Như chúng ta đã biết, trẻ em học mọi thứ, từ lời nói, vận động, cho đến các kỹ năng xã hội như chơi, tương tác đều bằng cách quan sát và bắt chước mọi người. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ có biết bắt chước không khi chúng thường tránh giao tiếp mắt và có vẻ không quan tâm đến những thứ xung quanh mình. Cùng tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây.

Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không?

Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không?

Trong những năm đầu đời, trẻ nhỏ thể hiện sự gia tăng nhanh chóng cả về kỹ năng giao tiếp bằng lời và không lời, cũng như khả năng sử dụng các đồ vật khác nhau. Tâm lý học cho rằng, quá trình học hỏi đó là do khả năng bắt chước các hành vi và chuyển động thể chất của trẻ.

Thông thường, trẻ em tự kỷ rất ít khi quan tâm đến hành vi của những người xung quanh và nó khiến chúng gặp khó khăn trong việc bắt chước. Điều này cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như khả năng học tập, giao tiếp và xã hội của trẻ. Do đó, trẻ tự kỷ nhìn chung không có khả năng bắt chước và đây có thể coi là một biểu hiện đặc trưng ở hội chứng này.

Vì bắt chước là một nền tảng cho việc học, nên điều quan trọng là phải thiết lập nó càng sớm càng tốt. Khi đứa trẻ đã học cách bắt chước, thì bạn có thể bắt đầu luyện tập các kỹ năng phát triển về ngôn ngữ, tương tác xã hội và nhiều khía cạnh quan trọng khác.

trẻ tự kỷ có biết bắt chước không Bắt chước là một kỹ năng quan trọng mà trẻ tự kỷ phải học

>>> Xem thêm: Cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Mách mẹ cách hay dạy trẻ tự kỷ bắt chước

Bắt chước là điều cần thiết trong quá trình học tập của mọi đứa trẻ. Không chỉ trong thời thơ ấu, nó còn là một phương pháp hiệu quả để có được các kỹ năng khác nhau khi trưởng thành. Thế nhưng, trẻ tự kỷ không thể tự học một số chức năng, hành vi, ngôn ngữ, thông tin theo cách bình thường và vì thế, chúng phải có một hình mẫu. Đây chính là mục đích của việc bắt chước.

Sau đây là một số hoạt động và trò chơi giúp cải thiện kỹ năng bắt chước cho trẻ tự kỷ:

Gõ bằng cách bắt chước

Dụng cụ: 2 chiếc thìa, 1 cái lọ

Thực hiện:

  • Cho trẻ ngồi vào bàn và nắm bắt sự chú ý của trẻ bằng cách đong đưa chiếc thìa trước mắt trẻ.
  • Gõ thìa trên bàn theo một nhịp, tay kia bạn để thìa trong bàn tay của trẻ.
  • Bắt đầu bảo trẻ gõ thìa trên bàn theo nhịp bàn tay kia của bạn.
  • Giảm dần sự giúp đỡ để xem trẻ có tiếp tục gõ không.
  • Nhìn xem trẻ có thay đổi với bạn không. Nếu trẻ không làm, hãy hướng tay trẻ về cái lọ và tiếp tục cử động của chính bạn.
  • Sau 1 phút, bắt đầu lại gõ trên bàn và lặp lại tiến trình (bàn/lọ) để kéo trẻ thay đổi với bạn.
  • Tiếp tục bài tập cho tới khi trẻ có thể bắt chước việc chuyển từ bàn qua lọ và ngược lại mà không cần trợ giúp.

 Dạy trẻ bắt chước qua các trò chơi

Nói trước những âm thanh bằng cách bắt chước

Tiến trình:

  • Bạn ngồi vào ghế với trẻ.
  • Vừa nâng trẻ trên gối, bạn vừa nói “Bùm bùm bùm bùm”.
  • Sau đó, đu đưa trẻ về phía sàn nhà và vừa kéo trẻ lại vừa nói “bụp”, lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Ngừng đu đưa và xem trẻ có phát âm giống như tiếng bụp không.
  • Làm cho trẻ hiểu và cũng phải phát âm như vậy bằng cách sờ vào môi của trẻ.

Bắt chước những cử động của bàn tay

Thực hiện:

  • Trẻ tự kỷ thích xâu hạt và chúng ta có thể sử dụng tài năng này để làm việc trên kỹ năng khác. Đưa cho trẻ sợi dây và một hạt chuỗi để trẻ xâu vào. Ở những lần tiếp theo, bạn yêu cầu trẻ vỗ tay bắt chước giống bạn trước khi bạn đưa hạt chuỗi. Để trẻ làm được, bạn phải vỗ tay trước, sau đó cầm tay hướng dẫn trẻ từng bước.
  • Khi trẻ quen bắt chước cách vỗ tay của bạn để lấy một hạt chuỗi, hãy thay đổi cử động bằng cách vỗ vào bàn hoặc đập vào lòng bàn tay.

Trò chơi xâu hạt giúp phát triển kỹ năng vận động tinh và bắt chước

>>> Xem thêm: Dạy trẻ tự kỷ chỉ tay

Giải pháp từ thảo dược giúp cải thiện rối loạn tự kỷ hiệu quả, an toàn

Bắt chước những hành động cùng đồ chơi là bước đầu tiên mà ba mẹ nên tiếp cận bởi trẻ tự kỷ sẽ thích nghi dễ hơn so với các hình thức khác (như cử chỉ, nét mặt hoặc âm thanh). Bằng cách theo sát sự dẫn dắt của con, bạn có thể giúp con học cách bắt chước nhiều hành động chức năng khác nhau với đồ chơi. Điều này sẽ mở rộng kỹ năng chơi của trẻ và tạo tiền đề cho sự phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội khác.

Bên cạnh việc dạy trẻ tự kỷ bắt chước, ba mẹ có thể kết hợp thêm một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược nhằm tăng cường trí tuệ, hoạt hóa não, góp phần cải thiện khả năng học tập cho trẻ, thúc đẩy quá trình can thiệp tốt hơn. Một sản phẩm nổi bật trong lĩnh vực này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ đinh lăng.

Đinh lăng giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ

Đinh lăng có tác dụng tăng biên độ sóng não, điều hòa chức năng vỏ não, tăng phản xạ đáp ứng, hoạt hóa và đồng bộ chức năng vỏ não. Cùng với đinh lăng, natri succinate, coenzyme Q10 giúp tăng dẫn truyền thần kinh, kích thích não bộ hoạt động. Nhờ vậy, trẻ sẽ nhanh biết nói, học hỏi tốt hơn, tăng khả năng tập trung, chú ý, giảm dần các rối loạn, cải thiện những hành vi và biểu hiện quá mức. Ngoài ra, đinh lăng còn có tác dụng an thần tự nhiên, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Đồng thời, đinh lăng còn được phối hợp với thăng ma, ginkgo biloba giúp tăng tuần hoàn máu não, cung cấp oxy lên não, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ não bộ phát triển. Để tăng hiệu quả, sản phẩm có thêm nhiều vitamin, khoáng chất như: Taurine, vitamin B6, acid folic, coenzyme Q10 giúp cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho tế bào não, tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và enzyme thiết yếu cho não. Điều này giúp cải thiện các hành vi hoặc biểu hiện quá mức, giảm trạng thái ủ rũ, mệt mỏi cho trẻ.

Tất cả các thành phần trong sản phẩm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Do đó, bạn hoàn toàn an tâm cho trẻ dùng từ 3-6 tháng hoặc lâu hơn để đạt hiệu quả tốt.

Đối với trẻ tự kỷ, bắt chước là một kỹ năng quan trọng mà chúng cần học để hỗ trợ các kỹ năng khác như ngôn ngữ, vui chơi hay tương tác xã hội. Hãy tích cực can thiệp cho con và đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ đinh lăng để giúp con học tập tốt, sớm cải thiện các rối loạn, bạn nhé!

Thu Hương

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang - Hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ ở trẻ hay tăng động.

Thành phần:

    • Cao đinh lăng: 230mg 
    • Cao thăng ma: 150mg
    • Chiết xuất ginkgo biloba: 20mg
    • Natri succinate: 100mg
    • Taurine: 40mg
    • Coenzyme Q10: 2,5mg
    • Vitamin B6: 0,3mg
    • Acid folic: 50mcg

Đối tượng sử dụng:

    • Trẻ em tăng động dẫn tới rối loạn giấc ngủ.
    • Trẻ tự kỷ

Công dụng:

    • Hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não
    • Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ ở trẻ hay tăng động.

Hướng dẫn sử dụng:

    • Trẻ em dưới 3 tuổi: Ngày uống 2 gói.
    • Trẻ từ 3 đến 6 tuổi: Ngày uống 3 gói.
    • Trẻ trên 6 tuổi: Ngày uống 4 gói.
    • Hòa tan lượng cốm trong gói với nửa ly nước.
    • Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ.
    • Nên dùng 1 đợt liên tục từ 3 - 6 tháng để có kết quả.

Số GPQC: 2211/2020/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 

Hiện nay, nhãn hàng Vương Não Khang đang triển khai chương trình MUA 6 TẶNG 1 với ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Theo đó, khi mua đủ 6 hộp Vương Não Khang, bạn sẽ nhận được 1 hộp hoàn toàn miễn phí, tiết kiệm gần 15%.

Ngoài ra, nhãn hàng còn có chương trình CAM KẾT HOÀN 100% TIỀN NẾU KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM KHÔNG HIỆU QUẢ. Đừng bỏ lỡ!