Ba năm đầu đời được coi là giai đoạn vàng đánh dấu mọi mốc phát triển quan trọng của trẻ. Ngôn ngữ là một trong những nấc đánh giá quan trọng, trong quá trình phát triển của trẻ. Vậy có những giai đoạn phát triển ngôn ngữ nào? Đọc ngay dưới đây.
Giai đoạn nhận thức về ngôn ngữ
Nhiều nhà khoa học cho rằng trẻ có khả năng nhận thức về ngôn ngữ từ rất sớm, đặc biệt khả năng nhận thức ngôn ngữ và giao tiếp được trẻ được biểu hiện thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau.
- Trong thời kỳ mang thai: Ngay từ khi ở trong cơ thể của mẹ trẻ đã làm quen với giọng nói của mẹ lẫn những người trong gia đình. Đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ trẻ có thể ghi nhận được thông tin một cách rất tự nhiên từ âm thanh mà bé nghe được như giọng nói của mẹ hay những người thân trong gia đình. Việc học hỏi trong bụng mẹ hiệu quả đến nỗi chỉ vài giờ sau khi sinh ra, bé đã có thể phân biệt được tiếng mẹ đẻ với tiếng nước ngoài.
- Từ 0-3 tháng tuổi: Trẻ trong giai đoạn này có thể học cách chú ý khi nghe mẹ hoặc mọi người xung quanh nói chuyện, chúng sẽ cười khi nghe thấy giọng mẹ. Thực tế, trẻ dường như nhận ra giọng nói quen thuộc của mẹ và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi nghe thấy tiếng vỗ về từ mẹ. Trẻ dưới 3 tháng tuổi cũng sẽ ngừng mọi hoạt động và tập trung chú ý gần hơn tới những âm thanh không quen thuộc.
3 tháng tuổi trẻ có thể giao tiếp với mẹ qua ánh mắt và nụ cười
- Từ 4-6 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, mẹ có thể nghe thấy những âm thanh ríu rít khi chơi đùa cùng con. Trẻ bắt đầu bập bẹ và đôi khi phát ra những âm thanh như thể con đang tiếp chuyện với mọi người. Ngoài ra, bé cũng phát âm để phản xạ khi nghe hát, để thể hiện sự vui thích, phân biệt được giọng nói tức giận hay trìu mến, ngừng khóc khi nghe có giọng nói.
- Từ 7-12 tháng tuổi: Tại thời điểm này, bé có thể bập bẹ một số từ đơn giản như “ma ma”, “ba ba”.... Tuy nhiên, bé không nhận thức được những gì mình nói, nhưng bé có thể cảm nhận được tên gọi của mình khi có người gọi.
Bên cạnh đó cha mẹ cần phải trở thành một người hỗ trợ tinh thần cho sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng những câu chuyện, thường xuyên nói chuyện và hát cho bé. Bởi đây là một giai đoạn rất quan trọng cho quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Nhận thức về ngôn ngữ sớm giúp trẻ tiếp thu và gia tăng vốn từ của mình
Giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Giai đoạn từ 1-3 tuổi là “giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ở giai đoạn này không những trẻ tiếp nhận được thông tin, nâng cao và mở rộng vốn từ, tăng khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh
- Từ 13-18 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, bé có thể nhận biết được các thành viên trong gia đình; hiểu các khái niệm “trong và ngoài”, “tắt và mở”; chỉ vào một vài bộ phận trên cơ thể khi được hỏi; phản ứng bằng từ ngữ hoặc cử chỉ với những câu hỏi đơn giản như “ở đâu?”, “Cái gì?”.
- Từ 19-24 tháng tuổi:Trẻ đã có vốn từ vực nhất định, biết ghép từ thành câu đơn giản như “mẹ ơi, mẹ bế, ôm con, đi chơi…” biết chỉ tay và lấy được các đồ vật nằm trong tầm nhìn; giảm cử chỉ dùng lời nói nhiều hơn để giao tiếp...
- Từ 25-36 tháng tuổi: Vốn từ vựng của bé được mở rộng liên tục và bé có thể cảm nhận được tất cả những điều mẹ nói. Trẻ có thể kiểm soát các ngữ điệu trong các cuộc trò chuyện và kết nối từ để có một câu hoàn chỉnh như "Con muốn uống". Bé biết dùng danh từ riêng: con, mẹ, bác, cô, dì...; bắt đầu gọi tên màu cơ bản; lặp lại 2 số đếm, lặp lại các từ, các cụm từ; đọc được những bài thơ, bài hát yêu thích, nói được câu phủ định.
- Ở giai đoạn 3 tuổi: Trẻ có thể giao tiếp lưu loát với mẹ trong một cuộc trò chuyện khá dài. Hơn nữa, nó có thể kết nối nhiều từ hơn để tạo thành câu dài.
0-3 tuổi là giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Việc nắm được các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ là một điều vô cùng hữu ích, giúp các bậc cha mẹ có những định hướng và phương pháp giáo dục ngôn ngữ phù hợp cho trẻ ngay từ nhỏ.
Các bậc cha mẹ nên hiểu rằng tất cả các cột mốc tuy không phải chuẩn mực chung nhưng là mức đo lường đánh giá về các mốc phát triển cần có ở trẻ. Theo các chuyên gia đánh giá trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ có nguy cơ cao dẫn đến tự kỷ nếu không được cha mẹ phát hiện và can thiệp kịp thời.
Vương Não Khang - Thảo dược giúp phát triển ngôn ngữ ở nhẻ
Năm 2013 Vương Não Khang được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương về khả năng hỗ trợ phát triển ngôn ngữ ở trẻ ghi nhận hiệu quả cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, tiếp nhận, nhận thức.
- Cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.
- Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu.
- Tăng khả năng học tập, chú ý, ghi nhớ.
- Không tìm thấy tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu tác dụng của Vương Não Khang giúp trẻ tăng khả năng ngôn ngữ, cải thiện chậm nói
Tạp chí Y học thực hành số 4/2015 của Bộ Y tế - Công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang tại bệnh viện Nhi Trung Ương
Cốm Vương Não Khang với chiết xuất từ các thảo dược quý cùng với các vi chất thiết yếu cho não bộ giúp hoạt hóa các vùng não hoạt động kém, gia tăng kết nối thần kinh giúp trẻ sớm bật âm, nhanh biết nói, tăng khả năng nhận thức và phát triển ngôn ngữ.
Hi vọng qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã hiểu rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ và lứa tuổi nào trẻ tiếp nhận và phát triển ngôn ngữ đến đâu. Cha mẹ đừng quên dùng Vương Não Khang cho trẻ giúp bổ sung vi chất cần thiết cho não bộ. Giúp trẻ có nhiều vốn từ, nói tốt và bắt kịp mốc phát triển ngôn ngữ cùng bạn bè. Nếu như, còn bất kỳ thắc mắc nào các bạn đừng ngần ngại bạn hãy liên hệ đến số hotline 0987126085 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.