Chậm nói không có nghĩa là tự kỷ, nhưng 80% trẻ tự kỷ có biểu hiện chậm nói hoặc không nói, gây ra không ít nhầm lẫn trong việc chẩn đoán và điều trị can thiệp. Khác với tự kỷ, trẻ chậm nói đơn thuần thường không gặp bất cứ trở ngại gì về hành vi hay nhận thức mà chỉ có sự hạn chế khi giao tiếp. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những điểm khác nhau giữa hai tình trạng này, giúp cha mẹ có thể đánh giá sát nhất về các biểu hiện của con mình.

Trẻ chậm nói đơn thuần có biểu hiện gì?

Trẻ chậm nói đơn thuần là khả năng giao tiếp ở tất cả các phương diện, bao gồm lời nói và cử chỉ đều bị hạn chế. Vốn từ ít khiến trẻ khó diễn đạt mong muốn của bản thân nhưng vẫn có thể hiểu và thực hiện được một số mệnh lệnh của người lớn. Để nhận biết chậm nói là bình thường hay bất thường, cha mẹ hãy chú ý đến sự phát triển về tâm vận động của trẻ theo độ tuổi.

Thông thường, trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi là giai đoạn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ và kỹ năng nói. Điều quan trọng không phải là trẻ có nói hay không mà khả năng nghe hiểu mới là yếu tố quyết định vấn đề.

Trẻ 18 tháng biết chạy vững, bò lên cầu thang, tự múc thức ăn và sử dụng tay để chỉ mọi thứ. Với trẻ 24 tháng, chúng sẽ bắt đầu bắt chước hành động của người lớn, phân biệt được không gian, thời gian, con vật... Ngoài ra, nhận thức của trẻ cũng phong phú và đa dạng hơn. Đây chính là những dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần mà cha mẹ cần lưu tâm để tránh nhầm lẫn với các tình trạng khác.

>>> Xem thêm: Mẹo chữa chậm nói bằng đậu đỏ

Phân biệt trẻ chậm nói đơn thuần và do tự kỷ

“Trẻ chậm nói có phải tự kỷ không?” là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh khi thấy con mình ít nói so với các bạn. Tuy nhiên, có một loạt khác biệt giữa trẻ chậm nói đơn thuần và do tự kỷ mà phụ huynh cần lưu ý, bao gồm:

Thiếu hụt kỹ năng giao tiếp

Thực tế, trẻ chậm nói đơn thuần dù gặp khó khăn trong khi nói, nhưng có thể hiểu và thực hiện được một số mệnh lệnh (bằng lời nói hoặc cử chỉ) của người lớn. Ngược lại, trẻ chậm nói tự kỷ không thể làm được điều này mà có những biểu hiện như:

    • Chỉ nói bằng từ đơn, lặp đi lặp lại một cụm từ nhất định, không có lời nói thật mà chỉ bập bẹ tạo ra tiếng động. Nếu có nói cũng không hiểu nghĩa của chúng.
    • Không quay lại khi được gọi tên.
    • Không chỉ vào đồ vật, hình ảnh hoặc con người.
    • Không sử dụng cử chỉ hay ánh mắt để giao tiếp.
    • Không bắt chước nét mặt hoặc cử chỉ của người khác.
    • Ít hoặc không giao tiếp bằng mắt.
    • Không hiểu câu nói của người khác hoặc chỉ hiểu theo nghĩa đen.

Giảm tương tác xã hội

Thông thường, trẻ nhỏ có thể sợ sệt, lo lắng khi gặp người lạ, nhưng ngay sau đó sẽ biết điều chỉnh và quen dần. Ở trẻ tự kỷ, chúng rất khó tương tác với người khác, kể cả những bạn bằng tuổi hay người thân của mình. Ngoài ra, trẻ còn có thể thiếu hụt một số vấn đề về xã hội khác, bao gồm:

    • Không biết điều chỉnh cảm xúc, có thể khóc, cười hoặc la hét bất cứ thời điểm nào.
    • Không nhận thức được nguy hiểm, có thể lao ngay ra ngoài mà không sợ điều gì.
    • Thích chơi một mình, không biết chia sẻ sở thích hoặc bất cứ thứ gì với trẻ khác.
    • Không nói cho người lớn khi bị đau hoặc muốn điều gì đó.

Trẻ chậm nói tự kỷ

Trẻ chậm nói do tự kỷ còn bị thiếu kỹ năng tương tác xã hội

Ngoài những vấn đề về ngôn ngữ, điểm khác biệt rõ nét nhất giữa trẻ chậm nói đơn thuần và do tự kỷ là các hành vi bất thường, rối loạn cảm xúc, rối loạn giác quan, tiêu hóa, giấc ngủ… Vì vậy, nếu trẻ bị chậm nói kèm những biểu hiện ở trên, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế Nhi khoa để được chẩn đoán và điều chỉnh kịp thời.

>>> Xem thêm: Bé 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói?

Dù trẻ bị chậm nói đơn thuần, tự kỷ hay bất kỳ một rối loạn phát triển nào khác thì việc phát hiện và can thiệp sớm đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trị liệu. Tuy nhiên, trẻ chậm nói đơn thuần có thể chẩn đoán nhanh và đơn giản hơn nhiều so với nguyên nhân tự kỷ. Nhưng dù là nguyên nhân gì, trẻ chậm nói vẫn cần được can thiệp sớm để cải thiện khả năng ngôn ngữ.

Tích cực dạy trẻ tập nói

Với trẻ chậm nói đơn thuần, phụ huynh có thể tự điều chỉnh và can thiệp tại nhà bằng các liệu pháp giáo dục kết hợp thay đổi môi trường sống. Điều quan trọng là trẻ cần được nói chuyện mỗi ngày để từ đó hình thành thói quen ngôn ngữ, cải thiện khả năng tư duy, nhận thức và phản xạ. Hãy trò chuyện với trẻ mỗi ngày, tận dụng mọi lúc mọi nơi, kể cả khi ăn cơm hay đi ngủ.

Ví dụ: Trong khi tắm, mẹ có thể chỉ vào các bộ phận của cơ thể và hỏi đó là gì để kích thích trẻ nói, đồng thời tăng vốn từ vựng cho trẻ. Ngoài ra, đọc sách hàng ngày, sử dụng các con vật hoặc flash card (thẻ thông tin) cũng là những mẹo nhỏ giúp mẹ dạy trẻ học nói một cách tốt hơn, tạo sự hứng thú, vui vẻ cho trẻ. Nhìn chung, sau 3 - 6 tháng, trẻ có thể bắt kịp các mốc phát triển về ngôn ngữ và tương tác, hoàn thiện những kỹ năng còn thiếu.

Lưu ý khi dạy trẻ học nói

Tâm lý hoang mang, lo lắng khi có con chậm nói là điều dễ hiểu ở phần lớn phụ huynh. Vậy nên, rất nhiều người đã vội vàng dạy con học nói thật nhanh mà không tìm hiểu kỹ các vấn đề, cũng như xây dựng một kế hoạch can thiệp cụ thể, dẫn đến việc điều trị bị hạn chế.

Để việc dạy trẻ tập nói đạt kết quả tốt nhất, cha mẹ cần thực hiện một số lưu ý như sau:

    • Nên nói những vật có trước mặt hay điều đang xảy ra.
    • Không ép trẻ phải nói nhưng cần đưa ra lời khen, động viên khi trẻ nói đúng.
    • Sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, nói to, chậm, rõ ràng để trẻ nghe và làm theo tốt hơn.
    • Nên dạy trẻ tập nói qua các tình huống cụ thể xảy ra hàng ngày, giúp tăng khả năng giao tiếp và trao đổi ngôn ngữ cho trẻ.
    • Không cho trẻ xem tivi một mình, thay vào đó, hãy cùng xem và bàn luận về những sự vật có trong các chương trình để trẻ biết điều gì đang diễn ra, cũng như tiếp nhận thông tin đa chiều.

>>> Xem thêm: Trẻ chậm nói có phải là bệnh lý?

Khi nào cần đưa trẻ chậm nói đi khám?

Hoàn toàn dễ hiểu khi cha mẹ tin rằng, trẻ nhỏ có các mốc phát triển nhanh chậm khác nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện chậm nói so với độ tuổi, đó là điều hết sức đáng ngại. Trẻ chậm nói sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt cũng như thể hiện bản thân sau này. Vì vậy, bất cứ thời điểm nào bạn nhận thấy con mình có biểu hiện chậm nói, hãy đưa con đi khám ngay lập tức. Đừng chờ đợi hay hy vọng con sẽ nói và bắt kịp các bạn mà vô tình “tước đi” cơ hội can thiệp, cũng như điều trị sớm của con.

Khám cho trẻ chậm nói

Cần đưa trẻ đi khám nếu có các biểu hiện ít nói, chậm nói

 

>>> Xem thêm: Khám trẻ tự kỷ ở đâu TP. HCM

Vương Não Khang - Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ điều trị cho trẻ chậm nói đơn thuần và do tự kỷ

Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói ngày càng tăng khiến rất nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng. Một điều may mắn là phần lớn những trẻ chậm nói được xác định do đơn thuần, bên cạnh các trường hợp tự kỷ hay rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù chậm nói ở trẻ là vì điều gì thì phát hiện và can thiệp sớm cũng rất quan trọng. Đồng thời, tích cực dạy trẻ học nói kết hợp bổ sung các sản phẩm từ thảo dược giúp phát triển chức năng não bộ nhằm hỗ trợ quá trình can thiệp cũng rất cần thiết. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Vương Não Khang là một gợi ý tốt mà cha mẹ nên tham khảo.

Cốm Vương Não Khang

Vương Não Khang - Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ điều trị cho trẻ chậm nói đơn thuần

Vương Não Khang hỗ trợ điều trị cho các trẻ tự kỷ, chậm nói và các rối loạn phát triển khác theo cơ chế như sau:

    • Tăng cường dẫn truyền thần kinh: Vương Não Khang có thành phần chính từ đinh lăng giúp hoạt huyết dưỡng não và cải thiện lưu lượng máu lên não. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đinh lăng giúp tăng biên độ sóng não, đồng bộ chức năng vỏ não, kích thích não bộ hoạt động. Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ, khả năng tiếp nhận ánh sáng và kích thích tốt hơn, giúp trẻ tập trung, ghi nhớ, chóng bật âm và nhanh biết nói. Ngoài ra, đinh lăng còn có tác dụng an thần tự nhiên, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
    • Tăng cường tuần hoàn máu não: Cùng với đinh lăng, các thành phần khác như: Thăng ma, ginkgo biloba giúp cải thiện lưu lượng máu lên não, qua đó cung cấp oxy cho não hoạt động và tăng cường trí nhớ.
    • Cung cấp dinh dưỡng: Hiệu quả của sản phẩm càng được củng cố khi có mặt của các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho não như: Taurine, vitamin B6, acid folic… giúp tăng tính dẫn truyền thần kinh, cải thiện quá trình trao đổi chất và chống oxy hóa.

Chính nhờ những công dụng ở trên, cốm Vương Não Khang là một giải pháp độc đáo cho trẻ chậm nói đơn thuần, cũng như các rối loạn phát triển khác. Với thành phần từ các loại thảo dược, sản phẩm đặc biệt an toàn và không gây tác dụng phụ cho trẻ khi sử dụng lâu dài. Vì vậy, mẹ hãy an tâm cho trẻ sử dụng theo đúng lộ trình từ 3 - 6 tháng hoặc lâu hơn nữa để có hiệu quả tốt nhất.

Cơ chế tác động của sản phẩm Vương Não Khang

Nhiều phụ huynh đã cải thiện chậm nói, tăng động cho con thành công

Gần 6 năm có mặt trên thị trường, Vương Não Khang đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình trên cả nước trong quá trình can thiệp cho trẻ chậm nói, tự kỷ, tăng động giảm chú ý. Dưới đây là một số phản hồi tích cực của các phụ huynh khi cho con sử dụng sản phẩm:

>>> Chị Phạm Thị Thanh Thủy (FB Thảo Nguyên, thôn Phước Hòa, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

Chị Thủy có con trai 3 tuổi nhưng chỉ nói được vài từ “ba, bà”, chậm nói, thậm chí có những hành vi hiếu động quá mức. Thế nhưng, chỉ sau 5 tháng tích cực dạy con tập nói kết hợp sử dụng Vương Não Khang, tình trạng chậm nói đã cải thiện đáng kể, các biểu hiện tăng động cũng giảm dần. Cùng xem những chia sẻ của chị qua video sau:

Và còn rất nhiều trường hợp trẻ chậm nói, tăng động khác nhờ sử dụng Vương Não Khang đã biết nói, tập trung và cải thiện tốt.

Phản hồi của các mẹ về Vương Não Khang

Ngoài ra, còn rất nhiều những đánh giá tích cực của phụ huynh khi sử dụng Vương Não Khang cho con. Hãy cùng xem những chia sẻ đó ngay TẠI ĐÂY.

Nghiên cứu của Vương Não Khang

Tháng 2/2015, đề tài nghiên cứu sản phẩm Vương Não Khang đã được công bố – Ghi nhận hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các rối loạn phát triển ở trẻ em. Đó là:

    • Cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, tiếp nhận, nhận thức.
    • Cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.
    • Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu.
    • Tăng khả năng học tập, chú ý, ghi nhớ.
    • Không tìm thấy tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm.

Nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang

Chi tiết về kết quả nghiên cứu của Vương Não Khang mời bạn xem TẠI ĐÂY.

Chuyên gia đánh giá Vương Não Khang

Không chỉ được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn, sản phẩm Vương Não Khang còn nhận sự đánh giá cao từ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành. Mời bạn xem Ths Quách Thúy Minh làm rõ về lợi ích của việc phối hợp Vương Não Khang với các phương pháp dạy trẻ chậm nói trong video dưới đây:

Danh hiệu đã đạt được

Nhờ những đóng góp to lớn trong việc cải thiện các triệu chứng ở trẻ chậm nói, tự kỷ, tăng động giảm chú ý, cốm Vương Não Khang đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực y học:

z3244610250116_509d3bd4454e8d98970c100f1390c4e2.jpg

 Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em

z3244610873077_807da339424e6aed73a9f571a91dd6e8.jpg

Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương z3244611474864_1367951c0fe45b1372709148a248c277.jpg

Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng

Trên đây là những thông tin về trẻ chậm nói đơn thuần mà mọi phụ huynh đều nên biết. Hơn ai hết, cha mẹ là người hiểu và bên trẻ nhiều nhất, nên có lẽ bất kỳ sự thay đổi nào cũng có thể gây chú ý và lo lắng quá mức. Điều quan trọng là cha mẹ hãy luôn theo dõi các biểu hiện của trẻ, sau đó đối chiếu với những kỹ năng trẻ có thể đạt được trong cùng độ tuổi, từ đó có những phát hiện và điều chỉnh kịp thời.

Mọi thắc mắc về trẻ chậm nói và sản phẩm Vương Não Khang, xin vui lòng để lại thông tin hoặc gọi điện đến  0917212364 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Thu Hương

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh