Chứng tự kỷ ở trẻ em ngày càng nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh có con nhỏ, cũng như toàn xã hội. Là một rối loạn phát triển thường gặp, tự kỷ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, học tập của trẻ mà còn gây ra những rối loạn hành vi và tương tác xã hội. Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh hiện vẫn chưa hiểu rõ về hội chứng này, dẫn đến những nhầm lẫn trong quá trình phát hiện, can thiệp và điều trị cho trẻ tự kỷ. Bài viết sau sẽ giải đáp một số câu hỏi về chứng tự kỷ ở trẻ em, cũng như đưa ra những lời khuyên cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc.
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một rối loạn sinh học thần kinh phức tạp, đặc trưng ở 3 lĩnh vực: Giảm giao tiếp, giảm tương tác xã hội và hành vi bất thường.
Hiện nay, người ta chia tự kỷ thành 3 mức độ:
-
- Tự kỷ nhẹ: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt tương đối bình thường, giao tiếp với người ngoài hơi hạn chế, học được các hoạt động đơn giản, kỹ năng chơi và nói tương đối bình thường.
- Tự kỷ trung bình: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, hiếm khi giao tiếp với người ngoài, có thể nói được nhưng bị hạn chế.
- Tự kỷ nặng: Trẻ không giao tiếp bằng mắt, không nói được, không có những kỹ năng tự chăm sóc bản thân như: Mặc quần áo, đi vệ sinh…
>>> Xem thêm: Biểu hiện trẻ tự kỷ - Cách nhận biết chính xác nhất
Trẻ chậm nói có phải là tự kỷ?
Một trong những dấu hiệu tự kỷ ở trẻ mà không ít cha mẹ đang nhầm lẫn hiện nay là chậm nói. Tuy nhiên, trẻ chậm nói không phải lúc nào cũng là tự kỷ.
Trẻ chậm nói có thể chia làm hai dạng là: Chậm nói đơn thuần và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ (chứng tự kỷ). Trẻ chậm nói đơn thuần (bao gồm cả lời nói và cử chỉ) bị hạn chế so với bình thường. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể hiểu được lời nói của mọi người, các kỹ năng khác như vận động, thể chất hay tinh thần đều tốt. Ngược lại, nếu trẻ không có khả năng hiểu ngôn ngữ, khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hành vi bất thường lặp lại, hay la hét, thích một mình thì đó là những dấu hiệu của chứng tự kỷ. Đây chính là dấu hiệu tự kỷ ở trẻ em mà bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng cần nắm rõ.
Ngoài ra, cha mẹ có thể dựa vào 5 dấu hiệu báo động đỏ về rối loạn phổ tự kỷ dưới đây để đối chiếu với các biểu hiện của con mình:
-
- Không bập bẹ khi 12 tháng tuổi.
- Không biết ra hiệu (chỉ tay, vẫy tay, bắt tay…) khi 12 tháng tuổi.
- Không nói được 5 từ đơn khác nhau khi 16 tháng tuổi.
- Không tự nói câu hai từ khi 24 tháng tuổi (không tính việc nhại lại lời của người khác).
- Mất kỹ năng giao tiếp hoặc ngôn ngữ ở bất kỳ độ tuổi nào.
>>> Xem thêm: Trẻ bị tự kỷ có chữa được không? Giải đáp dành cho cha mẹ
Cha mẹ nên làm gì khi con được chẩn đoán mắc tự kỷ?
Trẻ tự kỷ có thể học được những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống, cải thiện khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, cũng như hòa nhập cộng đồng nếu được phát hiện sớm, can thiệp đúng lúc, đúng cách và sử dụng đúng đồ dùng trực quan. Dưới đây là một số lời khuyên cho những gia đình có con không may mắc chứng tự kỷ:
Tạo môi trường an toàn và nhất quán
Trẻ tự kỷ thường phải mất một khoảng thời gian mới có thể thích nghi với những gì mà chúng được học, đặc biệt là khi chuyển từ bối cảnh này sang bối cảnh khác, kể cả ở nhà. Do đó, cha mẹ cần tạo một môi trường tương đồng và nhất quán trong cách dạy trẻ để việc can thiệp đạt hiệu quả tối ưu.
Tăng cường giao tiếp
Trò chuyện là cách đơn giản nhất để biết được vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Để tăng cường giao tiếp, cha mẹ nên gọi tên trẻ thường xuyên, nhìn vào mắt trẻ mỗi khi nói, đi kèm với những cử chỉ giao tiếp. Trong các hoạt động, cha mẹ cần cầm tay chỉ việc hoặc hướng dẫn bằng lời nói để giúp trẻ thực hiện theo đúng yêu cầu.
Cha mẹ nên nói chuyện với trẻ mỗi ngày để cải thiện khả năng ngôn ngữCố định một thời gian biểu
Không riêng trẻ tự kỷ mà những trẻ khác cũng học tập và hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn khi có thời gian biểu cố định. Điều này sẽ hình thành thói quen gắn với những hoạt động thường ngày, giúp trẻ nhớ và học được các kỹ năng thiết yếu để phục vụ bản thân. Vì vậy, cha mẹ nên lập một thời gian biểu cho trẻ với các khung giờ cố định cho các bữa ăn, giờ chơi, giờ học, cũng như đi ngủ.
Khen ngợi đúng lúc
Tâm lý trẻ tự kỷ cũng giống như trẻ bình thường, đó là muốn được người lớn khen ngợi và động viên khi hoàn thành một việc gì đó. Lời khen đúng lúc sẽ giúp trẻ có thêm niềm vui, động lực tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ tiếp theo. Bạn cũng có thể khích lệ trẻ bằng cách thưởng những món quà nhỏ như đồ chơi hoặc một chuyến đi chơi công viên.
Tạo môi trường xã hội cho trẻ
Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản ở trẻ tự kỷ. Cha mẹ có thể cải thiện điều này thông qua các trò chơi tưởng tượng, đóng vai và khuyến khích, cổ vũ trẻ diễn đạt tình cảm với mình bằng ánh mắt, lời nói, cử chỉ. Tập cho trẻ những cách cư xử đúng đắn như chào hỏi, lễ phép khi gặp người lớn.
Nhận ra điều trẻ mong muốn sau mỗi lần tức giận
Trẻ tự kỷ thường xuyên la hét, cáu giận nếu không hài lòng một việc gì đó. La hét cũng là cách mà trẻ thực hiện khi muốn lôi kéo sự chú ý của mọi người mà không thể nói thành lời. Vì thế, khi trẻ tỏ ra cáu giận, cha mẹ cần chờ chúng bình tĩnh lại, sau đó trò chuyện, hỏi han, tìm ra vấn đề và giải quyết.
Trẻ tự kỷ thường chọn cách la hét để thu hút sự chú ý của cha mẹDinh dưỡng phù hợp
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng tự kỷ ở trẻ em. Một số trẻ tự kỷ thường nhạy cảm với thức ăn, mùi vị, vì vậy, phụ huynh nên chia nhỏ các bữa trong ngày để trẻ làm quen và thích nghi dần. Những thực phẩm mà cha mẹ nên bổ sung cho trẻ là chất béo, vitamin, rau xanh, DHA…
>>> Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp điều trị trẻ tự kỷ phổ biến nhất
Vương Não Khang – Giải pháp từ thiên nhiên giúp cải thiện các rối loạn cho trẻ tự kỷ
Cho đến thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỷ. Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra như: Di truyền, môi trường… nhưng mới chỉ là những nghi ngờ và đang trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa hình thành tự kỷ ở trẻ em là do khả năng dẫn truyền thần kinh kém, tuần hoàn máu lên não kém và thiếu dinh dưỡng cho hệ thần kinh.
Trên thực tế, điều này hoàn toàn có cơ sở khi não bộ là cơ quan chỉ huy cao nhất, tiếp nhận và điều khiển mọi hoạt động sống của con người. Nếu não hoặc hệ thần kinh hoạt động không tốt sẽ dẫn đến những rối loạn, làm gián đoạn tín hiệu thông tin, ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, bên cạnh việc can thiệp tích cực bằng các biện pháp giáo dục đặc biệt, kích thích não bộ hoạt động, tăng dẫn truyền thần kinh thông qua những sản phẩm thảo dược thiên nhiên sẽ mang lại lợi ích to lớn cho trẻ. Tiêu biểu trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị trẻ tự kỷ hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang.
Vương Não Khang - Giải pháp từ thiên nhiên giúp cải thiện các rối loạn cho trẻ tự kỷVương Não Khang với các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên tác động đồng thời vào cả 3 nguyên nhân sâu xa dẫn đến trẻ tự kỷ. Cụ thể:
-
- Tăng cường dẫn truyền thần kinh
+ Đinh lăng: Giúp tăng biên độ sóng não, điều hòa chức năng vỏ não, kích thích não bộ hoạt động. Nhờ đó, não bộ sẽ được tiếp nhận thông tin đúng cách, tăng phản xạ với các kích thích từ môi trường ngoài. Điều này sẽ giúp trẻ học hỏi nhanh hơn, tập trung, ghi nhớ, cải thiện khả năng ngôn ngữ, giảm rối loạn.
+ Natri Succinate: Có tác dụng kích thích hệ thần kinh, giúp phục hồi tế bào thần kinh, từ đó làm trẻ tư duy, chú ý tốt hơn.
+ Coenzyme Q10: Là chất nội sinh tương tự vitamin có vai trò ngăn chặn tác hại của gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa bình thường của cơ thể, cải thiện tổn thương thần kinh và tăng hoạt động tế bào thần kinh.
-
- Tăng cường tuần hoàn máu
+ Đinh lăng: Có tác dụng kích thích miễn dịch, hoạt huyết dưỡng não, tăng tuần hoàn máu não giúp cải thiện trí nhớ.
+ Thăng ma: Bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện lưu lượng máu lên não, giảm đau, an thần, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
+ Bạch quả: Cung cấp oxy cho tế bào não, tăng lượng glucose vận chuyển đến não và ngăn chặn các gốc tự do phá hủy tế bào thần kinh.
-
- Bổ sung dưỡng chất, năng lượng cho tế bào não
+ Taurine: Là 1 acid amin bán thiết yếu, dẫn xuất của cystein, tăng sinh chất dẫn truyền thần kinh trung ương, góp phần điều hòa hoạt động não bộ.
+ Vitamin B6: Có vai trò tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và enzyme thiết yếu cho não.
+ Acid folic: Là 1 chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho não, tham gia tổng hợp glutathione giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào thần kinh.
+ Natri Succinate: Tăng cường năng lượng cho tế bào não, giúp não trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Chính nhờ sự kết hợp độc đáo giữa 8 thành phần, Vương Não Khang là một giải pháp toàn diện cho trẻ tự kỷ, giúp cải thiện nhanh rối loạn, nâng cao hiệu quả trị liệu mà vẫn đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Cơ chế tác động của Vương Não KhangNghiên cứu của Vương Não Khang
Năm 2013, Bệnh viện Nhi Trung Ương đã thử nghiệm đề tài “Nghiên cứu tác dụng của Vương Não Khang trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ”. Theo đó, 100 trẻ tự kỷ dưới 6 tuổi được chẩn đoán tại khoa Tâm bệnh thuộc bệnh viện được chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên: Một nhóm được can thiệp và sử dụng Vương Não Khang, nhóm còn lại chỉ can thiệp đơn thuần.
Sau 9 tháng, các kết quả nghiên cứu đã khẳng định:
-
- Nhóm kết hợp sử dụng Vương Não Khang có sự thay đổi về khả năng ngôn ngữ tiếp nhận đạt 71,4% - cao gấp 2 lần so với nhóm còn lại chỉ đạt 31,6%.
- 71,4% trẻ dùng Vương Não Khang giảm các biểu hiện tăng động so với nhóm can thiệp đơn thuần là 31,6%.
- 80,9% trẻ dùng Vương Não Khang đã cải thiện đáng kể các biểu hiện rối loạn giấc ngủ so với trước.
- 88% cha mẹ đã ghi nhận hiệu quả tích cực của Vương Não Khang trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ.
Các kết quả nghiên cứu của Vương Não Khang đã được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành (959) - số 4/2015.
Kinh nghiệm cải thiện các rối loạn phát triển ở trẻ
Gần 6 năm có mặt trên thị trường, cốm Vương Não Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các mẹ có con chậm nói, tăng động, tự kỷ... trên cả nước.
>>> Chị Phạm Thị Thanh Thủy (thôn Phước Hòa, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)
Vì công việc quá bận rộn và không có người trông coi nên chị Thủy đã để con tự xem tivi một mình trong thời gian dài. Thế nên, đến năm 3 tuổi mà con chưa biết nói, đi lớp không nhớ tên bạn, tên trường, thậm chí còn nghịch ngợm một cách bất thường. Thấy con chậm hơn so với các bạn, chị Thủy cắt tivi, điện thoại hoàn toàn và dạy con học nói. Đồng thời, chị cũng cho con uống Vương Não Khang trong 5 tháng liên tiếp. Thật bất ngờ, tình trạng chậm nói của con đã cải thiện một cách rõ rệt, các biểu hiện hiếu động quá mức cũng giảm dần nên chị rất vui mừng. Cùng xem chia sẻ của chị Thủy trong video dưới đây:
Và còn rất nhiều các trường hợp trẻ rối loạn phát triển khác nhờ sử dụng Vương Não Khang đã cải thiện triệu chứng.
Vương Não Khang đã giúp bé Ben học nói nhanh hơn Nhờ sử dụng Vương Não Khang, bé nhà chị Nga đã nói nhiều hơn và biết trả lời khi người lớn hỏi Mới chỉ uống 2 hộp Vương Não Khang, bé nhà chị Ngoan (6 tuổi) đã biết tập trung, nghe lời và ngủ rất ngon.Mời bạn xem thêm những chia sẻ của các phụ huynh khác TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Lắng nghe Ths Quách Thúy Minh làm rõ về lợi ích của việc phối hợp Vương Não Khang với các biện pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ trong video dưới đây:
Trên đây là những nội dung về chứng tự kỷ ở trẻ em mà cha mẹ có thể tham khảo. Hãy bên con nhiều hơn và đừng quên sử dụng Vương Não Khang mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện các rối loạn, giúp con sớm hòa nhập cộng đồng, bạn nhé!
Mọi thắc mắc về trẻ tự kỷ và sản phẩm Vương Não Khang, xin vui lòng để lại thông tin hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 18006214 hoặc hotline (Zalo/Viber): 0917212364 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Thu Hương
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.