Chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý ( ADHD ) là vấn đề gây nhiều khó khăn cho các phụ huynh. Không có quy tắc chung trong cách chăm sóc vì mỗi trẻ có mức độ nghiêm trọng và triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, trẻ có thể tốt hơn nhờ áp dụng 17 mẹo dưới đây:

17 mẹo chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý:     

Những cách chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý dưới đây được biên soạn để giúp phụ huynh giảm thiểu những hành vi gây rồi và đối phó với những thách thức liên quan đến ADHD:

Khen khi trẻ làm tốt sẽ giúp trẻ thực hiện hành vi thường xuyên hơn

Khen khi trẻ làm tốt sẽ giúp trẻ thực hiện hành vi thường xuyên hơn

1. Khen ngợi và khuyến khích trẻ

Hành vi tốt nên được củng cố bằng lời khen ngợi. Điều này cũng quan trọng với trẻ ADHD vì cha mẹ có thể tìm hiểu những hành vi nào tốt, có thể chấp nhận được sẽ tiếp tục; hành vi nào xấu sẽ hạn chế cho con. Khi trẻ nhận được lời khen từ những hành động tốt, trẻ sẽ thực hiện những hành động đó nhiều hơn.

2. Lập thời gian biểu cho trẻ

Cung cấp thời gian biểu đã sắp xếp lịch trình hằng ngày có thể hạn chế sự xao nhãng bất ngờ. Quan sát để tìm hiểu xem những gì mà trẻ thích, tập trung nhiều hơn. Đây cũng là một cách giúp trẻ nhận biết được trách nhiệm vào cuộc sống của mình.

3. Khuyến khích tập thể dục

Đốt cháy năng lượng dư thừa thông qua việc tập thể dục. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ hoạt động thể chất bằng cách cung cấp cho trẻ đồ chơi tích cực chẳng hạn như dạy trẻ đi xe đạp hoặc đăng ký cho con tham gia vào một môn thể thao đồng đội.

Trẻ em có nhiều khả năng phát triển các vận động thể chất hơn nếu cha mẹ luôn làm gương cho con trong các hoạt động hàng ngày. Chơi cùng con những hoạt động ngoài trời có thể giúp một trẻ ADHD tiêu hao năng lượng dư thừa và xây dựng thói quen lành mạnh cho tương lai.

Đưa trẻ ra ngoài chơi để xả năng lượng thừa

Đưa trẻ ra ngoài chơi để xả năng lượng thừa

» Vương Não khang - Đồng hành cùng cha mẹ giúp cải thiện các rối loạn phát triển ở trẻ » Lợi ích từ việc tập thể dục đối với trẻ tăng động giảm chú ý » Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động - cha mẹ cần làm gì để giúp con

4. Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ

Chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý mẹ cũng nên để ý chăm sóc giấc ngủ cho trẻ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc chất lượng giấc ngủ thấp sẽ có tác dụng không tốt đến các triệu chứng ADHD. Nếu trẻ đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc sẽ giúp điều chỉnh mức năng lượng ngày hôm sau. Ngoài ra cũng sẽ giúp cải thiện được tâm trạng và trạng thái căng thẳng

5. Thẳng thắn phê bình những thói quen xấu:

Trong khi thực hiện hỗ trợ, vẫn phải thường xuyên nhắc trẻ những thói quen không tốt. Cha mẹ phải luôn nhắc nhở trẻ nếu cư xử không đúng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Thẳng thắn phê bình những hành vi và thói quen không tốt của trẻ

Thẳng thắn phê bình những hành vi và thói quen không tốt của trẻ

6. Chia nhỏ các nhiệm vụ

Đối với một số trẻ  ADHD, một số nhiệm vụ có thể quá phức tạp và không cần thiết. Nếu có thể nên chia nhỏ công việc để trẻ có thể thực hiện được. Đơn giản hóa hình ảnh cũng sẽ giúp điều chỉnh những cảm xúc liên quan đến thành công hay thất bại

Ví dụ như, một đứa trẻ được yêu cầu dọn phòng của mình, sẽ tốt hơn nếu mẹ chia thành các công việc nhỏ hơn như: nhặt đồ chơi trên sàn trả lại kho, gấp quần áo, để sách vỡ ngay ngắn...

7. Nói thật to những suy nghĩ

Trẻ ADHD thường thiếu kiểm soát xung lực. Điều này có nghĩa là trẻ có thể nói hoặc làm điều gì đó mà không suy nghĩ. Làm cho trẻ không suy nghĩ nữa và nói thật to những suy nghĩ sẽ giúp trẻ rất nhiều.

8. Tạo không gian yên tĩnh cho trẻ:

Nếu một trẻ dễ xao nhãng, cha mẹ nên tìm cách giữ cho môi trường xung quanh không bị xáo trộn. Tùy thuộc vào sở thích của trẻ, nên tắt radio hoặc TV hay các nguồn âm thanh xung quanh trẻ.

Nên hướng dẫn cho trẻ các công việc tránh xa sự lôi cuốn của TV, trò chơi. Đồ chơi nên được cất đi khi trẻ đang làm gì đó trong phòng.

9. Giải thích thay vì ra lệnh

Cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể đưa ra những lí do cho những hành động mà họ đang yêu cầu. Giữ nó đơn giản nhưng vẫn yêu cầu xây dựng

Giải thích lí do để thực hiện một công việc có thể làm giảm bớt lo lắng và nhầm lẫn ở trẻ ADHD. Khi giải thích cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ tích cực và rõ ràng.

10. Để cho trẻ có thời gian suy nghĩ

Cách chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý này tương tự như giúp trẻ nói thật to những gì suy nghĩ, nếu một trẻ có thời gian suy nghĩ vài giây trước khi nói hoặc hành động , trẻ sẽ có thời gian xem xét có thích hợp.

Điều này sẽ mất nhiều thời gian thực hành, nhưng nó sẽ giúp nâng cao chất lượng đời sống xã hội của trẻ

11. Đừng để bị căng thẳng quá mức

Khi một phụ huynh bị căng thẳng quá mức, có thể sẽ kém hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ cho con.

Nếu khối lượng công việc và nghĩa vụ của một người trở nên quá tải, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của bạn bè, gia đình hoặc nhóm ADHD địa phương. Tự thưởng cho bản thân một kỳ nghĩ lễ cũng có thể giúp làm giảm căng thẳng.

12. Tránh sử dụng ngôn ngữ tiêu cực

Phản hồi tích cực có thể giúp xây dựng sự tự tin cho trẻ

Một đứa trẻ ADHD có thể cảm thấy rằng trẻ không thích hay luôn làm những điều sai trái. Chính vì thế, nếu dùng ngôn ngữ tiêu cực có thể gây tổn hại đến trẻ và hành vi gây rối sẽ trở nên tồi tệ hơn.

13. Lên kế hoạch cho bản thân

Sống chung với một đứa trẻ ADHD có những hành vi hiếu động và bốc đồng có thể là một thử thách không ngừng. Nếu phụ huynh lên kế hoạch, việc giải quyết sẽ dễ dàng hơn rất nhiều

Học cách để những thứ nhỏ nhặt có thể làm giảm bớt căng thẳng và giúp phụ huynh tập trung vào hành vi quan trọng hơn.

14. Tìm sự hỗ trợ của chuyên gia

Bác sỹ trị liệu ADHD có thể giúp giảm căng thẳng của cha mẹ ngoài hành vi của  trẻ. Ngoài ra cũng có các nhóm hỗ trợ địa phương và quốc gia, tham khảo kinh nghiệm của các mẹ có hoàn cảnh tương tự

15. Nghỉ ngơi

Tập trung cả ngày vào bất kỳ một trẻ nào cũng sẽ mệt mỏi, hãy giải lao nếu có thể, bằng cách sắp xếp một người giữ trẻ hoặc nhờ sự trợ giúp của người thâ. càng nhiều năng lượng thì càng giúp con tốt hơn.

16. Giữ bình tĩnh:

Bình tĩnh cho phép não giải quyết vấn đề và giao tiếp tốt hơn. Có nhiều cách để cha mẹ giữ bình tĩnh:

Thiền, tập yoga,  đi bộ hoặc thư giãn ngoài giờ, giảm uống chất kích thích: cafe, rượu, bia, nước ngọt có ga

17. Đảm bảo chế độ ăn uống, sử dụng các sản phẩm bổ não giúp tăng cường chức năng não bộ

Chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý bằng chế độ ăn hàng ngày là điều cần thiết. Chế độ ăn của trẻ nên chứa nhiều thực phẩm tốt cho trí não: cá hồi, rau xanh, trứng... bổ sung các sản phẩm có thành phần: bạch quả, đinh lăng, vitamin nhóm B... cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trên đây là 17 mẹo giúp chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý tại nhà, hãy áp dụng đúng và đủ để đem lại hiệu quả. Nếu trong quá trình hỗ trợ con có bất kỳ băn khoăn, lo lắng gì, mẹ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0987 126 085 để được hỗ trợ.

 

*****************

VƯƠNG NÃO KHANG - GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH LÂM SÀNG

Vương Não Khang là sản phẩm cải thiện rối loạn phát triển của trẻ được đánh giá hiệu quả cao và được bệnh viện Nhi Trung ương nghiên cứu và ghi nhận: Tháng 2/2015, tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 4( 959 )-2015 đã đăng tải kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương nghiệm thu đề tài nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả của Vương Não Khang trong điều trị hỗ trợ trí tuệ cho trẻ”. Nghiên cứu đã ghi nhận hiệu quả của sản phẩm:

► Cải thiện khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, tiếp thu

► Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.

► Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu.

► Tăng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ Không tìm thấy tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng VƯƠNG NÃO KHANG. Có thể sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ.