Hỏi: Chào chuyên gia, qua tìm hiểu, em biết trẻ tự kỷ bị hạn chế trong tương tác xã hội hoặc thể hiện tình cảm với người khác. Vậy trẻ tự kỷ có hay cười không ạ? Xin chuyên gia giải đáp về vấn đề này. (Thu Hoài – Hà Nam)
Chuyên gia trả lời: Chào bạn Thu Hoài! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến website roiloanphattrien.online. Bạn đang thắc mắc về vấn đề: “Trẻ tự kỷ có hay cười không?”, chúng tôi xin được giải đáp như sau.
Biểu hiện trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một dạng rối loạn thần kinh, phát triển sớm từ khi sơ sinh và kéo dài đến suốt đời. Tình trạng này đặc trưng ở 3 khía cạnh: Suy giảm khả năng giao tiếp, thiếu hụt kỹ năng tương tác xã hội và hành vi, sở thích bất thường. Cụ thể:
-
- Suy giảm khả năng giao tiếp: Trẻ chậm nói, nhại lại lời nói của người khác, nếu nói được thì chỉ là những từ không có nghĩa, không biết đặt câu hỏi…
- Thiếu hụt kỹ năng tương tác xã hội: Trẻ ít giao tiếp bằng mắt, ít chỉ tay, không quay lại khi được gọi tên, không chia sẻ sở thích với người khác, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh…
Trẻ tự kỷ có hay cười không
-
- Hành vi, sở thích bất thường: Trẻ có những thói quen định hình và rập khuôn như: Cầm lâu một thứ, cuốn hút quá mức với tivi, quảng cáo, bật/tắt công tắc điện, đi nhón chân, nhìn tay…
>>> Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách nhận biết các dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ
Vậy trẻ tự kỷ có hay cười không?
Đối với những em bé chưa biết nói, mỉm cười là cách duy nhất để trẻ thể hiện tình cảm và thu hút sự chú ý của người khác đến mình.
Ở cấp độ hành vi, nụ cười liên quan đến hai khía cạnh: Biểu hiện trên khuôn mặt và hướng ánh mắt về phía người khác. Theo đó, những khiếm khuyết ở cả 2 khía cạnh này đều đã được tìm thấy ở trẻ tự kỷ. Cụ thể: Trẻ mắc chứng tự kỷ hiếm khi sử dụng ánh mắt hoặc nụ cười trong lúc trò chuyện với người khác, kể cả cha mẹ hoặc những người thân thiết.
Một nghiên cứu về sự phát triển của chứng tự kỷ ở trẻ em tại Đại học California – Davis (Hoa Kỳ) cho thấy: Trẻ thiếu giao tiếp bằng mắt, mỉm cười và không bập bẹ nói khi 6 tháng tuổi có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn so với bình thường. Các nhà khoa học đã nghiên cứu 2 nhóm trẻ tự kỷ và bình thường trong 5 năm. Kết quả là, có rất ít điểm khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm ngay từ đầu nhưng sau 6 tháng, 86% trẻ tự kỷ cho thấy sự suy giảm nhanh chóng trong giao tiếp bằng mắt, mỉm cười và phản ứng xã hội (khả năng tương tác). Điều này cho thấy, ít cười có thể là một dấu hiệu sớm thể hiện sự rối loạn ở trẻ.
Ít cười có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm chứng tự kỷ ở trẻ
Tuy nhiên, trẻ tự kỷ vẫn có những nụ cười đặc biệt, từ khúc khích, nhẹ nhàng cho đến cười ré lên. Thậm chí, trong một vài trường hợp, trẻ tự kỷ còn mất kiểm soát với nụ cười của mình và không quan tâm đến việc không gian xung quanh có phù hợp cho hành động đó hay không.
Trên thực tế, nụ cười không phải là yếu tố quyết định xem trẻ có bị tự kỷ hay không. Bởi ngoài những kỹ năng tương tác xã hội, trẻ tự kỷ còn có nhiều biểu hiện về giao tiếp và hành vi khác. Vì vậy, ngay khi nghi ngờ con có biểu hiện của chứng tự kỷ như ít cười, chậm nói, bạn hãy đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán.
>>> Xem thêm: Rối loạn phổ tự kỷ và những câu hỏi điển hình
Cha mẹ nên làm gì khi con được chẩn đoán tự kỷ?
Sốc, không chấp nhận sự thật có lẽ là tâm lý chung của hầu hết phụ huynh khi con mình được chẩn đoán mắc tự kỷ. Thực chất, đây là phản ứng bình thường và theo thời gian, bạn sẽ dần chấp nhận, làm quen để giúp con cải thiện những kỹ năng còn khiếm khuyết. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho cha mẹ sau có con bị tự kỷ:
-
- Hãy chăm sóc bản thân thật tốt vì chặng đường phía trước sẽ rất dài, không chỉ đòi hỏi sự kiên trì, kiên nhẫn mà còn là sức khỏe, tinh thần của bạn. Vậy nên, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống, làm việc phù hợp để can thiệp cho con thật tốt.
- Đừng ngại ngần chia sẻ sự khó khăn của mình với người khác. Điều đó sẽ giảm bớt áp lực và gánh nặng cho bạn.
Đừng ngại ngần tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh
-
- Tìm hiểu thông tin về tự kỷ: Mặc dù tự kỷ đã được biết đến từ lâu nhưng vẫn có rất nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ về hội chứng này và không biết phải làm gì để giúp con. Vì vậy, trước khi bắt đầu quá trình can thiệp, bạn cần phải tìm hiểu các thông tin về tự kỷ, lưu ý chọn những nguồn uy tín, từ đó xây dựng một kế hoạch điều trị phù hợp.
- Tham gia vào các hội nhóm: Rất hữu ích nếu cha mẹ có thể lắng nghe, trò chuyện với những người đã và đang trải qua những việc tương tự. Hãy tham gia vào các hội nhóm có con tự kỷ, từ đó học hỏi những kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con thật tốt.
- Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi: Tương tác là cách tốt nhất để cải thiện những kỹ năng cho trẻ tự kỷ. Tận dụng mọi thời điểm, có thể là ăn cơm, tắm rửa hoặc trước khi đi ngủ, nên dạy con những điều đơn giản nhất rồi mới đến phức tạp.
Bên cạnh việc can thiệp tích cực, nhiều chuyên gia cũng khuyên rằng, cha mẹ nên kết hợp với các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp tăng cường trí tuệ, cải thiện khả năng nhận thức, tư duy để quá trình trị liệu đạt hiệu quả tốt hơn. Trên thị trường hiện có sản phẩm Vương Não Khang giúp hỗ trợ điều trị cho trẻ tự kỷ, chậm nói và các rối loạn phát triển khác được đông đảo phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Sản phẩm là sự phối hợp của các thảo dược quý như: Đinh lăng, thăng ma, ginkgo biloba… cùng nhiều vi chất thiết yếu khác giúp tăng dẫn truyền thần kinh, tăng cường lưu thông máu lên não và cung cấp năng lượng cho tế bào não. Nhờ đó, tăng phản xạ với các kích thích bên ngoài, giúp trẻ học hỏi và tiếp thu nhanh hơn, cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, tăng tốc quá trình can thiệp, cũng như nâng cao hiệu quả trị liệu mà vẫn đảm bảo an toàn.
Vương Não Khang - Giải pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ từ thảo dược
Kinh nghiệm cải thiện các rối loạn của con
Từ khi ra mắt, Vương Não Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các mẹ có con tự kỷ, chậm nói hoặc rối loạn phát triển khác.
>>> Chị Phạm Thị Thanh Thủy (thôn Phước Hòa, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)
3 tuổi mà con trai chỉ nói được vài từ “ba, bà” và có những hành động bất thường khiến chị Thủy vô cùng lo lắng. Vì công việc buôn bán bận rộn nên chị Thủy đã để con tự chơi và xem tivi một mình trong thời gian dài dẫn đến chậm nói. Vội vàng tìm cách dạy con tập nói và sử dụng Vương Não Khang trong 5 tháng liên tiếp, chị Thủy bất ngờ khi tình trạng chậm nói của con cải thiện một cách rõ rệt và giảm hẳn các hành vi hiếu động quá mức. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị qua video sau:
Đánh giá của chuyên gia
Không chỉ được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn, sản phẩm Vương Não Khang còn nhận sự đánh giá cao từ các chuyên gia đầu ngành. Mời bạn lắng nghe Ths Quách Thúy Minh làm rõ về lợi ích của việc phối hợp Vương Não Khang với các phương pháp cho trẻ tự kỷ trong video dưới đây.
>>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Trẻ tự kỷ hay la hét là do đâu và cha mẹ nên xử lý như thế nào?
Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về: “Trẻ tự kỷ có hay cười không?”. Nếu nghi ngờ trẻ có biểu hiện của chứng tự kỷ, hãy can thiệp ngay hôm nay và đừng quên kết hợp Vương Não Khang để nhanh chóng cải thiện những rối loạn cho con, bạn nhé!
Nếu bạn còn có thắc mắc về trẻ chậm phát triển và muốn mua sản phẩm Vương Não Khang, hãy gọi điện Hotline (Zalo/Viber): 0987126085 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
Chuyên gia tâm lý