp với ý kiến của trẻ.

 Dấu-hiệu-nhận-biết-trẻ-tự-kỷ-nhẹ

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ nhẹ

Trẻ tự kỷ vừa

Đối với trường hợp tự kỷ vừa, trẻ sẽ có một số biểu hiện như:

- Trẻ gặp khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi từ thói quen hoặc môi trường xung quanh.

- Trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và cử chỉ.

- Trẻ có những hành vi quá kích như la hét hoặc tự làm đau bản thân.

-  Trẻ có những hành vi lặp đi lặp lại như đi nhón gót, bật tắt công tắc điện.

- Gặp khó khăn trong việc bắt đầu giao tiếp và tương tác với mọi người.

- Cần có sự hỗ trợ của người thân trong cuộc sống hàng ngày

Trẻ tự kỷ nặng 

Trong trường hợp tự kỷ nặng cha mẹ có thể nhận thấy những biểu hiện bất thường ở trẻ như:

- Trẻ chậm nói hoặc có biểu hiện thiếu hụt nghiêm trọng về kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và cử chỉ.

- Trẻ gặp khó khăn trong việc tương tác xã hội, thậm chí không thể tương tác với những người thân trong gia đình. 

- Trẻ gặp trở ngại trong việc thể hiện cảm xúc khi giao tiếp.

- Rối loạn chức năng cảm giác như nhạy cảm mạnh với những âm thanh và ánh sáng xung quanh.

- Trẻ có hành vi lặp lại, đôi khi tiêu cực như: tự đập đầu vào tường, sắp xếp đồ vật theo đúng một trình tự nhất định.

- Trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý. Không biết cách xử lý khi có sự thay đổi bất ngờ đối với thói quen hoặc môi trường xung quanh. 

- Cần có sự hỗ trợ liên tục từ người thân trong những hoạt động hằng ngày.

XEM THÊM: ♦ 5 cuốn sách về trẻ tự kỷ hay dành cho cha mẹ ♦ Những trung tâm dạy trẻ tự kỷ tốt nhất  Vương Não Khang – xua tan nỗi lo tự kỷ, chậm nói, tăng động

Trong quá trình chăm sóc con, cha mẹ thấy con có một số biểu hiện khác thường như ở trên, các bậc phụ huynh nên đưa con đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho cha mẹ nhiều thông tin hữu ích về dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ. Nếu cha mẹ có gặp phải những vấn đề khó, cần được giải đáp vui lòng liên hệ đến hotline 0987 126 085 để nhận được sự hỗ trợ một cách nhanh nhất.

__Kim Thoa__

Nguồn https://www.autismspeaks.org/autism-diagnosis-criteria-dsm5 https://www.healthline.com/health/signs-of-autism-in-4-year-old