Chẩn đoán tăng động giảm chú ý là một công việc phức tạp, đòi hỏi các nhà chuyên môn có kinh nghiệm. Quá trình đánh giá không chỉ là việc xác định trẻ có mắc tăng động hay không, mà còn đánh giá mức độ nhận thức, ngôn ngữ, hành vi cũng như các vấn đề khó khăn đi kèm ở con. Vậy nên, để hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán, cha mẹ cần nắm 5 lưu ý sau khi đi thăm khám cho trẻ.

5 lưu ý trước khi thăm khám cho trẻ tăng động giảm chú ý

1, Cần thăm khám cho con ở cơ sở y tế, phòng khám, Bệnh viện uy tín và đúng chuyên môn

Quá trình đánh giá, chẩn đoán tăng động giảm chú ý là lúc cha mẹ đặt câu hỏi và nhận những lời khuyên từ các nhà chuyên môn. Kết quả đánh giá sẽ giúp lập kế hoạch can thiệp cho trẻ. Vậy nên, khi nghi ngờ con có dấu hiệu của rối loạn thì cha mẹ cần thăm khám để được hướng dẫn từ chuyên gia tránh việc tự chuẩn đoán sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị về sau cho con

Tăng động giảm chú ý ở trẻ

Tăng động giảm chú ý ở trẻ

2, Thông tin chi tiết cần chuẩn bị khi thăm khám

Trong quá trình thăm khám, chuyên gia sẽ trao đổi cùng cha mẹ về tình hình sức khỏe ở con trong quá khứ và hiện tại. Cho nên, phụ huynh - đặc biệt là các mẹ cần chuẩn bị thông tin về tất cả các chi tiết trong thời kỳ mang thai, sinh nở, các bệnh lý trẻ đã từng mắc, tiền sử sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, cha mẹ cần cung cấp thông tin về:

*Các mốc phát triển vận động, lời nói, kỹ năng xã hội ở trẻ

*Chiều cao, cân nặng

Lưu ý: Khi đi khám thì nên đi lúc con khỏe mạnh, vui vẻ, không buồn ngủ, không mắc các bệnh như ho, sốt…

3, Những điểm cần lưu ý trong hoạt động của con

Trẻ tăng động sẽ gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Vì vậy, chuyên gia sẽ xem xét 3 lĩnh vực chính là hoạt động ở nhà, ở trường, và các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, chuyên gia sẽ giúp cha mẹ tìm ra điểm mạnh, điểm yếu ở con để hỗ trợ cho con trong quá trình can thiệp

4, Sử dụng bảng đánh giá tăng động giảm chú ý

Các chuyên gia sẽ căn cứ vào những câu hỏi để thu thập thông tin từ cha mẹ. Họ kiểm tra xem con đang có bao nhiêu vấn đề ở trường cũng như khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, chuyên gia cũng đánh giá trẻ so với những trẻ phát triển bình thường cùng tuổi.

Ngoài ra, chuyên gia sẽ xem xét các vấn đề khác có thể có liên quan như hành vi, cảm xúc, cảm giác lo lắng, bồn chồn…ở con trong quá trình thăm khám trước khi có kết luận với trẻ.

5, Theo dõi và hẹn tái khám

Tùy vào biểu hiện cũng như mức độ của từng trẻ mà bác sĩ thăm khám sẽ có hướng dẫn hỗ trợ điều trị cũng như có lịch hẹn thăm khám cho con. Cho nên, gia đình cần theo dõi thời gian tái khám để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ từ phía gia đình và bác sĩ

Mong rằng, những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp cha mẹ có thêm thông tin hữu ích trước khi thăm khám cho trẻ tăng động giảm chú ý. Phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ sẽ giúp con sớm hòa nhập cùng xã hội.

Xem thêm: 

*Mẹ giúp con chậm nói, kém tập trung tiến bộ rõ rệt chỉ trong 6 tháng

*Niềm vui cho những mẹ có con chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ

*Khám bệnh trẻ tăng động giảm chú ý ở đâu uy tín nhất tại Hà Nội, Hồ Chí Minh

Điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ là sự phối hợp nhiều phương pháp như can thiệp hành vi, ngôn ngữ, điều hòa cảm xúc, sử dụng các thuốc hỗ trợ. Trong đó, dùng thuốc hỗ trợ bổ não từ thảo dược sẽ đảm bảo sự  an toàn, không gây tác dụng phụ, mang lại hiệu quả cao trong can thiệp cho trẻ.

ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN CHO TRẺ

Tháng 2/2015, Bệnh viện Nhi trung ương đã công bố kết quả nghiên cứu thuốc hỗ trợ Vương Não Khang – Ghi nhận hiệu quả của sản phẩm trong các lĩnh vực:

► Cải thiện khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, tiếp thu

► Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.

► Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu.

► Tăng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ

Không tìm thấy tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng sản phẩm. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ

Nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang trên Tạp chí Y học thực hành

Nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang trên Tạp chí Y học thực hành

Nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 4 ( 959 ) – 2015. Chi tiết xem thêm TẠI ĐÂY.