Tự kỷ chức năng cao là gì?

Theo các chuyên gia, trẻ tự kỷ chức năng cao (HFA) là trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ có chỉ số thông minh IQ ≥70. Điều này có nghĩa trẻ không bị chậm phát triển trí tuệ, có thể nói, đọc, viết và xử lý các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống dưới sự giúp đỡ của người khác. Đây cũng là điểm khác biệt nổi bật nhất giữa trẻ bị HFA với trẻ tự kỷ điển hình.

Tre-tu-ky-chuc-nang-cao-thuong-co-IQ-binh-thuong-hoac-cao

Trẻ tự kỷ chức năng cao thường có IQ bình thường hoặc cao

Mặc dù một số người coi bệnh tự kỷ chức năng cao và hội chứng Asperger là một nhưng thực chất hai tình trạng này có một số điểm khác biệt như sau:

  • Những người tự kỷ chức năng cao ít có khả năng suy luận bằng lời nói hơn so với hội chứng Asperger.
  • Kỹ năng thị giác, không gian, thời gian hay nhận biết các sự vật hiện tượng của trẻ tự kỷ chức năng cao tốt hơn.
  • Trẻ tự kỷ chức năng cao ít có khiếm khuyết hay sai lệch về khả năng vận động.
  • Trẻ tò mò và thích thú với nhiều thứ khác nhau, trái ngược hoàn toàn với việc chỉ quan tâm đến một yếu tố nào đó ở người mắc hội chứng Asperger.

Ngoài ra, có tới 95% trẻ mắc hội chứng Asperger cần hỗ trợ bậc 1. Trong khi đó 55.7% trẻ HFA cần hỗ trợ bậc 1 và 44.3% cần hỗ trợ bậc 2.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ chức năng cao

Giống như rất nhiều trẻ mắc rối loạn phát triển khác, trẻ tự kỷ chức năng cao sẽ có những khác biệt với trẻ bình thường. Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ chức năng cao mà cha mẹ có thể tham khảo.

Rối loạn cảm giác

Trẻ tự kỷ chức năng cao rất nhạy cảm với những yếu tố tác động từ bên ngoài do sự rối loạn các chức năng cảm giác. Chúng bao gồm: Độ nhạy, trung bình hoặc cực kỳ khó chịu với tiếng ồn, đám đông, ánh sáng và mùi vị. Nhiều trẻ còn có biểu hiện lo lắng quá mức, thậm chí là trầm cảm.

Tre-tu-ky-dac-biet-nhay-cam-voi-mui-vi-thuc-an

Trẻ tự kỷ đặc biệt nhạy cảm với mùi vị, thức ăn

Khó khăn khi giao tiếp bằng lời nói

Trẻ tự kỷ thường chậm nói, khó khăn trong việc dùng từ và xây dựng một cuộc trò chuyện đơn giản với người khác. Điều này gây ra rất nhiều hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày, mà sau đó là khả năng học tập, tư duy và nhận thức.

Hành vi lặp đi lặp lại

Những hành vi lặp đi lặp lại như: Quay vòng tròn, kiễng gót, lắc lư người, ngắm nhìn tay... đều là các biểu hiện đặc trưng của tự kỷ chức năng cao. Những thói quen đó sẽ dẫn tới các vấn đề về hành vi, tương tác xã hội không phù hợp, khiến họ bị xa lánh, kỳ thị và dễ bị trêu chọc.

Tốt nhất, khi có các triệu chứng này, cha mẹ nên đưa con đi thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác, từ đó can thiệp điều trị sớm.

>>> Xem thêm: Trẻ tự kỷ có thể chữa khỏi không?

Tự kỷ chức năng cao có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết, hội chứng tự kỷ chức năng cao không quá nguy hiểm. Tuy nhiên những trẻ căn bệnh này có thể gặp phải nhiều khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội, từ đó dẫn tới các cản trở trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.

Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ chức năng cao còn có thể gặp thêm 1 số vấn đề đi kèm như:

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Đây là vấn đề đi kèm phổ biến nhất ở những người bị HFA. Những người mắc chứng ADHD có thể gặp khó khăn trong việc tập trung và học hỏi.
  • Ám ảnh xã hội: Các nhà nghiên cứu cho biết, có khoảng 30% những người mắc chứng tự kỷ chức năng cao phải vật lộn với chứng ám ảnh sợ xã hội ở một mức độ nào đó.
  • Rối loạn lo âu lan tỏa: Khoảng 16% người bị bệnh tự kỷ chức năng cao sẽ gặp vấn đề này. Họ thường cảm thấy lo lắng, căng thẳng không rõ nguyên do.

Tre-tu-ky-chuc-nang-cao-khien-tre-gap-nhieu-kho-khan-trong-giao-tiep-sau-nay

Trẻ tự kỷ chức năng cao khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp sau này

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ chức năng cao

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc tự kỷ chức năng cao. Các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu và đưa ra những nguyên nhân chính sau:

  • Di truyền: Trong quá trình phát triển một số gen bị lỗi dẫn đến não bộ phát triển thiếu hài hòa, gây mất cân bằng trong não bộ.
  • Quá trình mang thai: Giai đoạn mang thai người mẹ sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, ma túy làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ.
  • Môi trường: Trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như nước ăn, không khí,... chứa nhiều kim loại nặng làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ ở trẻ.

Điều trị tự kỷ chức năng cao như thế nào?

Không có một tiêu chuẩn điều trị cụ thể cho tất cả trẻ tự kỷ. Do đó, điều trị và can thiệp tự kỷ phụ thuộc vào triệu chứng, mức độ, cũng như khả năng đáp ứng của từng trẻ. Các phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ hiện nay gồm:

  • Ngôn ngữ trị liệu: Tự kỷ gây ra một loạt các vấn đề về ngôn ngữ và lời nói. Một số trẻ không nói được, trong khi những trường hợp khác lại khó khăn trong việc bắt đầu và duy trì một cuộc hội thoại đơn giản. Lúc này, ngôn ngữ trị liệu là một giải pháp có thể khắc phục những hạn chế đó, bao gồm cả lời nói và cử chỉ.
  • Phân tích hành vi ứng dụng (ABA): ABA tập trung vào việc dạy trẻ các hành vi thích ứng như kỹ năng xã hội, chơi, giao tiếp và giảm bớt hành động tiêu cực thông qua những bài tập trị liệu đặc biệt.

Day-tre-tu-ky-cach-choi-bang-phuong-phap-ABA

Dạy trẻ tự kỷ cách chơi bằng phương pháp ABA

  • Vật lý trị liệu: Kỹ năng vận động (tinh và thô) kém khiến trẻ tự kỷ bị hạn chế trong việc cầm nắm, đi bộ, chạy nhảy như trẻ bình thường. Vật lý trị liệu giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện kỹ năng vận động một cách chính xác và nhanh chóng nhất.
  • Liệu pháp tích hợp cảm giác: Nhiều trẻ tự kỷ nhạy cảm quá mức với một số kích thích nhất định và phản ứng dữ dội khi có sự thay đổi. Những hoạt động trị liệu liên quan đến kỹ năng chơi như: Xích đu, bóng nhún... có thể thu hút sự chú ý và giúp trẻ điều hòa cảm giác của bản thân.
  • Thuốc: Mặc dù không có thuốc chữa tự kỷ hay các triệu chứng của nó nhưng vẫn có một số loại nhất định giúp kiểm soát những vấn đề liên quan, chẳng hạn: Tăng động, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ... Thuốc thường được sử dụng khi các hình thức điều trị thay thế khác đã thất bại.

>>> Xem thêm: Giáo dục trẻ tự kỷ - Những biện pháp phổ biến nhất

Giải pháp giúp tăng hiệu quả điều trị cho trẻ tự kỷ

Điều trị trẻ tự kỷ là một quá trình dài, nhiều khó khăn và đòi hỏi nhiều sự kiên trì. Thấu hiểu những khó khăn đó, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu nhiều giải pháp giúp hỗ trợ điều trị cho trẻ tự kỷ. Đến năm 2013, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang đã ra đời và đem đến tác dụng cải thiện các triệu chứng tự kỷ cho trẻ. 

Vuong-Nao-Khang-Giup-tre-giam-tang-dong-tu-ky

Vương Não Khang - Giúp trẻ giảm tăng động, tự kỷ

Vương Não Khang với thành phần từ: Đinh lăng, thăng ma, thảo quả kết hợp cùng các vi chất thiết yếu cho não bộ sẽ giúp hoạt hóa được các vùng não bộ hoạt động kém, gia tăng được các kết nối thần kinh. Nhờ đó, trẻ sẽ nhanh biết nói, tăng khả năng tập trung ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ, giảm các biểu hiện tăng động và bớt tự kỷ.

Năm 2013, Vương Não Khang đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

  • 71,4% trẻ dùng Vương Não Khang giảm các biểu hiện tăng động, phát triển về khả năng ngôn ngữ -  cao gấp 2 lần so với nhóm không sử dụng.
  • 80,9% trẻ dùng Vương Não Khang đã cải thiện đáng kể các biểu hiện rối loạn giấc ngủ so với trước.
  • 88% cha mẹ đã ghi nhận hiệu quả tích cực của Vương Não Khang trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ.

Nghien-cuu-cua-Vuong-Nao-Khang-duoc-dang-tren-Tap-chi-Y-hoc-thuc-hanh

Nghiên cứu của Vương Não Khang được đăng trên Tạp chí Y học thực hành

Chia sẻ về Vương Não Khang, chuyên gia Quách Thúy Minh nguyên Trưởng khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết: Khi sử dụng Vương Não Khang cho trẻ chậm nói, tăng động, tự kỷ, tôi nhận thấy sản phẩm an toàn, hiệu quả cho trẻ tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển trí tuệ.

 

Chuyên gia Quách Thúy Minh đánh giá về hiệu quả của Vương Não Khang

Hơn 10 năm qua Vương Não Khang hàng nghìn cha mẹ có con gặp tình trạng tự kỷ với các biểu hiện như: Chậm nói, khó bật âm, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi và cảm xúc. Vương Não Khang đã giúp các con cải thiện các biểu hiện của hội chứng tự kỷ, giảm hẳn các rối loạn hành vi hay mất kiểm soát cảm xúc. Từ đó mà giúp các con sớm hòa nhập cùng các bạn để phát triển một cách toàn diện. 

 

Gia đình mẹ con chị Yên vượt qua tự kỷ nhờ có thảo dược Vương Não Khang

Chia sẻ của chị Yên về tình trạng của bé Trương Thanh Bình và Trương Bình Minh con trai chị (Tổ 2 Khu đập nước 1, Cẩm Thủy, Cẩm Phả, Quảng Ninh) trước đây gặp phải. Bé thường xuyên nghịch ngợm không ngồi yên, rất hay la hét, gào khóc giữa đêm, đặc biệt nhiều lúc thì thu mình vào góc nhà. Thế nhưng từ khi  sử dụng Vương Não Khang con đã nhiều chuyển biến cải thiện tốt hơn hẳn.” 

Hi vọng rằng qua bài viết trên quý bạn đọc đã phần nào hiểu được về tự kỷ chức năng cao và phương pháp điều trị hiệu quả tại nhà. Nếu còn bất thắc mắc gì về trẻ tự kỷ chức năng cao cũng như về sản phẩm Vương Não Khang bạn hãy liên hệ về số hotline 0987126085 để được giải đáp.

Thu Hà

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh