Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh là một trong những nhiệm vụ đau đầu mà nhiều cha mẹ có con mắc hội chứng này phải thực hiện. Đối với trẻ tự kỷ, khó khăn trong giao tiếp và thể hiện cảm xúc khiến trẻ gặp vô vàn trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày, ngay cả một việc đơn giản nhất là đi vệ sinh. Vậy phải làm sao để trẻ tự kỷ đi vệ sinh đúng cách? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Khi nào nên dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh?
Nhìn chung, trẻ tự kỷ cũng có những dấu hiệu về việc sẵn sàng tập đi vệ sinh như trẻ bình thường. Tuy nhiên, biểu hiện này sẽ xuất hiện khi trẻ lớn hơn, đồng nghĩa với việc dạy cũng kéo dài hơn.
Theo đó, dấu hiệu cho thấy trẻ tự kỷ đã sẵn sàng cho việc rèn luyện đi vệ sinh gồm:
- Biết thông báo cho người lớn khi tè dầm hoặc làm bẩn quần áo.
- Có khả năng làm theo những chỉ dẫn cơ bản như “ngồi xuống bồn cầu” và tự kéo quần lên/xuống.
- Đi tiểu đều đặn.
- Có thể kiểm soát bàng quang/ruột, nghĩ là tiểu tiện tự chủ (có khả năng nhịn tiểu ít nhất một giờ vào ban ngày).
- Có những thay đổi trong cách cư xử khi gặp các vấn đề vệ sinh, ví dụ tỏ ra mất tập trung hoặc khó chịu nếu bị ướt hoặc bẩn.
Nên dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh sớm
>>> Xem thêm: Dạy trẻ tự kỷ phát âm
Nguyên tắc khi dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh
Hãy coi tập ngồi bồn cầu như một chuỗi các mục tiêu nhỏ, thay vì một mục đích lớn. Ví dụ, bắt đầu bằng cách cho trẻ làm quen với thiết bị này, giải thích về công dụng và cách sử dụng nó như thế nào, sau đó mới tiến tới bước luyện tập.
Sau đây là 3 nguyên tắc chính khi dạy trẻ tự kỷ tập ngồi bồn cầu:
Khuyến khích và khen thưởng
Khen thưởng và củng cố tích cực có thể hỗ trợ việc tập cho trẻ ngồi bồn cầu. Trong quá trình từng bước dạy trẻ đi vệ sinh, cha mẹ nên khen thưởng kịp thời để bé phấn khởi tiếp tục học. Mẹ có thể dùng lời nói để khen, ví dụ: “Bi ngồi bô giỏi quá!” hay các cử chỉ động viên như vỗ tay hoan hô đều tác động tích cực đến trẻ.
Tuy nhiên, cần sử dụng phần thưởng đúng mực, tránh việc lạm dụng. Khi bé đã tiến bộ ở một bước nào đó, hãy ngừng sử dụng đồ ăn, đồ chơi hay trò chơi làm phần thưởng mà hãy dùng lời nói và cử chỉ để động viên trẻ.
Hỗ trợ bằng tranh ảnh
Những trẻ tự kỷ thường học bằng hình ảnh nhanh hơn và điều này có thể giúp ích trong quá trình tập ngồi bồn cầu cho bé. Các lịch trình bằng hình ảnh sinh động có thể giúp củng cố thói quen sử dụng nhà vệ sinh và nhắc nhở việc luyện tập hằng ngày. Hãy cố gắng tạo ra một lịch trình bằng hình ảnh để tập cho con thói quen đi vệ sinh. Lịch trình bằng tranh ảnh này có thể được dán lên tường gần bồn cầu hoặc gần bô đi vệ sinh của trẻ. Lặp lại lịch trình cho trẻ 2-3 lần/ ngày. Bất kỳ ai hướng dẫn bé đi vệ sinh đều phải tuân theo thói quen này. Như vậy, việc luyện tập mới nhất quán.
Sử dụng hình ảnh minh họa giúp trẻ biết được việc mình đang làm
Kể chuyện Kể chuyện giúp trẻ mắc tự kỷ phát triển hành vi và phản ứng phù hợp. Những câu chuyện có thể giúp trẻ vượt qua các tình huống thử thách như đi vệ sinh. Một vài câu chuyện đơn giản với hình ảnh minh họa rõ ràng mô tả các hoạt động thường ngày như: Đi học, đi vệ sinh... sẽ giúp trẻ giải quyết vấn đề.
>>> Xem thêm: Âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ
Các bước rèn luyện cho trẻ tự kỷ tập đi vệ sinh
Ba mẹ cần nhớ rằng, khả năng tự đi vệ sinh là mục tiêu cuối cùng mà chúng ta muốn trẻ đạt được. Nhưng để đạt được mục tiêu ấy, bạn và trẻ phải trải qua nhiều bước nhỏ. Do đó, vấn đề cốt lõi trong việc dạy trẻ ngồi bồn cầu là giao tiếp và tập luyện cùng con.
Cởi đồ và mặc đồ
Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh không chỉ là cho trẻ ngồi lên bồn cầu mà còn liên quan đến rất nhiều hoạt động khác. Trước tiên là dạy trẻ cởi đồ và mặc đồ. Nên cho trẻ mặc đồ thoải mái để con dễ dàng cởi và mặc lại khi đi vệ sinh. Sử dụng chuỗi quay ngược để dạy trẻ kỹ năng mới. Ví dụ: Nếu dạy trẻ kéo quần lên, bạn sẽ dừng ở ngang hông và yêu cầu con kéo chúng lên thắt lưng. Lần tới, bạn hãy kéo quần dưới hông và để con tiếp tục, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi trẻ thuần thục kỹ năng này.
Trước khi ngồi bồn cầu, cần dạy trẻ cách cởi quần áo
Dạy trẻ rửa tay
Ba mẹ hãy dạy trẻ theo bước gồm: Xắn tay áo lên, mở vòi nước, làm ướt tay, bôi xà phòng, xoa tya, rửa tay, khóa nước, vẩy tay, lau khô tay. Nếu trẻ gặp khó khăn trong quá trình rửa tay, bạn có thể giúp đỡ bằng hành động, sau đó nhẹ nhàng rút tay ra, tránh dùng lời nói vì con sẽ dễ bị phụ thuộc vào chúng.
Kiểm soát nhu động ruột
Một số trẻ tự kỷ có thể rất sợ hãi việc đi ị vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Những trẻ khác lại cảm thấy thoải mái và thích thú khi chiếc tã của mình đầy và nặng. Bạn hãy tìm cách thay thế cảm giác này sẽ giúp dạy trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Rèn luyện thói quen
Khi lịch trình ban ngày đã thiết lập thành công, dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh vào ban đêm còn thử thách hơn nhiều. Bạn hãy:
- Thiết lập giờ ngủ cố định, không thay đổi cả vào cuối tuần.
- Ngưng cho trẻ sử dụng các chất lỏng 1 giờ trước khi ngủ.
- Đưa trẻ đến nhà vệ sinh trước khi con lên giường ngủ.
- Tránh dùng các thuật ngữ khác để nói về việc đi vệ sinh, mà hãy chỉ dùng các câu ngắn, ví dụ: Vệ sinh.
Rèn luyện thói quen đi vệ sinh cho trẻ
>>> Xem thêm: Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ
Giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ cho trẻ rối loạn tự kỷ
Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh có thể khó khăn hơn rất nhiều so với việc luyện cho một đứa trẻ bình thường. Đó là vì trẻ tự kỷ thường lặp lại các thói quen của chúng và không thích sự thay đổi. Điều này làm người lớn vất vả hơn khi giúp trẻ chuyển từ chế độ đóng bỉm sang tự đi vệ sinh.
Bên cạnh việc rèn luyện các kỹ năng thiết yếu trong sinh hoạt cho trẻ tự kỷ, cha mẹ cũng cần củng cố và nuôi dưỡng não bộ trẻ khỏe mạnh, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình can thiệp tốt hơn. Bằng cách bổ sung các vitamin, khoáng chất có lợi, nó sẽ giúp tăng cường trí não, giúp trẻ tập trung, chú ý, cải thiện nhận thức, hành vi của mình. Một trong các sản phẩm đi đầu trong lĩnh vực hỗ trợ trẻ rối loạn tự kỷ là cốm thảo dược có thành phần chính từ đinh lăng.
Đinh lăng có tác dụng tăng biên độ sóng não, đồng bộ và hoạt hóa chức năng vỏ não, kích thích não bộ hoạt động, giúp tăng phản ứng của cơ thể với các yếu tố bên ngoài. Nhờ đó, não bộ sẽ tiếp nhận kích thích và phản xạ thông tin tốt hơn, giúp trẻ nhanh biết nói, cải thiện khả năng nhận thức, tư duy, ngôn ngữ.
Để nâng cao hiệu quả, sản phẩm còn được kết hợp với thăng ma, ginkgo biloba giúp tăng tuần hoàn máu, cung cấp oxy cho não hoạt động, kích thích trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn, nhanh biết nói hơn. Bên cạnh các loại thảo dược quý, sản phẩm có thêm một số vitamin và khoáng chất như taurine, vitamin B6, acid folic… giúp cung cấp dinh dưỡng, tăng cường năng lượng cho tế bào não bộ, đồng thời chống lại tác hại của gốc tự do, giảm các rối loạn hành vi.
Đinh lăng giúp tăng cường trí não, hỗ trợ trẻ tự kỷ học tập
Nhờ sự phối hợp độc đáo giữa các thành phần, sản phẩm được đánh giá sản phẩm độc đáo, mang lại lợi ích to lớn trong việc can thiệp cho trẻ chậm nói, tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển khác.
Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh cũng giống như bất kỳ kỹ năng nào khác. Đây là việc không hề dễ dàng, đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì, nỗ lực và tình yêu của cha mẹ, cũng như người chăm sóc trẻ. Hãy can thiệp mỗi ngày và đừng quên kết hợp sản phẩm có thành phần từ đinh lăng để con sớm cải thiện các kỹ năng còn thiếu, hòa nhập cuộc sống bạn nhé!
Thu Hương
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang - Hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ ở trẻ hay tăng động. Thành phần:
Đối tượng sử dụng:
Công dụng:
Hướng dẫn sử dụng:
Số GPQC: 2211/2020/XNQC-ATTP *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Hiện nay, nhãn hàng Vương Não Khang đang triển khai chương trình MUA 6 TẶNG 1 với ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Theo đó, khi mua đủ 6 hộp Vương Não Khang, bạn sẽ nhận được 1 hộp hoàn toàn miễn phí, tiết kiệm gần 15%.
Ngoài ra, nhãn hàng còn có chương trình CAM KẾT HOÀN 100% TIỀN NẾU KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM KHÔNG HIỆU QUẢ. Đừng bỏ lỡ!