Hiện nay, tình trạng trẻ tự kỷ ngày càng phổ biến tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Thống kê mới nhất từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết: Tính đến năm 2020, tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ là 1/54. Điều này có nghĩa: Cứ 54 trẻ thì có 1 trường hợp bị tự kỷ. Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm và can thiệp tích cực sẽ cải thiện khả năng giao tiếp, nhận thức và hòa nhập xã hội. Vậy nhận biết trẻ tự kỷ bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một rối loạn sinh học thần kinh phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến 3 lĩnh vực: Giảm giao tiếp, giảm tương tác xã hội và hành vi, sở thích bất thường.
Theo các chuyên gia, tự kỷ được chia làm 4 loại:
-
- Tự kỷ điển hình: Triệu chứng xuất hiện trước 3 tuổi ở cả 3 lĩnh vực nói trên.
- Tự kỷ không điển hình: Biểu hiện sau 3 tuổi nhưng chỉ có từ 1 đến 2 lĩnh vực.
- Tự kỷ chức năng cao: Biết chữ số sớm, trí nhớ máy móc tốt nhưng kém giao tiếp và tương tác xã hội.
- Hội chứng phân rã ở trẻ em: Từ 3-4 tuổi, trẻ phát triển bình thường, sau đó xuất hiện các dấu hiệu tự kỷ nặng.
Trên thực tế, trẻ tự kỷ không có sự khác biệt về hình thể, bề ngoài so với bình thường. Vậy làm sao để biết trẻ đang mắc tự kỷ?
Nhận biết trẻ tự kỷ bằng cách nào?
Như đã đề cập ở trên, chứng tự kỷ thể hiện rõ ràng nhất qua sự suy giảm về khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi bất thường. Cụ thể:
Suy giảm khả năng giao tiếp
Nhìn chung, trẻ tự kỷ sẽ có các kỹ năng giao tiếp khác nhau, nhưng phần lớn đều suy giảm so với trẻ bình thường. Cụ thể:
-
- Trẻ chậm nói, ít nói.
- Lặp lại chính xác những gì người khác nói mà không hiểu nghĩa.
- Không dùng đại từ xưng hô khi nói chuyện.
- Với trẻ đã biết nói: Hay nhại lời, diễn đạt kém, nói ngược.
- Không dùng cử chỉ, điệu bộ để hỗ trợ lời nói khi giao tiếp.
Giảm tương tác xã hội
Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản ở trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ. Trẻ tự kỷ thường:
-
- Ít giao tiếp bằng mắt.
- Không phản ứng khi được gọi tên hoặc với các âm thanh khác.
- Thích chơi một mình, không biết hoặc hiếm khi chia sẻ sở thích với người khác.
- Không chỉ tay đến đối tượng hoặc sự kiện để gây sự chú ý.
- Ít khi thể hiện cảm xúc với nụ cười của người khác.
Hành vi, sở thích bất thường
Trẻ tự kỷ sẽ có sự khác biệt về hành vi, sở thích trong cuộc sống. Tuy nhiên, đặc điểm này thường ít được phụ huynh để ý và nghĩ đó là những thói quen của trẻ. Điển hình là:
-
- Trẻ nhảy, quay tròn người, đi kiễng gót, hay ngắm nhìn tay…
- Có những thói quen rập khuôn như: Bật/tắt công tắc đèn liên tục, đi về theo đúng một đường, quay bánh xe, gõ đập đồ chơi...
- Luôn cầm nắm một thứ gì đó trong tay như: Bút, chai, lọ, đồ chơi…
Ngoài những biểu hiện ở trên, trẻ tự kỷ còn có một số vấn đề đi kèm khác, bao gồm: Tăng động, rối loạn điều hòa cảm giác, động kinh, chậm phát triển trí tuệ…
Nguyên nhân trẻ tự kỷ là gì?
Hiện nay, nguyên nhân trẻ tự kỷ vẫn còn là ẩn số với các nhà khoa học. Tuy nhiên, vẫn có những bằng chứng nhất định về hội chứng này, bao gồm:
-
- Di truyền
Sự bất thường trong cấu trúc gen của trẻ tự kỷ là minh chứng rõ ràng nhất của hội chứng này. Tuy nhiên, không có một gen cụ thể nào được phát hiện gây ra rối loạn và các nhà nghiên cứu vẫn đang trong quá trình tìm kiếm.
-
- Quá trình sinh nở của người mẹ
Người mẹ bị nhiễm virus trước khi sinh có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ. Ngoài ra, với những trường hợp sinh non, trẻ phải thở máy cũng được coi là tác nhân gây ra tự kỷ.
-
- Môi trường sống
Ở một vài nghiên cứu, người ta đã thấy rằng, phụ nữ mang thai trong 8 tuần đầu sống gần những nông trại có sử dụng thuốc trừ sâu sau khi sinh con được xác định là mắc chứng tự kỷ. Điều này cho thấy, hóa chất có thể gây ra những tổn thương về mặt di truyền, dẫn đến trẻ bị tự kỷ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa của hội chứng rối loạn phổ tự kỷ là do:
-
- Khả năng dẫn truyền của các tế bào thần kinh kém
Não người có hơn 86 tỷ tế bào thần kinh. Chức năng cơ bản của tế bào thần kinh là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh dưới dạng các tín hiệu hóa học, cho phép não tiếp nhận thông tin, từ đó đưa ra phản ứng để đáp ứng với những kích thích liên quan. Vì thế, khi khả năng dẫn truyền thần kinh bị suy giảm, nó có thể góp phần sinh ra các rối loạn về tâm thần và thần kinh. Đây chính là cơ sở hình thành chứng tự kỷ ở trẻ em.
Khả năng dẫn truyền của hệ thần kinh kém là nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỷ-
- Tuần hoàn máu lên não kém
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, thiếu oxy lên não có mối tương quan mật thiết với chứng tự kỷ. Theo đó, vùng não của trẻ tự kỷ có sự khác biệt rõ rệt so với bình thường, bao gồm: Vỏ não trán trước, thùy thái dương, thùy chẩm… Như vậy, tuần hoàn máu lên não kém đã dẫn đến các rối loạn chức năng não, gây ra những bất thường trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
-
- Thiếu dinh dưỡng thiết yếu cho hệ thần kinh
Theo các chuyên gia, thiếu dinh dưỡng thiết yếu có thể gây ra sự thâm hụt và biến dạng trong cấu trúc não. Không đủ vitamin, khoáng chất hay rối loạn chuyển hóa khiến quá trình nhận thức bị sai lệch, hạn chế trong việc quản lý năng lượng tế bào, mà sau đó là dẫn truyền thần kinh. Tất cả những điều này đều có thể dẫn tới hội chứng tự kỷ ở trẻ em.
Điều trị cho trẻ tự kỷ như thế nào?
Điều trị trẻ tự kỷ nên bắt đầu càng sớm càng tốt, nhất là sau khi chẩn đoán. Đó là khuyến cáo của tất cả các bác sĩ, chuyên gia cho những phụ huynh có con không may mắc hội chứng này.
Hiện nay, điều trị tự kỷ ở trẻ em gồm 3 phương pháp chính:
-
- Giáo dục can thiệp
Các chương trình giáo dục đặc biệt chuyên sâu, bền vững và trị liệu hành vi có thể giúp trẻ tự kỷ học được kỹ năng tự chăm sóc bản thân, cũng như những khía cạnh khác của cuộc sống.
Có rất nhiều biện pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ, bao gồm: Phân tích hành vi ứng dụng, ngôn ngữ trị liệu, trị liệu điều hòa cảm giác…
Giáo dục can thiệp có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ-
- Dùng thuốc
Ở thời điểm hiện tại, không có thuốc chữa khỏi tự kỷ hoặc những triệu chứng của nó. Tuy nhiên, vẫn có một số loại thuốc được dùng để kiểm soát các hành vi và biểu hiện quá mức, giảm trạng thái mệt mỏi, lo lắng đi kèm như: Thuốc trầm cảm, chống loạn thần...
-
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện cho trẻ hợp lý
Các chuyên gia không khuyến nghị một chế độ ăn uống cụ thể nào cho trẻ tự kỷ nhưng việc xây dựng tháp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng. Cha mẹ nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều chất béo, rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.
Phối hợp Vương Não Khang và giáo dục can thiệp giúp cải thiện nhanh các rối loạn cho trẻ tự kỷ
Thực tế, điều trị cho trẻ tự kỷ cần rất nhiều thời gian, công sức và phải phối hợp các biện pháp khác nhau. Vì vậy, tâm lý phụ huynh luôn muốn cho trẻ dùng thêm các vitamin, khoáng chất để hỗ trợ quá trình can thiệp. Tuy nhiên, hầu hết cha mẹ đều không biết bổ sung gì, hàm lượng ra sao nên chưa chủ động, đi kèm với đó là những rủi ro nếu dùng không đúng cách. Do đó, giải pháp hiện nay là sử dụng sản phẩm tăng cường trí tuệ từ thảo dược kết hợp giáo dục can thiệp nhằm tăng khả năng nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ, cải thiện nhanh các rối loạn mà vẫn đảm bảo an toàn.
Thấu hiểu những mong muốn của phụ huynh, các nhà khoa học đã nghiên cứu, chọn lọc những vị thuốc quý từ xa xưa cùng công nghệ bào chế hiện đại để cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Vương Não Khang.
Vương Não Khang - Giải pháp giúp đẩy nhanh quá trình can thiệp cho trẻ tự kỷSản phẩm có chứa các thành phần thảo dược đáp ứng được mục tiêu điều trị cho trẻ tự kỷ. Cụ thể như sau:
Tăng cường dẫn truyền thần kinh
Các thành phần trong cốm Vương Não Khang như: Đinh lăng, natri succinate, coenzyme Q10 có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh cho trẻ. Đinh lăng giúp tăng biên độ sóng não, điều hòa các chức năng vỏ não, các tế bào thần kinh được tiếp nhận và tích hợp tốt hơn, tăng phản ứng của cơ thể với kích thích bên ngoài. Nhờ đó, trẻ sẽ học hỏi và ghi nhớ nhanh hơn, cải thiện khả năng giao tiếp, tập trung, chú ý, phản xạ. Cùng với đinh lăng, natri succinate giúp phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương, kết hợp coenzyme Q10 sẽ ngăn chặn sự gây hại của gốc tự do, giúp hệ thần kinh luôn khỏe mạnh và hoạt động một cách tốt nhất.
Tăng cường tuần hoàn máu não
Thăng ma, ginkgo biloba, đinh lăng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện lưu lượng máu lên não, qua đó cung cấp oxy cho não hoạt động, giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn. Đồng thời, các thảo dược này còn tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó bảo vệ tế bào thần kinh cho trẻ.
Cung cấp dinh dưỡng cho hệ thần kinh
Bên cạnh các loại thảo dược quý, cốm Vương Não Khang còn có thêm nhiều vitamin và khoáng chất như: Taurine, vitamin B6, acid folic, coenzyme Q10 giúp cung cấp dinh dưỡng, tăng sinh chất dẫn truyền thần kinh và enzyme thiết yếu cho não. Ngoài ra, các thành phần này còn tăng cường năng lượng cho tế bào não, góp phần điều hòa hoạt động não bộ và chống oxy hóa.
Đặc biệt, Vương Não Khang có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Nhờ những ưu điểm vượt trội này, Vương Não Khang là một công thức độc đáo, giúp tăng cường trí tuệ, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh khỏe mạnh, kích thích não bộ hoạt động, từ đó cải thiện nhanh các rối loạn tự kỷ mà vẫn đảm bảo an toàn.
Trẻ tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, sinh hoạt và cuộc sống. Vì vậy, đừng bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào khác thường ở con, bởi nó sẽ giúp bạn phát hiện sớm được chứng tự kỷ, từ đó có những điều chỉnh và can thiệp kịp thời. Hãy bên con nhiều hơn và đừng quên sử dụng Vương Não Khang mỗi ngày để con yêu luôn khỏe mạnh, sớm hòa nhập cộng đồng. Sự khác biệt lớn nhất của Vương Não Khang so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường hiện nay là Vương Não Khang được hàng triệu bà mẹ tin dùng và đã được kiểm chứng hiệu quả bằng nghiên cứu khoa học tại các bệnh viện uy tín.
Nghiên cứu của Vương Não Khang
Năm 2014, sản phẩm đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung Ương thực hiện đề tài nghiên cứu "Tác dụng của Vương Não Khang trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ" và ghi nhận hiệu quả tích cực. Cụ thể, sản phẩm được ghi nhận giúp:
+ Cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, tiếp nhận, nhận thức học tập.
+ Cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.
+ Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu, mệt mỏi.
+ Tăng khả năng học tập, chú ý, ghi nhớ.
+ Không tìm thấy tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm.
Nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 4/2015.
Nghiên cứu lâm sàng của Vương Não KhangHiện nay, trên thị trường có vô vàn những sản phẩm được giới thiệu giúp bổ não, nhưng hơn ai hết, cha mẹ hãy tỉnh táo khi lựa chọn sản phẩm thực sự có lợi cho con. Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo: Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ, lựa chọn sản phẩm đã có thương hiệu lâu năm trên thị trường, được nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng tại các bệnh viện lớn, đảm bảo an toàn với trẻ nhỏ, sản xuất bởi Công ty uy tín, mà cốm Vương Não Khang là một trong số rất ít các sản phẩm có được những ưu điểm này.
Kinh nghiệm cải thiện trẻ tự kỷ, chậm nói của mẹ
Vương Não Khang đã giúp rất nhiều em nhỏ cải thiện khả năng ngôn ngữ, giảm rối loạn hiệu quả, cụ thể là trường hợp của con trai chị Phạm Thị Thanh Thủy (ở thôn Phước Hòa, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Mời bạn xem chia sẻ của chị Thủy TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Hãy lắng nghe Ths Quách Thúy Minh phân tích về lợi ích của việc kết hợp Vương Não Khang với các biện pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ TẠI ĐÂY.
Mọi thắc mắc về trẻ tự kỷ và sản phẩm Vương Não Khang, xin vui lòng để lại thông tin hoặc gọi điện đến tổng đài miễn cước 18006214 hoặc hotline (Zalo/Viber): 0917212364 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thu Hương