Mất ngủ ở trẻ tự kỷ là vấn đề nan giải hiện nay. Mất ngủ ở trẻ tự kỷ lâu ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ:
Ảnh: Mất ngủ ở trẻ tự kỷ là vấn đề nan giải
Mất ngủ ở trẻ tự kỷ
Theo ước tính khoảng 40- 80% trẻ tự kỷ (ADS) có rối loạn mất ngủ.
Vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể xác định tình trạng mất ngủ ở trẻ tự kỷ này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đang ngày càng chỉ ra vấn đề y học cơ bản là yếu tố quan trọng gây mất ngủ ở trẻ tự kỷ bao gồm:
Nhịp sinh học (chu kỳ thức / chu kì tự nhiên) rối loạn:
Giống như chu kỳ ngày và đêm, cơ thể của trẻ tự kỷ cũng tuân theo nhịp sinh học được quản lý bởi đồng hồ sinh học. Khi trời tối trẻ tự kỷ cần đi ngủ để cơ thể nghỉ ngơi và khi trời sáng bắt đầu ngày mới với hoạt động thường ngày. Thế giới xung quanh trẻ là cả một vấn đề khó hiểu, vì vậy tại sao và lúc nào phải đi ngủ là cả một vấn đề với trẻ tự kỷ.
Quy định melatonin bất thường:
Mất ngủ ở trẻ tự kỷ liên quan đến hormone melatonin – hormone giúp điều chỉnh chu kỳ nghỉ- thức. Thông thường, mức độ melatonin tăng để đáp ứng khi bóng tối (vào ban đêm) và hạ xuống trong suốt thời gian với ánh sáng ban ngày. Nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ thể trẻ tự kỷ không giải phóng melatonin đúng thời điểm cần thiết trong ngày. Thay vào đó, nồng độ hormone này tăng cao vào ban ngày và thấp vào ban đêm gây ra tình trạng mất ngủ.
Nhạy cảm với ánh sáng, cảm ứng hay âm thanh:
Trẻ tự kỷ khá nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, do đó một tiếng động trong đêm hay ánh sáng hắt qua cũng có thể khiến trẻ thức giấc. Trong khi các trẻ bình thường vấn ngủ ngon hay dễ quay lại giấc ngủ thì trẻ tự kỷ thường bị thức giấc đột ngột và khó ngủ trở lại.
Lo âu, căng thẳng:
Lo âu làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ. Trẻ tự kỷ thường lo âu, căng thẳng hơn các trẻ khác. Nên mất ngủ ở trẻ tự kỷ diễn ra thường xuyên hơn.
Ảnh: Nhạy cảm với ánh sáng gây mất ngủ ở trẻ tự kỷ
Xem thêm:
Trẻ chậm nói tăng động có mắc chứng tự kỷ
Làm sao để cải thiện tình trạng mất ngủ ở trẻ tự kỷ
Khi trẻ tự kỷ có các dấu hiệu mất ngủ. Các mẹ nên áp dụng một số biện pháp hỗ trợ giấc ngủ, giúp cải thiện rối loạn mất ngủ sau đây:
- Thiết lập thời gian biểu cho các hoạt động của trẻ trong ngày như ăn cơm, tắm rửa, đi ngủ… giúp trẻ làm quen, đảm bảo giấc ngủ đến đúng thời điểm
- Không cho trẻ chơi các hoạt động kích thích mạnh, xem ti vi trước khi đi ngủ
- Thư giãn cho trẻ trước khi ngủ: massage, đọc truyện, xông tinh dầu…
- Tạo không gian dễ chịu, thoải mái cho trẻ khi ngủ:
- Bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng cần thiết: taurin, coenzyme Q10, acid folic, các vitamin nhóm B giúp trẻ dễ ngủ hơn.
- Bổ sung các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên chứa các thành phần: Đinh lăng, bạch quả, thăng ma là tăng biên độ sóng não, tăng tuần hoàn máu não giúp trẻ ngủ sâu và ngon giấc hơn.
- Sử dụng thuốc an thần: Thuốc an thần được dùng trong các trường hợp mất ngủ. Tuy nhiên do có nhiều tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương nên đây chỉ là phương pháp can thiệp cuối cùng khi các biện pháp khác không hiệu quả.
Ảnh: Nghịch điện thoại trước khi ngủ làm tăng nguy cơ mất ngủ trẻ tự kỷ
Hiểu được tâm lí lo lắng của mẹ khi trẻ mất ngủ nhưng không muốn dùng các loại thuốc an thần, sản phẩm Vương Não Khang đã ra đời là sự kết hợp giữa các dược thảo có nguồn gốc thiên nhiên như Đinh Lăng, Bạch Quả, Thăng Ma… cùng các vitamin, các acid amin thiết yếu cho hoạt động của não bộ: coenzyme Q10, taurin, vitamin B6….làm tăng cường chức năng não bộ, tăng cường khả năng học tập, phản xạ ở trẻ, giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn, giảm nhanh tình trạng mất ngủ ở trẻ tự kỷ.
Xem thêm: Nghiên cứu Vương Não Khang tại bệnh viện Nhi Trung Ương
Khi con bạn đang có những biểu hiện mất ngủ ở trẻ tự kỷ và chưa biết khắc phục như thế nào thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0987 126 085 hoặc click here để được giải đáp.