Trẻ em bị tăng động giảm chú ý cần nên sử dụng kết hợp thuốc điều trị với liệu pháp trị liệu hành vi. Điều này được gọi lại phương pháp điều trị đa phương thức - lời khuyên từ các chuyên gia Nhi.

 

Dua-tre-den-cac-co-so-y-te-uy-tin-khi-con-co-bieu-hien-cua-tu-ky_.jpg

Ảnh minh họa: Liệu pháp hành vi cho trẻ em bị tăng động giảm chú ý

Liệu pháp hành vi cho trẻ em bị tăng động giảm chú ý

Có nhiều hình thức trị liệu hành vi nhưng tất cả đều có mục tiêu chung – để thay đổi môi trường thể chất và xã hội của trẻ từ đó giúp cải thiện hành vi ở trẻ em bị tăng động giảm chú ý. Theo cách tiếp cận này, bạn sẽ học được cách tốt hơn để làm việc và liên hệ với trẻ em bị tăng động giảm chú ý. Ngoài ra, bạn sẽ học được cách thiết lập và thực thi các quy tắc, giúp trẻ có thể hiểu được những gì trẻ cần làm, đồng thời sử dụng kỷ luật hiệu quả và khuyến khích các hành vi tốt ở trẻ. Liệu pháp hành vi tập trung vào việc khuyến khích những hành vi tốt và ngăn cản hành vi không mong muốn. Nó khác với liệu pháp chơi hoặc liệu pháp khác tập trung chủ yếu vào trẻ và cảm xúc của trẻ. Là người chăm sóc chính của trẻ, cha mẹ đóng vai  trò quan trọng trong liệu pháp trị liệu hành vi. Tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn sẽ giúp bạn hiểu thêm về  ADHD, các cách tích cực và cụ thể để ứng phó với hành vi của trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý. Điều này sẽ giúp trẻ cải thiện.

Trong nhiều trường hợp khác nhau, có thể chỉ cần can thiệp đến từ phía gia đình, nhưng với những đứa trẻ khó khăn hơn, cần thiết phải có giáo viên hướng dẫn/ người chăm sóc riêng. Bên cạnh đó, cha mẹ cần nhớ phải tự chăm sóc chính bản thân, vì chăm sóc bản thân cũng chính là chăm sóc  chính con của bạn. Là cha mẹ của một đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể mệt mỏi và cố gắng. Nên cha mẹ có thể tìm sự trợ giúp từ các nhóm hỗ trợ, các giáo viên phụ trách hoặc các gia đình có trẻ em mắc chứng tăng động giảm chú ý. Hãy tìm hiểu các kỹ thuật quản lý stress để giúp bạn phản ứng một cách bình tĩnh với những hành vi của trẻ. Tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bản thân cảm thấy bị choáng ngợp hoặc vô vọng.

Ảnh minh họa: Giúp trẻ học cách đưa ra quyết định bằng việc sử dụng những đồ vật mà trẻ thích

Ảnh minh họa: Giúp trẻ học cách đưa ra quyết định bằng việc sử dụng những đồ vật mà trẻ thích

Các mẹo giúp trẻ em bị tăng động giảm chú ý kiểm soát tốt được hành vi của mình:

Lên lịch trình sinh hoạt hàng ngày cho trẻ: Cố  gắng lên kế hoạch về thời gian cho trẻ tỉnh dậy, ăn, tắm, đi học, và đi ngủ trong ngày.

• Giảm bớt phiền nhiễu: Âm thanh quá lớn, các trò chơi trên máy tính và TV có thể kích thích quá mức đối với con của bạn. Hãy đảm bảo TV hoặc âm nhạc tắt trong giờ ăn và khi trẻ đang làm bài tập ở nhà. Không đặt TV trong phòng ngủ của trẻ. Bất cứ khi nào có thể, tránh đưa trẻ đến những nơi có thể quá kích thích như trung tâm mua sắm bận rộn.

• Sắp xếp ngôi nhà tạo cảm giác thân thiện với trẻ: Nếu trẻ có những nơi cụ thể và hợp lý để giữ đồ học, đồ chơi, quần áo của mình, bé ít có khả năng bị mất chúng hơn. Ví dụ như để ba lo đi học trước cửa để trẻ có thể lấy nó trên đường ra khỏi cửa.

• Khen thưởng hành vi tích cực: Hãy khuyến khích con bằng những từ “ con giỏi quá “. “ con làm tốt “, một cái ôm, hay một giải thưởng nhỏ khi trẻ làm tốt hay có những hành vi tích cực.

• Đặt mục tiêu nhỏ để trẻ có thể làm được: Hãy chắc chắn rằng trẻ có thể hiểu rằng trẻ có thể thực hiện được các bước nhỏ để học cách kiểm soát bản thân tốt hơn.

• Giới hạn lựa chọn: Giúp trẻ học cách đưa ra quyết định tốt nhất bằng cách chỉ cho trẻ 2 đến 3 tùy chọn mỗi lần.

• Giúp trẻ ở lại “ trên công việc “: Sử dụng biểu đồ và danh sách kiểm tra để theo dõi tiến độ bài tập về nhà hoặc công việc của trẻ. Giữ hướng dẫn ngắn gọn. Cung cấp lời nhắc thường xuyên, liên tục.

• Tìm các hoạt động mà trẻ hứng thú: Hãy để ý xem trẻ của bạn thích làm gì nhất, từ đó nên giúp trẻ làm những việc mà trẻ thích nhiều hơn.

Các mẹ nên biết rằng can thiệp cho trẻ trong giai đoạn “ vàng “ là góp phần nâng cao hiệu quả can thiệp điều trị cho trẻ em bị tăng động giảm chú ý Với nội dung chia sẻ ở trên, nếu còn vấn đề gì thắc mắc, cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0987 126 085 để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

**********

XEM THÊM: Chậm nói, tăng động có mắc chứng tự kỷ không ? ♦ Chăm sóc trẻ tăng động, giảm chú ý - 17 mẹo bỏ túi cho mẹ? Vương Não Khang - giải pháp hiệu quả cho trẻ tăng động, giảm chú ý

THÔNG TIN HỮU ÍCH:  Não bộ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ và tâm vận động ở trẻ và không phải trẻ nào cũng có sự phát não bộ giống nhau. Do vậy, với việc dạy con học nói đặc biệt là dạy những trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ kèm theo biểu hiện mất tập trung, hiếu động quá mức thì rất cần sự tác động đến não bộ của con bên cạnh sự tương tác từ môi trường bên ngoài.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MANG ĐẾN GIẢI PHÁP AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHO TRẺ

Tháng 2/2015, Bệnh viện Nhi trung ương công bố kết quả nghiên cứu Vương Não Khang – Ghi nhận hiệu quả của sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả trong các lĩnh vực:

► Cải thiện khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, tiếp thu

► Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.

► Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu.

► Tăng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ

Không tìm thấy tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng VƯƠNG NÃO KHANG. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 4 ( 959) – 2015).

Nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang trên Tạp chí Y học thực hành

Nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang trên Tạp chí Y học thực hành