Hiểu được các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của con cha mẹ mới có thể giúp con khắc phục được các nhược điểm ngôn ngữ như trẻ chậm nói, trẻ khó diễn đạt bằng lời…

Trẻ bình thường sẽ trải qua 7 giai đoạn phát triển của ngôn ngữ:

Hình ảnh minh họa trẻ chậm nói

Hình ảnh minh họa trẻ chậm nói

1. Trước khi có ý thức

Bé có thể sử dụng một loạt các ý nghĩa giao tiếp không bằng lời, ví dụ khóc, cười, nhìn vào người lớn, và nắm lấy.  Tuy nhiên, lý do vì sao bé giao tiếp không rõ ràng.

2. Giai đoạn có ý thức trước ngôn ngữ

Việc giao tiếp của bé trở nên rõ ràng, dù vẫn chưa ở hình thái ngôn ngữ.  Bé có thể chỉ tay hoặc với lấy các đồ vật, khóc vì một lý do cụ thể, hoặc nhìn để thể hiện một ý nghĩa nào đó.  Con của bạn bắt đầu sử dụng các điệu bộ có tính chất xã hội và các điệu bộ có tính chất giao tiếp (chỉ, cho xem và đưa).  Bé dùng các điệu bộ này để yêu cầu, phản đối và “bình luận”

3. Những từ đầu tiên

Con của bạn bắt đầu hiểu và nói một số từ đơn.  Bé tiếp tục sử dụng ngôn ngữ điệu bộ (giao tiếp mắt, chỉ tay v.v.) cùng với lời nói để truyền đạt ý kiến.  Bé bắt đầu nói luân phiên và biết thay đổi giọng điệu (nhịp điệu nói của bé).  Chức năng ngôn ngữ của bé tiếp tục mở rộng.  Bé có thể dùng lời để yêu cầu, hồi đáp, phản đối, gọi tên, khiến người khác chú ý đến mình, chào và nhắc lại những gì bé nghe thấy

4. Giai đoạn nói cụm 2 từ

Con của bạn bắt đầu kết hợp một số từ và vốn từ của bé tăng lên nhanh chóng.  Lúc này bé hiểu vai trò người nghe hơn và bé bắt đầu biết nhắc lại hay thay đổi cách nói khi người nghe không hiểu bé.  Bé nói chủ yếu về những gì thời hiện tại.  Đôi lúc bé cũng có thể nói về các chủ đề của người lớn

5. Bắt đầu có sự phức tạp về cú pháp và ngữ nghĩa

Bé bắt đầu phát triển các quy tắc và cú pháp, nói được câu dài hơn và dùng việc giao tiếp cho nhiều chức năng khác nhau.  Các chức năng này bao gồm việc lập kế hoạch, báo cáo, cảm xúc, bình luận về một sự việc tưởng tượng, hỏi thông tin và yêu cầu được xác nhận.  Bé bắt đầu nói về thời quá khứ và tương lai, về những người khác.  Bé bắt đầu biết duy trì một chủ đề và có thể xác định các thông tin mà người nghe yêu cầu

6. Phức tạp về cú pháp và ngữ nghĩa ở giai đoạn cao hơn

Vốn từ và cấu trúc câu trở nên phức tạp hơn. Bé bắt đầu học các quy tắc về trao đổi trong giao tiếp.  Bé bắt đầu thay đổi cách nói và lời nói của mình, tùy thuộc vào người nghe

7. Giao tiếp thành thạo

Bé là một người giao tiếp thành thạo. Bé có khả năng kết hợp ngôn ngữ lời nói và không lời để chuyển tải một thông điệp, và có thể gửi thông điệp đó vì nhiều lý do khác nhau

Thông tin hữu ích:

Tháng 2/2015 Bệnh viện Nhi Trung Ương công bố kết quả nghiên cứu tác dụng của TPCN cốm Vương Não Khang trong hỗ trợ điều trị rối loạn về hành vi, ngôn ngữ ở trẻ. Nghiên cứu cho thấy TPCN cốm Vương Não Khang là sản phẩm có hiệu quả trong điều trị hỗ trợ trẻ ở các lĩnh vực như cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động, nâng cao khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức cho trẻ.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SẢN PHẨM

Nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang trên Tạp chí Y học thực hành

Nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang trên Tạp chí Y học thực hành

DANH HIỆU ĐẠT ĐƯỢC

Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng

Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng

Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em

Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em

CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG VƯƠNG NÃO KHANG HIỆU QUẢ Xem tại Đây