Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn não bộ phổ biến nhất ở trẻ em. Hội chứng này có thể kéo dài xuyên suốt từ khi trẻ còn nhỏ đến khi trưởng thành. Sau đây là 9 dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý mà ba mẹ không nên bỏ qua. 

Vì sao trẻ tăng động?

Nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý ở trẻ vẫn còn là ẩn số. Những nguyên nhân dưới đây được coi là yếu tố thuận lợi dẫn tới trẻ tăng động giảm chú ý:

◊ Yếu tố di truyền ◊ Chế độ ăn uống ◊ Trẻ có tiền sử động kinh. ◊ Rối loạn chức năng và cấu trúc não ◊ Một số nguyên nhân khác: - Trẻ tiếp xúc với với mức độ chì cao ngay từ khi còn nhỏ. - Tâm lý: Quan hệ gia đình không tốt, ảnh hưởng đến tâm lý của bé.  Trẻ sinh non( trước tuần thai thứ 37) hoặc trẻ nhẹ cân khi sinh(<2.5 kg). - Tổn thương não ngay khi còn trong bụng mẹ hoặc chấn thương đầu nghiêm trọng sau này trong cuộc sống. - Trong quá trình mang thai, người mẹ hút thuốc, sử dụng rượu và lạm dụng các chất gây nghiện làm tăng nguy cơ trẻ bị ADHD. vi-sao-tre-mac-phai-hoi-chung-tang-dong-giam-chu-y

Vì sao trẻ mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý

Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý

Hay cắt ngang, thiếu kiên nhẫn

Một dấu hiệu phổ biến của trẻ ADHD là trẻ không có khả năng nhận ra nhu cầu cũng như mong muốn của người khác. Điều này khiến trẻ thường xuyên làm gián đoạn trong khi người khác nói chuyện và không có sự kiên nhẫn chờ đến lượt mình trong các hoạt động trong lớp hoặc khi chơi trò chơi với những trẻ khác.

Không kiềm chế được cảm xúc

Trẻ rất khó kiềm chế, dễ bùng phát những cơn thịnh nộ hoặc giận dữ vào những thời điểm không phù hợp. Trẻ có thể cáu gắt hay la hét khi không theo ý muốn của trẻ.

dau-hieu-nhan-biet-tre-tang-dong-giam-chu-y

Trẻ không kiểm soát được cảm xúc của bản thân.

Luôn trong trạng thái bồn chồn

Trẻ tăng động thường không ngồi yên một chỗ. Chúng thường chạy loăng quăng, xung quanh. Trong trường hợp bắt buộc trẻ phải ngồi thì chúng cũng liên tục ngọ nguậy chân tay, xoay bên này ngó bên kia.

Điều này có thể gây khó khăn cho trẻ khi chơi những trò chơi nhẹ nhàng, cần sự bình tĩnh.

Không hoàn thành nhiệm vụ

Trẻ tăng động giảm chú ý có thể tỏ ra quan tâm, hứng thú với rất nhiều thứ khác nhau, nhưng chúng không có sự kiên trì theo đuổi đến cùng, thường bỏ giữa chừng để chạy theo những thứ khác mà trẻ thấy hứng thú hơn.

Thiếu tập trung, giảm chú ý

Trẻ gặp vấn đề trong việc chú ý, ngay cả khi có người đang nói chuyện trực tiếp với trẻ. Khi hỏi trẻ có nghe những gì họ nói không, trẻ luôn trả lời là có nhưng khi được yêu cầu lặp lại thì không biết nói gì.

Sự thiếu tập trung này có thể khiến trẻ lơ đễnh các hoạt động học hỏi nhất là trong lớp học hoặc làm bài tập ở nhà.

Hay mắc lỗi

Trẻ tăng động có thể gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch. Điều này có thể dẫn đến những sai lầm bất cẩn – nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ lười biếng hay kém thông minh.

Mơ màng

Tăng động không có nghĩa là lúc nào cũng hiếu động và ồn ào. Một số trẻ lại có biểu hiện trầm lắng, ít hoạt động hơn các trẻ tăng động khác. Trẻ có thể nhìn chằm chằm vào không gian, mơ mộng và không quan tâm tới bất cứ thứ gì hoặc chuyện gì đang xảy ra xung quanh chúng.

Hay quên

Không nhớ những việc làm hàng ngày, quên làm việc vặt, quên không làm bài tập về nhà. Thường đánh mất sách vở, đồ dùng học tập hay đồ chơi.

Không đánh giá được mức độ

Thông qua việc theo dõi các nhiệm vụ và hoạt động hàng ngày cho thấy, trẻ không nhận biết được mức độ ưu tiên của các hoạt động như bài tập nào cần làm trước...

Trẻ xuất hiện các biểu hiện tăng động không chỉ trong một điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm nhất định nào đó mà nó xảy ra bất thường không theo một định nào cả.

Trên đây là một số dấu hiệu điển hình nhận biết trẻ tăng động, ba mẹ cần theo dõi sát sao để phát hiện sớm trước khi tình trạng của con trở lên nặng hơn

Ba mẹ cần làm gì khi có con tăng động?

Khi trẻ có những biểu hiện kể trên, ba mẹ cần cho trẻ đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa nhi để xác định được yếu tố nào có thể là nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý ở trẻ, từ đó mới xác định được hướng hỗ trợ điều trị cũng như can thiệp phù hợp với tình trạng của trẻ. Bởi mỗi trẻ tăng động là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai.

ba-me-can-lam-gi-khi-con-mac-chung-tang-dong

Ba mẹ cần quan tâm con nhiều hơn.

 

XEM THÊM:

>> ADHD là gì?

>> 5+ phương pháp hỗ trợ điều trị và can thiệp cho trẻ tăng động, giảm chú ý.

>> Trẻ chậm nói - tăng động: Bí quyết giúp con của bà mẹ 38 tuổi.

Ba mẹ cũng nên biết để cải thiện tình trạng tăng động ở trẻ thì sự kết hợp giữa trẻ, gia đình và giáo dục là vô cùng cần thiết.

 - Cần tăng tính tập trung cho trẻ, tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ học tập.

 - Hạn chế trẻ tiếp xúc với đồ chơi hoặc các chương trình mang tính kích động.

 - Thiết lập cho trẻ chế độ sinh hoạt để trẻ sớm quen với những thói quen tích cực.

 - Quan tâm trẻ nhiều hơn, để có thể điều chỉnh sớm những hành vi quá khích của trẻ.

 - Có thể để trẻ tham gia các tình huống trong gia đình từ đó can thiệp liệu pháp hành vi cho trẻ.

 - Tuyệt đối không nên quát mắng hay đánh trẻ bởi như thế có thể làm cho tình trạng của trẻ nặng thêm.

Trên đây là một số những lưu ý ba mẹ cần biết để có những can thiệp đúng đắn. Trẻ tăng động không phải không chữa được nhưng để đưa con về phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác thì cần thời gian tương đôi dài. Điều đó cần sự kiên trì và nỗ lực rất nhiều từ phía ba mẹ và gia đình của trẻ. Ba mẹ cũng có thể tham khảo qua những kinh nghiệm của những bà mẹ đã trải qua trong quá trình nuôi dạy con tự kỷ để tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình.

Nếu còn vấn đề gì THẮC MẮC, phụ huynh có thể để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline 0987 126 085 để được TƯ VẤN và HỖ TRỢ miễn phí.