Tự kỷ là một “rối loạn phổ”, nghĩa là những người tự kỷ có thể gặp các triệu chứng nhẹ, trung bình hoặc nặng. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em và người lớn được chẩn đoán phổ tự kỷ đều có các rối loạn giống nhau. Vậy trẻ tự kỷ có mấy loại? Đặc điểm của mỗi dạng tự kỷ là gì?
Phân loại tự kỷ
Tự kỷ là một rối loạn phát triển về nhiều mặt song thể hiện chủ yếu ở các kỹ năng tương tác xã hội, ngôn ngữ giao tiếp và hành vi bất thường. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, tỷ lệ tự kỷ là 1/54, tức là cứ 54 trường hợp lại có 1 trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng này và gặp nhiều ở nam hơn nữ.
Hiện nay, để phân loại tự kỷ, người ta dựa vào 3 khía cạnh sau:
Thời điểm khởi phát
- Tự kỷ điển hình (hay tự kỷ bẩm sinh): Triệu chứng xuất hiện sớm trong 3 năm đầu đời.
- Tự kỷ không điển hình: Trẻ phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội khác bình thường trong 3 năm đầu, sau đó biểu hiện tự kỷ dần xuất hiện và có sự thoái lui ở các mặt đã đạt được. Đầu tiên, trẻ ít nói rồi ngừng nói, tiếp theo giảm giao tiếp mắt và các cử chỉ giao tiếp…
Theo chỉ số thông minh
Trẻ tự kỷ không hẳn chậm phát triển trí tuệ mà ngược lại, một số trường hợp có chỉ số IQ cao và thông minh vượt trội ở các lĩnh vực như: Toán học, nghệ thuật... Tuy nhiên, đây chỉ là số ít và hầu hết trẻ tự kỷ không thể tự chăm sóc bản thân bởi sự khiếm khuyết trong các kỹ năng. Do đó, theo chỉ số thông minh, trẻ tự kỷ sẽ được chia thành các loại như sau:
- Trẻ có chỉ số thông minh cao và nói được
Trẻ không có những hành vi tiêu cực song rất thụ động, bất thường trong bối cảnh xã hội. Tuy nhiên, trẻ có thể biết đọc sớm (2-3 tuổi), kỹ năng nhìn tốt. Ngoài ra, trẻ có xu hướng bị ám ảnh bởi một thứ gì đó, nhận thức về hành vi của mình có thể tốt hơn khi trưởng thành.
- Trẻ có chỉ số thông minh cao và không nói được
Trẻ có sự khác biệt giữa kỹ năng nói và vận động, cử động, thực hiện. Các hành vi của trẻ tự kỷ dạng này thường ở mức độ nhẹ, kỹ năng nhìn tốt (có thể nhìn đồ vật chăm chú mà không rời). Trẻ cũng có những kích thích giác quan như nhạy cảm quá mức với âm thanh. Mặt khác, trẻ có thể giữ yên lặng hoặc tự cô lập một mình. Về kỹ năng tương tác, trẻ có thể giao tiếp luân phiên hoặc thích giao tiếp.
Trẻ tự kỷ có thể rất thông minh nhưng ngôn ngữ lại kém- Trẻ có chỉ số thông minh thấp và nói được
Trẻ có nhiều hành vi nhất trong các dạng tự kỷ, thường xuyên la hét, cáu gắt khi phải thay đổi một thói quen, sở thích, thậm chí trở nên hung hãn khi tuổi lớn hơn. Do đó, trẻ có thể xuất hiện các hành vi tự kích thích. Nhóm trẻ này có trí nhớ không tốt, biết nói nhưng thường lặp lại các từ không có nghĩa, khả năng tập trung kém.
- Trẻ có chỉ số thông minh thấp và không nói được
Trẻ thường xuyên im lặng, vốn từ rất ít, hiếm khi sử dụng cử chỉ để giao tiếp. Về sở thích, trẻ có sự quan tâm đặc biệt đến máy móc, nhạy cảm với âm thanh/tiếng động. Kỹ năng xã hội của trẻ không thích hợp, không muốn và không có mối quan tâm đến người khác.
Theo mức độ
Tự kỷ được chia thành các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng:
- Nhẹ: Trẻ có thể giao tiếp mắt tương đối bình thường, giao tiếp với người ngoài hơi hạn chế, học được các hoạt động đơn giản, kỹ năng chơi và nói tương đối bình thường.
- Trung bình: Trẻ có thể giao tiếp mắt, nói được nhưng hạn chế và giao tiếp gặp khó khăn.
- Nặng: Trẻ không giao tiếp mắt, không giao tiếp với người ngoài và không nói được.
>>> Xem thêm: Trị liệu hành vi cho trẻ tự kỷ
Một số dấu hiệu ở trẻ tự kỷ
Để trả lời cho câu hỏi: “Trẻ tự kỷ có mấy loại”, bạn cũng cần dựa vào những khiếm khuyết của trẻ, bao gồm:
Vấn đề tự chăm sóc
- Trẻ có khó khăn khi học kỹ năng sinh hoạt hàng ngày như: Mặc quần áo, tự chăm sóc và vệ sinh cá nhân.
- Trẻ có thể bị phụ thuộc nhiều vào người khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Trẻ có khó khăn trong việc đi lại và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Vấn đề học hành
- Kỹ năng chơi không phát triển, trẻ không biết chơi giả vờ, những trò chơi mang tính xã hội như các bạn bình thường.
- Trẻ có khó khăn về đọc và học tập.
Nhận thức của trẻ
- Kém hoặc không chú ý, thiếu tập trung.
- Trí nhớ ngắn, nghe kém, lơ đãng.
- Thiếu kỹ năng xử lý vấn đề, khó khăn khi định hướng.
Tâm lý xã hội
- Có các hành vi tự kích động như: Đập đầu, lăn đùng ra đất, la hét...
- Trẻ có những nỗi sợ quá mức, lo lắng thái quá, ám ảnh về một thứ gì đó.
- Không kiểm soát được hành động của mình, kém trong giao tiếp xã hội.
>>> Xem thêm: Trẻ tự kỷ sợ gì?
Phát hiện sớm dấu hiệu tự kỷ và sử dụng sản phẩm hỗ trợ giúp trẻ cải thiện tốt hơn
Hội chứng tự kỷ có nhiều biểu hiện khác nhau và mỗi cá nhân lại thể hiện theo một cách. Mặc dù tự kỷ có thể chẩn đoán sớm nhưng không phải ai cũng có khả năng quan sát, đánh giá các hành vi, kỹ năng ở con mình. Điều này dẫn đến việc can thiệp chậm trễ, tạo ra không ít khó khăn trong quá trình điều trị, cũng như sự cải thiện của trẻ sau này.
Để giúp trẻ học tập và cải thiện các kỹ năng tốt hơn, hiện nay, bên cạnh việc can thiệp tích cực, không ít gia đình đã lựa chọn bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí não cho trẻ. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ đinh lăng.
Đinh lăng giúp tăng biên độ sóng não, điều hòa chức năng vỏ não, tăng phản xạ của cơ thể với các kích thích bên ngoài. Bên cạnh đinh lăng, natri succinate, coenzyme Q10 sẽ kích thích hệ thần kinh, cải thiện tổn thương thần kinh, tăng sự tập trung, chú ý và phản xạ. Để nâng cao hiệu quả, đinh lăng còn được kết hợp với thăng ma, ginkgo biloba cung cấp oxy cho tế bào não, cải thiện lưu lượng máu lên não, an thần, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng ngôn ngữ, làm giảm các rối loạn. Ngoài ra, sản phẩm còn có thêm các vitamin, khoáng chất có lợi cho sự phát triển não bộ như: Taurine, vitamin B6, acid folic, coenzyme Q10 có vai trò tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và enzyme thiết yếu cho não. Ngoài ra, những chất này còn giúp tăng sinh chất dẫn truyền thần kinh trung ương, góp phần điều hòa hoạt động não bộ, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não. Điều này giúp kiểm soát các hành vi và biểu hiện quá mức, giảm trạng thái căng thẳng, mệt mỏi do tự kỷ gây ra.
Đinh lăng tốt cho trẻ tự kỷHiện nay, trong bối cảnh có rất nhiều sản phẩm được quảng bá hỗ trợ cho trẻ tự kỷ nhưng chuyên gia cho rằng, cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ và chọn lựa sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất bởi công ty uy tín, nghiên cứu khoa học, được trao tặng các giải thưởng danh giá do người tiêu dùng bình chọn, cũng như thực tế đã sử dụng hiệu quả giúp việc hỗ trợ và bổ sung cho trẻ đạt hiệu quả tối ưu nhất. Và thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa đinh lăng là một trong số ít sản phẩm đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí này.
Như vậy, trẻ tự kỷ có mấy loại đã có câu trả lời. Điều quan trọng là phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ và đừng quên kết hợp sản phẩm có thành phần từ đinh lăng để giúp con học tập tốt hơn, sớm cải thiện những vấn đề còn khiếm khuyết.
Thu Hương
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang - Hỗ trợ giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, hỗ trợ giúp tăng cường khả năng học tập, làm việc, tính tập trung và phản xạ. Thành phần:
Đối tượng sử dụng:
Công dụng:
Hướng dẫn sử dụng:
Số GPQC: 2211/2020/XNQC-ATTP *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Hiện nay, nhãn hàng Vương Não Khang đang triển khai chương trình: Mua 6 tặng 1 thông qua hình thức tích điểm. Theo đó, khi tích đủ 6 điểm trên hệ thống, bạn sẽ nhận được 1 hộp Vương Não Khang hoàn toàn miễn phí, tiết kiệm gần 15%.
Ngoài ra, nhãn hàng Vương Não Khang cũng đang triển khai chương trình CAM KẾT HOÀN 100% TIỀN NẾU KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM KHÔNG HIỆU QUẢ. Đừng bỏ lỡ!