Nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ ở người trưởng thành đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Điều này phản ánh các dấu hiệu tự kỷ ở người lớn đã được chú ý, từ đó có những chính sách giúp họ cải thiện một phần kỹ năng bị khiếm khuyết và học cách thích ứng với xã hội. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này trong bài viết dưới đây.
Rối loạn phổ tự kỷ ở người lớn là gì?
Phổ tự kỷ (ASD) là một rối loạn phát triển thần kinh, xuất hiện sớm trong những năm đầu đời và kéo dài đến hết đời. Nhìn chung, hội chứng này thường được chẩn đoán ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, một số người bị tự kỷ không được chẩn đoán, ngay cả khi những triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng.
Hội chứng tự kỷ ở người lớn thể hiện trong 3 lĩnh vực chính:
- Giảm khả năng giao tiếp (bằng lời và phi ngôn ngữ).
- Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội.
- Hành vi lặp đi lặp lại, sở thích giới hạn.
Thực tế, có vài điểm tương đồng giữa tự kỷ và một số rối loạn khác cùng xảy ra ở người lớn, điển hình là rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Ngoài ra, những người khác còn có thể đi kèm các vấn đề y tế nghiêm trọng hơn, như: Động kinh, chậm phát triển tâm thần, rối loạn ám ảnh cưỡng bức...
Những dấu hiệu tự kỷ ở người lớn
Tùy vào bản thân mỗi người cũng như mức độ nghiêm trọng của tự kỷ sẽ dẫn tới những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, tất cả những người bị tự kỷ đều có chung một số dấu hiệu chính như sau:
Hạn chế trong giao tiếp
Suy giảm khả năng giao tiếp là vấn đề cơ bản đối với người tự kỷ. Cụ thể:
- Tiếp thu chậm, học tập kém và ít nói chuyện. Có tới khoảng 40% người mắc chứng tự kỷ không nói chuyện.
- Khó có thể tự mình bắt đầu hoặc duy trì một cuộc trò chuyện thông thường.
- Lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ một cách rập khuôn và máy móc.
- Không thể hiểu được ý nghĩa hoặc cảm xúc của người khác thông qua nét mặt.
Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội
Các dấu hiệu tự kỷ của người lớn về tương tác xã hội gồm:
- Ít giao tiếp bằng mắt, thiếu biểu cảm trên khuôn mặt.
- Không thể thiết lập các mối quan hệ với người khác.
- Khó khăn trong việc quan tâm, chia sẻ, hưởng thụ các lợi ích, thành tựu với mọi người.
- Thiếu sự đồng cảm.
Hành vi, sở thích giới hạn
Bất thường về hành vi cũng là điểm dễ nhận thấy ở người tự kỷ, chẳng hạn:
- Chỉ tập trung vào một bộ phận cụ thể nào đó, ví dụ bánh xe ô tô, quạt trần...
- Khó chịu khi phải thay đổi thói quen dù chỉ là yếu tố nhỏ.
- Hành vi rập khuôn, định hình như: Xoay người, ngắm nhìn tay...
>>> Xem thêm: Rối loạn phổ tự kỷ và những câu hỏi điển hình
Chẩn đoán tự kỷ ở người lớn
Hiện tại, không có tiêu chuẩn chẩn đoán cho người lớn bị mắc chứng tự kỷ. Vì vậy, các bác sĩ, nhà tâm lý hoặc giáo dục đặc biệt phải dựa vào những quan sát và tương tác trực tiếp với họ để xác định vấn đề cụ thể. Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng các thang đánh giá trong tiêu chuẩn chẩn đoán trẻ tự kỷ để áp dụng với người lớn. Khi đó, họ sẽ hỏi cha mẹ của người nghi ngờ bị tự kỷ về những triệu chứng của con họ lúc còn nhỏ để tổng hợp thông tin, sau cùng là đánh giá và khảo sát ban đầu về tiền sử bệnh lý nhằm loại bỏ các vấn đề bất thường trong quá trình phát triển (nếu có).
Nếu không có tình trạng thể chất tiềm ẩn nào xảy ra, bác sĩ thăm khám ban đầu sẽ giới thiệu người nghi ngờ mắc hội chứng tự kỷ đến gặp các chuyên gia tâm thần hoặc tâm lý để chẩn đoán. Tuy nhiên, vì tự kỷ thường được phát hiện từ khi trẻ còn nhỏ nên việc đánh giá khía cạnh này ở người lớn sẽ gặp nhiều thách thức và khó khăn hơn.
Chẩn đoán hội chứng tự kỷ ở người lớn gặp nhiều khó khăn và hạn chếĐiều trị hội chứng tự kỷ ở người lớn như thế nào?
Điều trị chứng tự kỷ ở người lớn không quá khác biệt so với trẻ em. Những phương pháp phổ biến là:
-
- Trị liệu hành vi.
- Dùng thuốc.
- Liệu pháp bổ sung và thay thế.
Trị liệu hành vi
Đây là phương pháp điều trị chủ yếu cho trẻ em và người lớn bị tự kỷ. Ngay cả khi hành vi của họ là tốt thì loại trị liệu này có thể giúp trẻ học được kỹ năng mới và cải thiện khả năng ngôn ngữ, xã hội. Ví dụ, đào tạo kỹ năng xã hội có thể dạy người tự kỷ cách diễn giải cử chỉ, ánh mắt, giọng nói, sự hài hước và biểu cảm trên khuôn mặt. Liệu pháp này còn giúp quản lý hành vi, giảm trạng thái căng thẳng, lo lắng hoặc ám ảnh quá mức thường thấy.
Một số chương trình dành cho người lớn và trẻ em bị tự kỷ là: Phân tích hành vi ứng dụng (ABA), huấn luyện và giáo dục trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật liên quan đến giao tiếp (TEACCH), phương pháp Floortime...
Dùng thuốc
Nếu các biện pháp can thiệp về hành vi và giáo dục không đủ, thuốc có thể giúp người mắc chứng tự kỷ kiểm soát những triệu chứng tốt hơn. Ba nhóm thuốc chính được dùng cho người lớn bị tự kỷ là: Thuốc kích thích, thuốc chống trầm cảm và lo âu, thuốc chống loạn thần.
Một vài loại thuốc giúp kiểm soát các hành vi của người tự kỷLiệu pháp bổ sung và thay thế
Trên thực tế, vẫn còn có những tranh cãi xoay quanh việc điều trị tự kỷ bằng liệu pháp bổ sung và thay thế, điển hình là chế độ ăn không gluten và casein. Tuy nhiên, rất nhiều gia đình có con tự kỷ đã sử dụng phương pháp này và nhận thấy hiệu quả tích cực trong việc cải thiện hành vi, cũng như các biểu hiện ở đường tiêu hóa của con họ. Vậy nhưng, một điều đáng ngại là trẻ em hay người lớn bị tự kỷ đều kén chọn thức ăn, nên phụ huynh cần trao đổi với các chuyên gia để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng được đáp ứng một cách tốt nhất.
>>> Xem thêm: Trẻ tự kỷ có thể chữa khỏi không? Giải đáp từ chuyên gia
Vương Não Khang – Giải pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ hiệu quả từ thiên nhiên
Tự kỷ là một rối loạn phức tạp và rất khó điều trị, kể cả khi nó được phát hiện sớm. Vì vậy, với những trường hợp tự kỷ ở người lớn lại càng khó điều trị bởi giai đoạn học hỏi, tiếp thu tốt nhất là khi còn nhỏ. Tuy nhiên, người tự kỷ vẫn có thể học được những kỹ năng cơ bản của cuộc sống nếu có sự can thiệp và điều trị tích cực. Bên cạnh đó, theo nhiều chuyên gia, tác động đến các chức năng cơ bản của não bộ, kích thích hệ thần kinh hoạt động cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện những kỹ năng cho người tự kỷ.
Trên thực tế, điều này đã được ứng dụng rộng rãi trong những năm gần đây bởi nguyên nhân sâu xa dẫn đến chứng tự kỷ là do:
-
- Khả năng dẫn truyền của hệ thần kinh không hiệu quả.
- Tuần hoàn máu lên não kém.
- Thiếu dinh dưỡng cho hệ thần kinh.
Trên thị trường hiện có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang giúp đáp ứng đầy đủ các mục tiêu trong điều trị tự kỷ, tác động trực tiếp vào 3 nguyên nhân gây rối loạn. Cụ thể:
-
- Tăng dẫn truyền thần kinh: Đinh lăng (thành phần chính) giúp tăng biên độ sóng não, điều hòa chức năng vỏ não, tăng phản xạ của cơ thể với các kích thích bên ngoài. Bên cạnh đinh lăng, natri succinate, coenzyme Q10 sẽ kích thích hệ thần kinh, cải thiện tổn thương thần kinh, tăng sự tập trung, chú ý và phản xạ.
- Tăng tuần hoàn máu não: Đinh lăng khi được kết hợp với thăng ma, ginkgo biloba sẽ cung cấp oxy cho tế bào não, cải thiện lưu lượng máu lên não, an thần, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng ngôn ngữ, làm giảm các rối loạn.
- Cung cấp dưỡng chất, năng lượng cho tế bào não: Taurine, vitamin B6, acid folic, coenzyme Q10 có vai trò tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và enzyme thiết yếu cho não. Ngoài ra, những chất này còn giúp tăng sinh chất dẫn truyền thần kinh trung ương, góp phần điều hòa hoạt động não bộ, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não. Điều này giúp kiểm soát các hành vi và biểu hiện quá mức, giảm trạng thái căng thẳng, mệt mỏi do tự kỷ gây ra.
Nghiên cứu của Vương Não Khang
Năm 2013, bệnh viện Nhi Trung Ương đã thử nghiệm đề tài “Nghiên cứu tác dụng của Vương Não Khang trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ”. Theo đó, 100 trẻ tự kỷ dưới 6 tuổi được chẩn đoán tại khoa Tâm bệnh thuộc bệnh viện được chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên: một nhóm được can thiệp và sử dụng Vương Não Khang, nhóm còn lại chỉ can thiệp đơn thuần.
Sau 9 tháng, các kết quả nghiên cứu đã khẳng định:
-
- Nhóm kết hợp sử dụng Vương Não Khang có sự thay đổi về khả năng ngôn ngữ tiếp nhận đạt 71,4% - cao gấp 2 lần so với nhóm còn lại chỉ đạt 31,6%.
- 71,4% trẻ dùng Vương Não Khang giảm các biểu hiện tăng động so với nhóm can thiệp đơn thuần là 31,6%.
- 80,9% trẻ dùng Vương Não Khang đã cải thiện đáng kể các biểu hiện rối loạn giấc ngủ so với trước.
- 88% cha mẹ đã ghi nhận hiệu quả tích cực của Vương Não Khang trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ.
Chia sẻ của các mẹ đã cho con dùng Vương Não Khang
Không chỉ trên thực nghiệm, cốm Vương Não Khang còn nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các phụ huynh có con chậm nói, tự kỷ hay rối loạn khác trên cả nước.
>>> Chị Phạm Thị Thanh Thủy (thôn Phước Hòa, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)
3 tuổi mà con trai chỉ nói được vài từ “ba, bà” và có những hành động bất thường khiến chị Thủy vô cùng lo lắng. Vì công việc buôn bán bận rộn nên chị Thủy đã để con tự chơi và xem tivi một mình trong thời gian dài dẫn đến chậm nói. Vội vàng tìm cách dạy con tập nói và cho bé sử dụng Vương Não Khang trong 5 tháng liên tiếp, chị Thủy bất ngờ khi tình trạng chậm nói của con một cách rõ rệt và giảm hẳn các hành vi hiếu động quá mức. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị qua video sau:
>>> Xem thêm: Bí quyết giúp mẹ dạy con chậm nói kém tập trung cải thiện ngôn ngữ trong 6 tháng
Đánh giá của chuyên gia
Lắng nghe Ths Quách Thúy Minh làm rõ lợi ích của việc kết hợp Vương Não Khang với các biện pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ trong video dưới đây:
>>> Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Thị Hồng Thúy chia sẻ về chủ đề: “Có phải tỷ lệ trẻ tự kỷ đang ngày càng có xu hướng gia tăng không”?
Trên đây là những nội dung xoay quanh chủ đề dấu hiệu tự kỷ ở người lớn. Nếu bạn có người thân không may mắc phải hội chứng này, hãy giúp đỡ và lựa chọn Vương Não Khang để họ có cơ hội học tập cũng như cải thiện những rối loạn một cách tốt nhất.
Nếu bạn có thắc mắc về hội chứng tự kỷ hoặc muốn mua sản phẩm Vương Não Khang, hãy gọi điện đến tổng đài miễn cước: 18006214 hoặc kết bạn (Zalo/Viber): 0917212364 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Thu Hương
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh