Tự kỷ là hội chứng rối loạn tâm thần. Các dấu hiệu và nguyên nhân của tự kỷ phụ thuộc theo lứa tuổi, tính chất và dạng bệnh sinh. Giải pháp nào là an toàn và đem lại hiệu quả tối đa cho người tự kỷ? Tất cả mọi thứ sẽ có ngay trong bài viết này, đừng bỏ sót điều gì nhé!
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ (Autism) là hội chứng rối loạn tâm thần liên quan đến khả năng điều hoà hoạt động của não bộ. Đặc trưng bởi rối loạn các kỹ năng giao tiếp xã hội, chậm phát triển ngôn ngữ, hành vi và sở thích bị hạn chế, hay thu mình trong các khuôn khổ nhất định. Tự kỷ thường xuất hiện nhiều ở trẻ em, đặc biệt là những gia đình có lối sống và điều kiện đặc biệt.
Dấu hiệu tự kỷ trên từng đối tượng
Tự kỷ có nhiều dạng khác nhau, các dấu hiệu đặc trưng của bệnh cũng tùy thuộc vào từng đối tượng như: Tự kỷ ở người trưởng thành, tự kỷ ở trẻ em, tự kỷ ám thị, tự kỷ thiên tài.
Dấu hiệu tự kỷ ở thanh niên
Triệu chứng tự kỷ ở thanh thiếu niên đầu tiên là hành vi mang tính rập khuôn. Họ thao tác rất máy móc, kém nhanh nhẹn. Mọi thứ lặp lại, xoay quanh một vòng tuần hoàn và không vượt quá mốc họ tự đặt ra dù mang lại nhiều lợi ích hơn.
Tiếp theo bạn có thể thấy người tự kỷ có mức năng suất, hiệu quả trong công việc không hề tốt. Nếu đối tượng vẫn đang đi học, khả năng ứng dụng bài giảng gần như không có. Với người tự kỷ đã đi làm, người này phản ứng chậm và thường hoàn thành dưới 60% công việc.
Người tự kỷ họ khó tự mình bắt chuyện với một người lạ và cũng không có khả năng duy trì cuộc nói chuyện lâu dài. Triệu chứng càng rõ nét hơn ở việc họ ít nói một cách bất thường, thu mình lại trong không gian hẹp.
Tự kỷ ở người trưởng thành gây khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ em
Ở trẻ tự kỷ, khả năng tương tác xã hội rất kém và được chia làm 3 xu hướng chính:
- Xu hướng tách rời: Cách ly xã hội, không đáp ứng các tương tác, không tìm kiếm giao tiếp và thường chủ động né tránh giao tiếp.
- Xu hướng thụ động: Có chấp nhận những tương tác xã hội nhưng theo mệnh lệnh, phục tùng, thờ ơ.
- Xu hướng kỳ quặc: Những trẻ này có quan tâm đến người khác, không thờ ơ nhưng lại kém hiểu biết xã hội và thiếu khả năng đánh giá tiêu chuẩn hành vi bình thường.
Trẻ tự kỷ còn gặp các vấn đề về ngôn ngữ. Một nửa trẻ mắc bệnh tự kỷ biểu hiện ở dạng câm, tức là chưa bao giờ biết nói. Một phần trẻ tự kỷ còn lại có âm ngữ nhưng chọn không giao tiếp (noncommunicative speech).
Dấu hiệu tự kỷ thiên tài
Trong số trẻ tự kỷ có khoảng 10% sở hữu khả năng đặc biệt như trí nhớ siêu phàm được gọi là hội chứng tự kỷ thiên tài (tự kỷ thông minh). Ví dụ: Nhớ được rất nhiều dãy số phức tạp. Đầu óc vô cùng linh hoạt, các phương trình toán học cực khó cũng giải quyết dễ dàng, sở hữu khả năng âm nhạc thiên bẩm tạo ra giai điệu mới hoặc có năng khiếu học được nhiều loại ngoại ngữ. Tuy nhiên trừ một lĩnh vực dẫn đầu thì hầu hết trẻ tự kỷ thông minh đều xuất hiện suy kém về nhận thức.
Dấu hiệu tự kỷ ám thị
Tự kỷ ám thị (Autosuggestion) là một hội chứng hoang tưởng, tự thôi miên bản thân, làm mất khả năng nhận thức đúng đắn. Triệu chứng tự kỷ ám thị là một chuỗi các biểu hiện khác nhau:
- Sống tách biệt, tránh né giao tiếp.
- Tinh thần kém tập trung trong công việc.
- Hoang tưởng về bản thân và chìm đắm trong suy nghĩ đó, trong thực tế họ chưa đạt được điều này.
- Mất cân bằng ý thức, bỏ bê cuộc sống ngoài đời thực và chìm trong mộng tưởng của bản thân một cách điên cuồng.
Người tự kỷ ám thị thường điên cuồng chìm đắm trong mộng tưởng
Nguyên nhân xuất hiện tự kỷ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn phổ tự kỷ: Các bất thường về tâm lý, chấn thương não, do di truyền hoặc do tác nhân sinh học. Chúng đều là những nguyên nhân chính và phổ biến hiện nay.
Tự kỷ do tác nhân sinh học
Tự kỷ do tác nhân sinh học bắt nguồn từ kháng thể và kháng nguyên của virus hay vaccine. Theo nghiên cứu của chuyên gia cho thấy, mẹ bị nhiễm virus rubella trong thời kỳ mang thai, thì trẻ sau sinh có nguy cơ cao mắc chứng tự kỷ hoặc bị tổn thương não bộ. Bên cạnh đó, tổ hợp vaccine phòng sởi, quai bị cũng làm gia tăng khả năng mắc bệnh tự kỷ khi tiêm cho trẻ. Tuy chưa thể chắc chắn, nhưng chuyên gia vẫn đánh giá cao khả năng bị bệnh tự kỷ bởi yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hay tự miễn.
Tự kỷ do di truyền
Các đánh giá cho thấy nếu trẻ tự kỷ có anh chị em sinh đôi thì nguy cơ cao chúng cũng mắc phải tự kỷ (cùng trứng: 40-90%, khác trứng: 0-5%). Trong gia đình trẻ tự kỷ, thường bố hoặc mẹ cũng có những bất thường về mặt ngôn ngữ hay giao tiếp. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân có thể do bất thường một tổ hợp các gen. Gen gây tự kỷ xuất hiện trên các nhiễm sắc thể 2,7,13,15. Các gen không trực tiếp gây bệnh mà chúng kết hợp với yếu tố môi trường gây rối loạn phổ tự kỷ.
Gen gây tự kỷ thường xuất hiện trên nhiễm sắc thể 2,7,13,15
Tự kỷ do bất thường não bộ
Các bất thường não bộ là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn phổ tự kỷ phổ biến. Các bất thường này gồm có: Tổn thương tiểu não, hạch hạnh nhân, tuần hoàn não.
- Tiểu não: Có vai trò quan trọng trong các hoạt động học tập, ngôn ngữ, giao tiếp và cảm xúc. Tiểu não bị tổn thương sẽ kéo theo sự suy giảm về mặt giao tiếp và cảm xúc gây nên rối loạn phổ tự kỷ.
- Hạch hạnh nhân: Nằm trong vùng thái dương giữa, có chức năng xử lý, điều phối cảm xúc. Hạch hạnh nhân ở tình trạng bình thường sẽ giúp kiểm soát tốt các rối loạn lo âu và cảm giác sợ hãi. Chức năng hạch hạnh nhân bị suy giảm cũng làm mất cảm giác sợ hãi, vô cảm, ủ rũ.
- Tuần hoàn não: Não bộ luôn được tưới máu để vận hành bình thường, các bệnh lý như nhồi máu não, thiếu máu não, khiến não bị thiếu oxy, gây giảm chức năng thuỳ trán và thuỳ thái dương. Hai thuỳ này chịu trách nhiệm đối với khả năng vận động và tư duy. Suy giảm chức năng tại 2 thuỳ này là nguyên nhân tự kỷ ở trẻ ít người biết đến.
Tự kỷ do chấn thương tâm lý
Tổn thương tâm lý thời thơ ấu rất dễ gây rối loạn phổ tự kỷ. Trong 24 tháng đầu đời, môi trường và gia đình ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trong 4 năm tiếp theo, mọi thứ ảnh hưởng một cách tương đối. Tổn thương và đả kích lâu ngày, nếu không được giải quyết triệt để sẽ tích tụ theo thời gian, dẫn đến rối loạn tinh thần. Những rối loạn này thường là: Rối loạn tâm thần kinh, hành vi ứng xử bất thường, rối loạn phổ tự kỷ.
Tổn thương tâm lý thời thơ ấu có thể đã phát triển thành tự kỷ
>>> Xem thêm: Bài test trẻ tự kỷ giúp mẹ phát hiện và can thiệp sớm cho con - Tìm hiểu ngay!
Nên làm gì với đối tượng mắc bệnh tự kỷ
Để cải thiện triệu chứng bệnh tự kỷ, cần lựa chọn những phương pháp phù hợp và được nghiên cứu rõ ràng: Quan tâm đặc biệt, tâm sự, đi dạo, dùng liệu pháp hành vi, sử dụng thuốc,…
Dành sự quan tâm đặc biệt
Với các đối tượng tự kỷ do chịu tác động tâm lý, việc nhận được sự quan tâm sẽ cho họ cảm giác an toàn và được bảo vệ. Bạn có thể dành sự quan tâm đến những vấn đề nhỏ nhặt của người bệnh như: Giúp đỡ trong sinh hoạt, hỏi han chăm sóc,… Tuy nhiên phải quan tâm đúng lúc và tinh tế, để người tự kỷ không cảm thấy khó chịu hoặc bị kiểm soát.
Trò chuyện tâm sự
Người thân có thể dành một khoảng thời gian trong ngày để trò chuyện và tâm sự cùng người tự kỷ, gợi nhớ những kỷ niệm vui vẻ hay khuyên nhủ bằng những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trò chuyện với thanh niên mắc hội chứng tự kỷ sẽ đem đến lợi ích nhất định như:
- Giải tỏa căng thẳng stress của người bệnh tự kỷ.
- Tạo ra những suy nghĩ tích cực cho người tự kỷ sau buổi trò chuyện tâm sự.
- Tăng khả năng giao tiếp của người bệnh tự kỷ với mọi người.
- Phát hiện sớm những suy nghĩ tiêu cực của người bệnh.
Hãy đi dạo mỗi ngày
Theo ý kiến của một số chuyên gia, tình trạng stress, căng thẳng của tự kỷ sẽ được giảm bớt ở không gian mở. Đi dạo ở từng địa điểm sẽ có những tác dụng khác nhau:
- Nơi nhiều cây xanh: Thường là công viên, nhiều cây cối sẽ cho con người cảm giác trong lành, yên bình, không căng thẳng.
- Đường phố tấp nập, đông vui: Mang lại tinh thần hào hứng, lạc quan, cho người tự kỷ thêm mạnh dạn khi giao tiếp.
Hãy đi dạo mỗi ngày, điều này có thể làm giảm bớt căng thẳng stress
Sử dụng liệu pháp hành vi
Một trong những phương pháp chữa tự kỷ tại nhà, được các chuyên gia đưa ra là thực hiện tiến trình tâm lý, xây dựng hành vi xã hội (SST). Tạo ra tình huống giao tiếp mô phỏng, yêu cầu người tự kỷ lặp đi lặp lại tình huống nhiều lần để biến nó trở thành kỹ năng giao tiếp thành thạo như:
- Biết nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện.
- Trả lời đúng vào trọng tâm câu hỏi, không lan man.
- Tự tin hơn và không e ngại khi nói chuyện.
- Giảm các triệu chứng lo âu, sợ hãi không đáng có trong quá trình giao tiếp.
Sử dụng thuốc hướng thần
Một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh tự kỷ tại nhà như:
- Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI): Citalopram và Fluoxetine, hạn chế các tình trạng lo lắng thái quá và những hành vi mang tính chất ám ảnh lâu dài.
- Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Điển hình là Protriptyline và Desipramine, đặc hiệu với tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở người bị tự kỷ.
- Thuốc chống loạn thần như: Clonidine và Lithium điều trị triệu chứng rối loạn hành vi của bệnh tự kỷ.
Các thuốc hướng thần là điều không thể thiếu trong điều trị tự kỷ
Vương Não Khang, sản phẩm hỗ trợ hàng đầu cho người tự kỷ
Vương Não Khang hiện đang là thực phẩm chức năng đi đầu trong việc hỗ trợ phục hồi cho người bị tự kỷ đặc biệt là trẻ em. Khác với các sản phẩm tổng hợp và bán tổng hợp có trên thị trường, Vương Não Khang được bào chế từ dược liệu thiên nhiên ít gây tác dụng phụ.
Trong một gói của sản phẩm Vương Não Khang có chứa các thảo dược quý như:
- Đinh lăng: Sử dụng cho trường hợp căng thẳng, mệt mỏi quá độ, cải thiện lượng máu tưới lên não bộ. Làm giảm căng thẳng stress.
- Thăng ma: Giúp tăng biên độ sóng não, làm não bộ phản ứng nhạy bén hơn với kích thích. Các hoạt động của đại não được đồng bộ hoá.
- Bạch quả: Là loại thảo dược dùng chủ yếu trong điều trị các hành vi phản ứng mãnh liệt của tự kỷ, giúp tăng khả năng tập trung.
Ngoài các thảo dược, bên trong Vương Não Khang còn bổ sung thêm một số vi chất cần thiết cho cơ thể như:
- Acid Folic: Hay vitamin B9 cần thiết trong giai đoạn phát triển của trẻ giúp phòng ngừa khả năng rối loạn ngôn ngữ.
- Taurine: Giúp ngăn chặn tín hiệu đi sai bên trong thần kinh trung ương.
- Coenzyme Q10: Bảo vệ tế bào thần kinh khỏi sự oxi hoá và tránh các cuộc tấn công của gốc tự do trong cơ thể.
- Vitamin B6: Là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu, tăng cường tuần hoàn máu não.
Vương Não Khang giúp cải thiện tình trạng tự kỷ hiệu quả
Tự kỷ là một dạng rối loạn tâm thần kinh. Các triệu chứng và nguyên nhân của bệnh tuỳ thuộc vào tính chất tổn thương, độ tuổi và đối tượng. Ngoài các phương pháp điều trị và can thiệp tự kỷ thông thường, bạn có thể sử dụng sản phẩm Vương Não Khang như một giải pháp đề phòng bệnh tự kỷ từ bên trong cơ thể. Mọi thắc mắc hãy để lại vào phần bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được chuyên gia tư vấn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo:
https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/signs.html
https://theplaceforchildrenwithautism.com/autism-blog/centerbased-vs-homebased-autism-treatmen
https://www.autism.org.uk/advice-and-guidance/what-is-autism/the-causes-of-autism