Trẻ chậm nói là từ ngữ được nhiều người tìm kiếm thông tin hiện nay. Vấn đề trẻ chậm nói được xem là căn “bệnh” thời hiện đại. Trẻ chậm nói có thật sự cần quan tâm hay không? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói?
Tìm hiểu về trẻ chậm nói
Khi con có dấu hiệu chậm nói, nhiều phụ huynh “chủ quan” và quan niệm rằng đó là chuyện bình thường, trẻ nhanh đi thì chậm nói hay đó là dấu hiệu của trẻ thông minh, bên cạnh đó không ít phụ huynh lại lo lắng hoang mang khi con chậm nói.
Chậm nói là dấu hiệu của nhiều vấn đề liên quan đến phát triển như rối loạn ngôn ngữ diễn đạt, chậm phát triển, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn tự kỷ và các vấn đề tâm lý.
Xem thêm: Trẻ chậm nói sẽ thông minh hay kém thông minh
Làm sao để nhận ra trẻ chậm nói?
Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ là thước đo giúp phụ huynh xác định trẻ chậm nói hay không.
- Trẻ từ 3 – 6 tháng: Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”. - Trẻ từ 6 – 9 tháng: Nói được 2 âm khác nhau “ma ma” “ da da”. - Trẻ từ 9 – 12 tháng: Trẻ phát âm “ê” “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ. - Trẻ từ 12 – 15 tháng: Trẻ phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục. - Trẻ từ 15 – 18 tháng: Sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. - Trẻ từ 18 tháng đến 2 năm: Biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối. - Trẻ 2 – 3 tuổi: Nói rất nhiều, biết từ 50 đến 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. - Trẻ 3 – 4 tuổi: Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao, nhắc lời người khác với 6 từ. (Khoa Tâm lý – BV Nhi Đồng 2)
Mặc dù mỗi trẻ có sự phát triển không giống nhau nhưng trẻ sẽ đạt mốc phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi nhất định.
Khi con có dấu hiệu của chậm nói, phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện nhi để được thăm khám và xác định nguyên nhân, nếu được phát hiện sớm sẽ có phương pháp can thiệp kịp thời, phù hợp cho trẻ.
Trẻ chậm nói sẽ kém tự tin trong giao tiếp, khó biết cách bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình có thể dẫn đến những bực tức, ức chế về tâm lý và có thể gây nên những thất bại trong trường học do đó chăm sóc phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói là điều quan trọng - cha mẹ có thể giúp trẻ thúc đẩy cải thiện khả năng ngôn ngữ.
Xem thêm: Trẻ chậm nói đơn thuần có đáng lo hay không
Vương Não Khang, giải pháp cho trẻ chậm nói, chậm phát triển trí tuệ, trẻ tự kỷ
--Tổng hợp từ internet--
Thông tin cho phụ huynh:
Não bộ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ vậy nên việc bổ sung sản phẩm bổ não hỗ trợ phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho con là điều cần thiết trong quá trình thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ. Hiện nay, Vương Não Khang là sản phẩm đã được nghiên cứu tại Viện Nhi trong hỗ trợ phát triển trí tuệ của trẻ đồng thời sản phẩm cũng ghi nhận những phản hồi tốt từ cha mẹ sau khi sử dụng cho con.
Nghiên cứu đã ghi nhận hiệu quả của sản phẩm:
► Cải thiện khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, tiếp thu
► Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.
► Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu.
► Tăng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ
Không tìm thấy tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng VƯƠNG NÃO KHANG. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SẢN PHẨM
Nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang trên Tạp chí Y học thực hành
DANH HIỆU ĐẠT ĐƯỢC
Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng
Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em
CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG VƯƠNG NÃO KHANG HIỆU QUẢ Xem tại Đây