Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ước tính rằng, có khoảng 10-20% trẻ em và thanh thiếu niên mắc phải hội chứng chậm phát triển trí tuệ. Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ gặp rất nhiều thách thức trong cuộc sống cá nhân, học tập, các mối quan hệ xã hội... cũng như khả năng tự lập sau này. Vì vậy, việc phát hiện sớm và can thiệp tích cực sẽ góp phần cải thiện những kỹ năng bị khiếm khuyết cho trẻ một cách tốt nhất. Cùng tìm hiểu về tình trạng chậm phát triển ở trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây.
Chậm phát triển trí tuệ là gì?
Chậm phát triển trí tuệ còn gọi là chậm khôn hay thiểu năng, là hiện tượng thấp kém về trí tuệ của một cá nhân so với các thành viên khác trong xã hội. Biểu hiện qua việc cá nhân đó không có khả năng hoàn thành các công việc trí óc hoặc những hoạt động khác tương ứng với lứa tuổi, cũng như khó khăn, hạn chế trong việc thích ứng xã hội.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ >>> Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ cha mẹ nên chú ýĐặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Thực tế, mỗi trẻ có biểu hiện chậm phát triển trí tuệ khác nhau. Nó có thể xuất hiện từ rất sớm hoặc đến khi trẻ đi học mới được phát hiện. Một số dấu hiệu nhận biết hội chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em gồm:
Về phát triển
-
- Chậm phát triển vận động: Trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng.
- Chậm nói hoặc gặp khó khăn khi giao tiếp.
- Kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bản.
- Không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình.
- Khó khăn khi tự phục vụ bản thân: Ăn uống, vệ sinh cá nhân.
- Trẻ hay lăng xăng.
Về cảm giác, tri giác
-
- Chậm chạp, ít linh hoạt.
- Phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém.
- Thiếu tính tích cực trong quan sát.
Về tư duy
-
- Trẻ có tư duy cụ thể nên khó nhận biết các khái niệm.
- Tư duy của trẻ thường biểu hiện tính không liên tục.
- Logic kém.
- Thiếu tính nhận xét, phê phán, khó khăn trong suy nghĩ.
Về trí nhớ, chú ý
-
- Trẻ chậm hiểu cái mới, quên nhanh điều vừa tiếp thu.
- Quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ.
- Chỉ ghi nhớ được bên ngoài sự vật, không biết cái bên trong hay sự khái quát.
- Khó tập trung, dễ bị phân tán.
- Thời gian chú ý kém hơn nhiều so với trẻ bình thường.
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ do rất nhiều yếu tố. Cụ thể như sau:
Di truyền
Khoảng 3 trong số 10 trẻ được chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ gặp các vấn đề di truyền. Nguyên nhân có thể đến từ việc thừa hưởng gen bất thường của bố hoặc mẹ, nhiễm sắc thể và đột biến gen như: Hội chứng nhiễm sắc thể X, bệnh Phenylketone niệu, Down....
Một số vùng não của trẻ chậm phát triển trí tuệ khác biệt so với bình thườngBệnh lý của cha mẹ
Hội chứng rượu bào thai (FAS) là một trong những yếu tố đáng báo động, có thể dẫn đến giảm khả năng phát triển trí tuệ ở trẻ em. Ngoài ra, nếu người mẹ sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, tiếp xúc với thuốc trừ sâu, nhiễm virus (nhất là trong 3 tháng đầu), tăng cân khi mang thai... cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị chậm phát triển trí tuệ.
Yếu tố nguy cơ
Trẻ sinh non dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh thấp dưới 2.500gr, ngạt khi sinh, can thiệp sản khoa (dùng kẹp thai, hút thai...)... cũng có thể bị chậm phát triển trí tuệ. Với những trường hợp bị chảy máu não, nhiễm khuẩn thần kinh (viêm não, viêm màng não), suy hô hấp nặng, chấn thương sọ não... thì khả năng chậm phát triển trí tuệ hoàn toàn có thể xảy ra.
>>> Xem thêm: Nhận biết sớm các dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ ở trẻ để can thiệp kịp thời
Chẩn đoán tình trạng chậm phát triển thế nào?
Ở trẻ chậm phát triển, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để loại trừ những vấn đề khác như thính giác và một số rối loạn thần kinh. Nếu không tìm thấy sự bất thường, trẻ sẽ được chỉ định thực hiện một số bài test đánh giá IQ và hành vi thích ứng. Theo đó, có 3 thang đánh giá trẻ chậm phát triển trí tuệ thông dụng nhất là:
Thang đo trí tuệ Stanford-Binet: Đây là các bài trắc nghiệm để đo lường khả năng trí tuệ ở trẻ em.
Pin đánh giá của Kaufman cho trẻ em: Thử nghiệm này được sử dụng để đánh giá sự phát triển nhận thức của trẻ. Các xét nghiệm có thể được thực hiện trong khoảng thời gian từ 35 đến 85 phút.
Quy mô phát triển trẻ sơ sinh Bayley: Đây là một xét nghiệm tiêu chuẩn cho trẻ sơ sinh từ 1- 42 tháng tuổi, nhằm kiểm tra kỹ năng vận động, ngôn ngữ và nhận thức.
Hậu quả khi trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Chậm phát triển trí tuệ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Không chỉ là những khó khăn liên quan đến sự phát triển trí não, trẻ còn có thể gặp các vấn đề về tâm lý và xã hội. Dưới đây là những thách thức phổ biến mà trẻ chậm phát triển trí tuệ phải đối mặt:
-
- Cô lập xã hội: Trẻ chậm phát triển có thể bị bạn bè cô lập, thậm chí tẩy chay bởi nhận thức kém. Không chỉ bản thân trẻ mà ngay cả những người cố gắng làm bạn với trẻ cũng bị chế giễu.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Thành tích học tập kém có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Khi đó, trẻ sẽ sợ hãi, lo lắng và tự ti về chính bản thân mình, thu mình hay nghiêm trọng hơn là trầm cảm.
- Vấn đề y tế: Trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm: Giảm thị lực, ảnh hưởng thính giác, kém vận động…
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ được chẩn đoán mắc chậm phát triển trí tuệ?
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc hay biện pháp nào chữa khỏi tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Điều quan trọng là cần xác định sớm các vấn đề, từ đó có những điều chỉnh và can thiệp kịp thời. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho cha mẹ có con bị chậm phát triển:
- Tìm hiểu kỹ về hội chứng chậm phát triển trí tuệ thông qua các nguồn tài liệu chính thống để xác định rõ vấn đề con đang gặp phải.
- Khuyến khích con tự mình thực hiện các hoạt động hàng ngày như: Sinh hoạt ăn uống, vệ sinh thân thể...
- Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa: Nhiều bậc cha mẹ hạn chế sự tương tác của trẻ với những người khác để bảo vệ con. Tuy nhiên, điều này lại không đúng vì sẽ càng khiến trẻ gặp bất lợi trong các hoạt động hàng ngày và khó hòa nhập hơn.
- Quản lý hành vi: Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường gặp khó khăn trong các tình huống nhất định vì sự mất tập trung và khả năng nghe hiểu kém. Cha mẹ có thể khắc phục điều này bằng cách đặt ra các mục tiêu nhỏ và giới hạn thời gian để trẻ tập trung tâm trí hoàn thành công việc.
- Khen ngợi: Do những thách thức mà trẻ bị chậm phát triển trí tuệ phải đối mặt là rất lớn nên mỗi khi con làm xong một việc gì đó, bạn hãy khen ngợi và động viên để khích lệ con tiếp tục cố gắng cho những nhiệm vụ tiếp theo.
Giáo dục các kỹ năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ>>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm giúp phát triển trí não cho trẻ
Vương Não Khang – Giải pháp cải thiện tình trạng chậm phát triển ở trẻ em hàng đầu Việt Nam
Hiện nay, bên cạnh việc dạy trẻ chậm phát triển học các kỹ năng cơ bản để tự phục vụ bản thân thì kết hợp những sản phẩm giúp tăng cường chức năng não từ thảo dược cũng rất cần thiết. Trên thực tế, quá trình sử dụng sản phẩm thảo dược đã ghi nhận được rất nhiều lợi ích, trong đó phải kể đến sự tiếp thu và học hỏi của trẻ nhanh hơn.
Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng, biện pháp trên đã tác động được đến nguyên nhân sâu xa gây ra chứng chậm phát triển ở trẻ em là do: Khả năng dẫn truyền thần kinh không hiệu quả, tuần hoàn máu lên não kém và thiếu dinh dưỡng thiết yếu cho tế bào não. Vậy nên, tác động đến các hoạt động chức năng não bộ và kích thích hệ thần kinh chính là cách để cải thiện những rối loạn một cách bền vững, an toàn.
Trong khi đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang lại là sản phẩm duy nhất trên thị trường có thể đáp ứng đầy đủ cả 3 nguyên nhân này. Cụ thể:
-
- Tăng cường dẫn truyền thần kinh: Vương Não Khang có thành phần chính từ đinh lăng giúp tăng dẫn truyền thần kinh thông qua việc tăng biên độ sóng não, đồng bộ chức năng vỏ não, kích thích não bộ hoạt động. Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ, khả năng tiếp nhận ánh sáng và kích thích tốt hơn. Từ đó, trẻ tập trung, ghi nhớ, cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi và phát triển trí não.
- Tăng cường tuần hoàn máu não: Cùng với đinh lăng, các thành phần khác như: Thăng ma, ginkgo biloba giúp cải thiện lưu lượng máu lên não, qua đó cung cấp oxy cho não hoạt động, tăng cường trí nhớ.
-
- Cung cấp dinh dưỡng: Hiệu quả của sản phẩm càng được củng cố khi có mặt của các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho não như: Taurine, vitamin B6, acid folic… giúp tăng tính dẫn truyền thần kinh, cải thiện quá trình trao đổi chất và chống oxy hóa.
Chính nhờ những công dụng trên, Vương Não Khang giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả với trẻ chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, tăng động hay một số rối loạn phát triển khác. Nhờ đó, trẻ sẽ học hỏi và tiếp thu nhanh hơn, tăng tốc quá trình can thiệp và đảm bảo an toàn.
Nhiều phụ huynh đã cải thiện tình trạng chậm phát triển của con thành công
Gần 6 năm ra mắt, Vương Não Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các bậc phụ huynh trên cả nước.
>>> Chị Võ Thị Thùy Trang (124/79/5 Phan Huy Ích, phường Tân Bình, TP. HCM) có con trai 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ và chỉ nói vài 3 từ đơn giản như ba, bà. Ngoài ra, bé còn có nhiều biểu hiện kém hơn so với mốc tuổi, không thích ăn cơm mà chỉ ăn cháo. Thế rồi, sau quá trình sử dụng sản phẩm Vương Não Khang, tình trạng của con cải thiện rất tốt. Giờ đây, bé đã nói được những từ dài và có nghĩa hơn, không còn hỏi ngược khi được yêu cầu nữa. Mời bạn xem thêm chia sẻ của chị TẠI ĐÂY.
Và còn rất nhiều trường hợp khác nhờ sử dụng Vương Não Khang đã biết nói, tập trung, học tập và cải thiện tốt.
Vương Não Khang đã giúp bé Ben học nói nhanh hơn Nhờ sử dụng Vương Não Khang, bé nhà chị Nga đã nói nhiều hơn và biết trả lời khi người lớn hỏi Mới chỉ uống 2 hộp Vương Não Khang, bé nhà chị Ngoan (6 tuổi) đã biết tập trung, nghe lời và ngủ rất ngon.>>> Xem thêm: Chia sẻ của một người bà có cháu chậm phát triển trí tuệ TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Chậm phát triển trí tuệ là như thế nào? Hãy lắng nghe Ths Quách Thúy Minh tư vấn qua nội dung video dưới đây:
>>> Xem thêm: Những phương pháp điều trị cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ là gì?
Như vậy, bài viết đã tổng hợp những thông tin cơ bản về tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em. Hơn ai hết, cha mẹ là người hiểu và bên trẻ nhiều nhất, nên có lẽ bất kỳ sự thay đổi nào cũng có thể gây chú ý và lo lắng quá mức. Điều quan trọng là cha mẹ hãy luôn theo dõi các biểu hiện của trẻ, sau đó đối chiếu với các kỹ năng trẻ có thể đạt được trong cùng độ tuổi, từ đó có những phát hiện và điều chỉnh kịp thời.
Mọi thắc mắc về chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em và sản phẩm Vương Não Khang, xin vui lòng gọi điện đến tổng đài miễn cước 18006214 hoặc hotline Zalo/Viber: 0917212364 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Thu Hương
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh