Những rối loạn về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc…là những vấn đề mà nhiều trẻ tự kỷ gặp phải. Những nhà lâm sàng học của tổ chức Autism Treatment Network đã nghiên cứu và đưa ra những cách thức để giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.
1.Tìm hiểu tất cả các yếu tố khiến con bạn khó ngủ: Trước tiên bạn hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ và các giáo viên của con bạn để biết được tất cả các yếu tố khiến trẻ khó ngủ.
2. Chuẩn bị phòng ngủ thoải mái nhất cho giấc ngủ: Cha mẹ cần chú ý đến tất cả các yếu tố như nhiệt độ phòng, ga trải giường, chăn đắp, bộ đồ ngủ…có làm con thoải mái hay không. Ngoài ra cha mẹ cần lưu ý đến những yếu tố khác như ánh sáng, âm thanh trong phòng ngủ. Một phòng ngủ tối sẽ kích thích giấc ngủ nhưng nếu con bạn sợ bóng tối thì bạn cần lưu ý để đèn ngủ với ánh sáng vừa phải trong phòng. Một phòng ngủ tối sẽ kích thích giấc ngủ, nhưng con bạn có thể cần một ánh đèn. Nếu con bạn bị ám ảnh bởi những tiếng ồn thì bạn có thể làm phòng cách âm hoặc sử dụng những máy tạo nhiễu trắng để trợ giúp. Hãy giữ cho chiếc giường chỉ để đi ngủ, không để đồ chơi trên giường và cố gắng giữ cho môi trường ngủ của con bạn được nhất quán. Ví dụ nếu bạn dùng đèn ngủ thì hãy đảm bảo để đèn ngủ suốt đêm.
3. Hãy duy trì những thói quen ngủ ngày tốt: Cha mẹ hãy tạo cho trẻ một thời gian biểu nhất quán và khoa học như cho trẻ thức dậy vào khoảng cùng giờ mỗi buổi sáng và cố gắng loại trừ những giấc ngủ ngày. Hãy tạo thói quen vận động thể dục hàng ngày nhưng hãy tránh những vận động mạnh trong khoảng 3 giờ xung quanh giờ đi ngủ. Bên cạnh đó cha mẹ cần lưu ý tránh thức ăn và đồ uống có chứa cafein vào buổi tối.
4. Chọn thời gian đi ngủ thích hợp: Giữ thời gian biểu đi ngủ cho con nhất quán, nên chọn thời gian khi con bạn cảm thấy mệt nhưng đừng quá mệt, trẻ sẽ dễ ngủ hơn.
5. Hãy để trẻ tự giác ngủ: Hãy tạo thói quen tự giác đi ngủ cho trẻ mà không cần đến sự trợ giúp của cha mẹ. Nếu con bạn có thói quen ngủ cùng bạn, hãy thay thế bằng gối ôm. Nếu có thể bạn hãy rời khỏi phòng khi trẻ bắt đầu đi ngủ. Nếu điều này quá khó khăn, thì bạn có thể ở lại phòng trong lúc trẻ bắt đầu ngủ những hãy chú ý không bế ẵm hay động chạm vào trẻ. Ví dụ: bạn hãy có thể ở trong phòng nhưng ngồi trên một cái ghế quay mặt về phía khác con bạn. Sau một tuần hoặc hơn thế, hãy chậm rãi di chuyển cái ghế về phía cửa mở cho đến khi bạn có thể ngồi ở ngoài phòng ngủ.
6. Tạo kỷ luật trong lúc trẻ lên giường đi ngủ: Hãy đặt ra những giới hạn số bao lần con bạn được phép rời khỏi giường. Hãy để một dấu hiệu ở bên trong của cửa phòng ngủ để nhắc con bạn trở lại giường. Nếu con bạn thực sự rời khỏi giường, hãy bình tĩnh và để trẻ trở lại giường với việc phải nhắc nhở ít nhất có thể.
7. Hãy thưởng cho con bạn vì bé đã ngủ ngon suốt đêm và nói với trẻ rằng bạn rất hạnh phúc về điều đó.Cha mẹ lưu ý hãy chọn những phần thưởng nhỏ là điều tốt nhất.
Thông tin thêm cho bạn * Tổng hợp các phương pháp điều trị tự kỷ * Trẻ tự kỷ nên ăn gì để giảm triệu chứng bệnh
----------------------------------------------------------------------
NGHIÊN CỨU GHI NHẬN HIỆU QUẢ CỦA VƯƠNG NÃO KHANG:
Tháng 2/2015, Bệnh viện Nhi trung ương công bố kết quả nghiên cứu Vương Não Khang – Ghi nhận hiệu quả của sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả trong các lĩnh vực:
► Cải thiện khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, tiếp thu
► Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.
► Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu.
► Tăng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ
Không tìm thấy tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng VƯƠNG NÃO KHANG. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 4 ( 959) – 2015.
DANH HIỆU ĐẠT ĐƯỢC
Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng
Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em
CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG VƯƠNG NÃO KHANG HIỆU QUẢ Xem tại Đây