Không giống như những bệnh lý có thể điều trị bằng thuốc hay các biện pháp y sinh học khác, can thiệp là giải pháp tối ưu nhất dành cho trẻ tự kỷ hiện nay. Trong đó, TEACCH là phương pháp được những nhà trị liệu chuyên môn áp dụng rất nhiều, có thể đơn lẻ hoặc phối hợp cùng các biện pháp can thiệp khác. Vậy phương pháp TEACCH là gì? Teacch thực hiện ra sao hay có những ưu nhược điểm gì?
Phương pháp TEACCH là gì?
Phương pháp TEACCH là gì
TEACCH là chương trình giáo dục đặc biệt (giáo dục giảng dạy có cấu trúc) được áp dụng trong quá trình điều trị can thiệp cho trẻ tự kỷ. Chúng giúp cải thiện những kỹ năng khiếm khuyết, từ đó hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mô hình TEACCH sử dụng một phương pháp gọi là TEACCHing có cấu trúc, dựa trên nhu cầu học và khả năng đáp ứng của trẻ tự kỷ. Phương pháp này thường áp dụng thành từng nhóm nhỏ trong môi trường lớp học, thông qua các giáo cụ là tranh ảnh, đồ vật…
Nguyên lý khi áp dụng TEACCH
Điều đầu tiên khi thực hiện TEACCH là phải xác định đúng biểu hiện của trẻ, nắm rõ những kỹ năng đã có và chưa có. Dựa trên những đánh giá ban đầu kết hợp khảo sát 4 câu hỏi dưới đây, bạn sẽ có thể xây dựng một kế hoạch can thiệp cụ thể:
-
- Bé đang có những khó khăn nào?
- Tác dụng và chức năng của những khó khăn đấy là gì?
- Đường hướng, phương pháp hỗ trợ và dụng cụ can thiệp gồm những gì? Mục đích cuối cùng là gì? Những mục tiêu nào cần đạt được trước?
XEM THÊM: ♦ Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ – Thông tin dành cho cha mẹ ♦ Hé lộ điều ít ai biết về phương pháp châm cứu cho trẻ tự kỷ ♦ Vương Não Khang – xua tan nỗi lo tự kỷ, chậm nói, tăng động
Lợi ích của phương pháp TEACCH
Tùy theo mức độ rối loạn của trẻ tự kỷ, phương pháp TEACCH sẽ thay đổi theo từng lĩnh vực, bao gồm: bắt chước, nhận thức, vận động tinh/thô, phối hợp mắt-tay, kỹ năng tư duy, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội…
Một số điểm đặc biệt của TEACCH so với các phương pháp khác như:
-
- Cải thiện khả năng thích ứng của trẻ: chương trình TEACCH giúp cải thiện các kỹ năng, hành vi thông qua việc giáo dục và thay đổi môi trường xung quanh trẻ.
- Sự hợp tác của cha mẹ: Cha mẹ được coi là những nhà đồng trị liệu cho trẻ nhờ sự hướng dẫn của giáo viên của chuyên môn.
- Đánh giá cho từng cá nhân: Thông qua việc quan sát và đánh giá đều đặn về biểu hiện thực tế của trẻ, người trị liệu sẽ thay đổi hướng tiếp cận tương ứng.
- Phương pháp dạy bài bản: TEACCH mang lại lợi ích to lớn với trẻ tự kỷ hơn những phương pháp tự do và thiếu tổ chức.
Phương pháp TEACCH giúp cải thiện các kỹ năng, hành vi thông qua việc giáo dục và thay đổi môi trường xung quanh trẻ.
Chia sẻ từ các mẹ: ♦ Các mẹ ơi – con em đã được đi học rồi ♦ Tôi đã được nghe tiếng “mẹ ơi” sau 3 năm tủi hờn ♦ Bí kíp giúp trẻ tự kỷ tập trung, mau nói khiến hàng ngàn mẹ Việt vui mừng
Ưu nhược điểm của TEACCH
Ưu điểm: Có cả một chương trình dạy để đáp ứng nhu cầu của trẻ, giúp trẻ hiểu được các yêu cầu đã đặt ra nhằm tập trung, củng cố những kỹ năng đã có và dạy kỹ năng mới.
Nhược điểm: phương pháp TEACCH rất gò bó, cần nhiều giáo cụ trực quan và người thực hiện, giảng dạy.
Lịch sử của TEACCH
Phương pháp TEACCH được phát triển vào năm 1971 bởi Eric Schopler và các cộng sự của ông tại Đại học Chapel Hill (Bắc Carolina - Hoa Kỳ) từ một dự án nghiên cứu trẻ em. Mục đích của dự án là thúc đẩy quá trình học tập và phát triển, đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp và xã hội, tính độc lập, kỹ năng xử lý tình huống và những kỹ năng cơ bản cho cuộc sống hàng ngày như mặc quần áo, rửa mặt, đánh răng…
Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh phương pháp TEACCH - một trong các trị liệu quen thuộc cho trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, biện pháp này có hiệu quả tốt nhất khi được thực hiện bởi những người có chuyên môn về giáo dục đặc biệt và ở trường học, vì vậy, phụ huynh cần tham khảo kỹ nếu có ý định áp dụng tại nhà.
Bạn lo lắng khi con chậm nói, hoạt động quá mức và có những hành vi khác thường, lo lắng con có thể bị tự kỷ. Bạn muốn được chuyên gia của chúng tôi gọi lại tư vấn. Vui lòng để lại thông tin liên hệ dưới đây!
__Thu Hương__