Tình trạng trẻ chậm phát triển ngày càng tăng trong những năm gần đây. Chậm phát triển là khi trẻ không đạt được các mốc quan trọng về ngôn ngữ, tư duy và kỹ năng vận động so với những bạn cùng tuổi. Vậy cụ thể dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ chậm phát triển như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tất cả những thông tin cần thiết về tình trạng này qua bài viết sau.

Chậm phát triển là gì?

Trẻ được coi là chậm phát triển khi các kỹ năng về thể chất, cảm xúc, xã hội và giao tiếp chậm trễ hơn so với độ tuổi. Theo đó, có rất nhiều loại chậm phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bao gồm: 

- Chậm phát triển về lời nói và ngôn ngữ.

- Chậm phát triển kỹ năng vận động tinh và thô.

- Chậm phát triển thị lực.

- Chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc.

- Chậm phát triển về nhận thức và trí tuệ.

Thực tế, không phải trẻ nào cũng gặp các vấn đề trên một cách đồng loạt mà đôi khi, bé chỉ bị hạn chế ở một số khía cạnh nhất định.

Trẻ chậm phát triển phải làm sao Tình trạng chậm phát triển ở trẻ em

Các loại chậm phát triển ở trẻ em

Hoàn toàn bình thường khi chúng ta nghĩ rằng, mỗi bạn nhỏ sẽ phát triển theo một cách khác nhau. Thật không may, trong quá trình phát triển, trẻ có thể bị chậm hơn các bạn cùng tuổi ở một lĩnh vực nào đó. Cụ thể:

Chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ không giống nhau. Chậm nói là khi trẻ không nói được nhiều từ so với độ tuổi. Với chậm phát triển ngôn ngữ, vấn đề lại nằm ở chỗ trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những gì người khác nói và không thể bày tỏ mong muốn, suy nghĩ của mình. Ngôn ngữ bao gồm lời nói, cử chỉ và chữ viết.

Chậm phát triển trí tuệ và nhận thức

Chậm phát triển trí tuệ là một khiếm khuyết về mặt não bộ khiến các hoạt động trí tuệ của trẻ ở dưới mức trung bình. Sự chậm trễ về nhận thức có thể ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ của trẻ, gây ra những hạn chế trong việc thích ứng xã hội và khó khăn khi học tập. Trẻ chậm phát triển nhận thức cũng gặp bất lợi trong giao tiếp và chơi với người khác.

Chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc

Trẻ bị chậm phát triển thường gặp khó khăn với các kỹ năng tương tác xã hội và cảm xúc. Ví dụ, trẻ có thể không hiểu được các tín hiệu xã hội, không thể bắt đầu và duy trì một cuộc trò chuyện thông thường với người khác. Vì những hạn chế đó, trẻ sẽ rất vất vả để đối phó với mỗi sự thay đổi trong cuộc sống. Lúc này, trẻ có thể nổi những cơn bực tức, cáu gắt kéo dài và mất nhiều thời gian hơn bình thường để bình tĩnh trở lại.

Trẻ chậm phát triển kỹ năng xã hội nhận thức Trẻ chậm phát triển kỹ năng xã hội khó kiểm soát được cảm xúc của mình

Chậm phát triển thị lực

Ngay từ khi sinh ra, trẻ chỉ nhìn được sự vật xung quanh trong các màu: Đen, trắng và sắc độ xám trung gian. Điều này là do các tế bào thần kinh và mắt chưa phát triển hoàn toàn. Thị lực của trẻ sơ sinh sẽ phát triển đầy đủ vào cuối tháng thứ 9 và hoàn thiện khi 1 tuổi. Tuy nhiên, có một số trẻ sẽ bị chậm phát triển thị lực so với những bé khác do gặp các vấn đề về mắt. 

Chậm phát triển kỹ năng vận động tinh và thô

Chậm phát triển trong các kỹ năng vận động cản trở khả năng phối hợp những nhóm cơ của trẻ. Trẻ sơ sinh bị chậm vận động thô có thể gặp khó khăn khi lăn hoặc bò. Ở trẻ lớn hơn, sự chậm trễ thể hiện qua việc vụng về trong đi đứng, đặc biệt là lên xuống cầu thang.

Với vận động tinh, trẻ chậm phát triển thường rất vất vả khi giữ các đồ vật như: Đồ dùng, cầm nắm, buộc dây giày…

>>> Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ cha mẹ nên chú ý

Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển

Về cơ bản, để đánh giá trẻ có bị chậm phát triển không cần dựa vào nhiều tiêu chí và phải quan sát trong thời gian dài. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể nhận biết sớm các dấu hiệu dựa vào những kỹ năng của trẻ theo từng mốc tuổi dưới đây:

Về lời nói và ngôn ngữ

Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào liên quan đến sự chậm trễ trong lời nói và ngôn ngữ sau đây, đó là một điều cảnh báo:

- Từ 3 - 4 tháng

  • Trẻ không phản ứng với tiếng ồn lớn.
  • Không bập bẹ, ê a.
  • Bắt đầu bập bẹ nhưng không cố bắt chước âm thanh (đến 4 tháng).
Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

- Từ 7 - 12 tháng

  • Trẻ không đáp ứng với âm thanh.
  • Trẻ không bi bô các từ như: “Mama”, “baba”...
  • Trẻ không hiểu những từ như: “Bye bye”, “không”...

- Đến 2 tuổi

  • Trẻ không thể nói ít nhất 15 từ đơn khác nhau.
  • Không thể ghép 2 từ để nói thành một câu hoặc chỉ có thể bắt chước lại lời nói của người khác.
  • Không sử dụng lời nói để giao tiếp.

Về trí tuệ

- Khoảng 1 tuổi

  • Không sử dụng cử chỉ như: Vẫy tay, gật/lắc đầu...
  • Không chỉ vào đồ vật hoặc hình ảnh.

- Khoảng 2 tuổi

  • Không biết chức năng của các đồ vật thông thường như: Bàn chải, lược, điện thoại...
  • Không thể thực hiện theo những chỉ dẫn đơn giản.
  • Không bắt chước hành động hay lời nói của người lớn.

Về kỹ năng xã hội

- 3 tháng tuổi

  • Không cười với mọi người.
  • Không chú ý đến người lạ hoặc có vẻ sợ hãi khi nhìn mọi người.

- 7 tháng tuổi

  • Không thể hiện tình cảm với cha mẹ hoặc người chăm sóc.
  • Không tỏ ra tò mò hoặc thích thú với những gì diễn ra xung quanh. 
  • Không cười.
  • Không thấy hứng thú với các trò chơi như: “Ú òa”, “Oẳn tù tì”...

- Khoảng 1 tuổi

  • Không quay lại nhìn những nơi có âm thanh phát ra.
  • Không có cử chỉ qua lại như: Vẫy tay, vươn người hoặc chỉ vào đồ muốn lấy.

Về thị lực

- 3 tháng tuổi

  • Không nhìn theo vật chuyển động bằng mắt.
  • Không để ý tay (2 tháng).
  • Gặp khó khăn khi di chuyển một hoặc cả hai mắt theo mọi hướng.

- 6 tháng tuổi

  • Chảy nước mắt liên tục. 
  • Không theo dõi các vật ở gần (cách 1cm) hoặc ở xa (cách 6cm) bằng cả hai mắt.

Về vận động

- Từ 3 - 4 tháng tuổi

  • Trẻ không thể nắm hoặc giữ đồ vật.
  • Không thể tự nâng đầu lên.
  • Không biết đưa đồ vào miệng, bàn tay vẫn nắm chặt (4 tháng).
Trẻ chậm phát triển gặp khó khăn khi đi lại Trẻ chậm phát triển kỹ năng vận động

- Khoảng 7 tháng tuổi

  • Cơ bắp cứng chặt hoặc rất mềm.
  • Trẻ không để giữ đầu thẳng đứng khi ở tư thế ngồi.
  • Chỉ dùng một tay hoặc không chủ động khi với đồ vật.
  • Gặp khó khăn khi đưa đồ vật vào miệng.
  • Không biết lẫy theo một trong hai hướng (trước 5 tháng).
  • Không thể ngồi dậy nếu không có sự giúp đỡ (6 tháng).

- Đến 1 tuổi

  • Trẻ không biết bò hoặc kéo một bên cơ thể trong khi bò.
  • Không thể đứng khi được hỗ trợ.

- Đến 2 tuổi

  • Không thể đi bộ (trước 18 tháng).
  • Không thể đẩy một món đồ chơi có bánh xe.

>>> Xem thêm: Nhận biết sớm các dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ ở trẻ để can thiệp kịp thời

Nguyên nhân dẫn tới trẻ chậm phát triển

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 15% trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 17 bị một hoặc nhiều vấn đề về phát triển. Hầu hết các khuyết tật phát triển xảy ra trước khi trẻ được sinh ra, nhưng một số có thể xuất hiện sau đó vài năm.

Thực tế, không có nguyên nhân nào được biết rõ là gây ra sự chậm trễ trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, một vài yếu tố rủi ro có thể tác động đến tình trạng này, bao gồm:

    • Quá trình sinh nở: Trẻ sinh non, cân nặng khi sinh thấp, thiếu oxy…
    • Môi trường: Nhiễm độc chì, thiếu dinh dưỡng thiết yếu, người mẹ sử dụng rượu hoặc các chất kích thích trước khi sinh, chấn thương…
    • Các điều kiện y tế khác: Nhiễm trùng tai mạn tính, di truyền, bệnh tật…

Ngoài ra, chậm phát triển cũng là triệu chứng của các tình trạng tiềm ẩn khác, chẳng hạn: Rối loạn phổ tự kỷ, bại não, rối loạn dưỡng cơ, hội chứng Down…

Nguyên nhân dẫn tới trẻ chậm phát triển Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chưa được biết đến

Điều trị cho trẻ chậm phát triển thế nào?

Ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường ở con, hãy đưa trẻ đến gặp chuyên gia để được tư vấn và chẩn đoán ban đầu. Điều này sẽ giúp bạn biết được khả năng của con đến đâu, vấn đề gì đang gặp phải, từ đó có hướng điều chỉnh và can thiệp phù hợp.

Tùy vào từng lĩnh vực trẻ chậm phát triển, điều trị sẽ gồm các biện pháp khác nhau. Nếu chậm phát triển về ngôn ngữ, bác sĩ sẽ kiểm tra thính giác của trẻ nhằm đánh giá khả năng tiếp thu và nghe hiểu, sau đó lên kế hoạch cho các buổi trị liệu ngôn ngữ. Đồng thời, cha mẹ cũng sẽ được hướng dẫn cách can thiệp và dạy con tại nhà thông qua các tình huống, trò chuyện, vui chơi hay đọc sách.

Ở những trường hợp chậm phát triển khác, trẻ có thể được điều trị bằng các chương trình trị liệu hành vi, giáo dục đặc biệt để cải thiện một số kỹ năng cơ bản trong cuộc sống. Đó có thể là: Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA), trị liệu điều hòa cảm giác, vật lý trị liệu…

>>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm giúp phát triển trí não cho trẻ

Vương Não Khang - Giúp cải thiện hiệu quả tình trạng chậm phát triển ở trẻ em

Theo các chuyên gia, phát hiện sớm và can thiệp tích cực sẽ góp phần không nhỏ đến việc cải thiện những kỹ năng cho trẻ. Điều quan trọng là cha mẹ cần phải kiên trì và theo sát con trong từng hoạt động cụ thể, từ đó có những thay đổi để phù hợp với khả năng đáp ứng của con.

Nhìn chung, với bất kỳ tình trạng chậm phát triển nào, quá trình can thiệp cũng mất rất nhiều thời gian, công sức. Cùng một phương pháp nhưng có trẻ cải thiện tốt, ở trường hợp khác thì lâu hơn hoặc thậm chí là không phù hợp.

Thấu hiểu những vất vả, khó khăn của cha mẹ có con không may bị chậm phát triển, các nhà nghiên cứu đã không ngừng tìm tòi nhiều vị thuốc quý trong y học cổ truyền kết hợp cùng công nghệ bào chế hiện đại để cho ra đời một giải pháp giúp thúc đẩy quá trình can thiệp và rút ngắn thời gian điều trị cho trẻ. Đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang.

Vương Não Khang có thành phần chính từ đinh lăng giúp tăng biên độ sóng não, đồng bộ và hoạt hóa chức năng vỏ não, kích thích não bộ hoạt động. Từ đó, đinh lăng giúp tăng phản xạ của cơ thể với các kích thích bên ngoài, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ. Nhờ vậy, trẻ sẽ học hỏi, nhận thức tốt hơn, tập trung, chú ý, cải thiện khả năng ngôn ngữ.

vương não khang hỗ trợ điều trị tự kỷ Vương Não Khang - Giúp cải thiện hiệu quả tình trạng chậm phát triển ở trẻ em

Bên cạnh đinh lăng, sản phẩm còn có các thành phần thăng ma, ginkgo biloba hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, cải thiện lưu lượng máu lên não, qua đó cung cấp oxy cho não hoạt động. Đồng thời, Vương Não Khang chứa thêm một số vitamin và khoáng chất thiết yếu cho não như: Taurine, vitamin b6, acid folic… giúp cung cấp dưỡng chất, năng lượng cho tế bào não, ổn định hệ thống dẫn truyền thần kinh, cải thiện quá trình trao đổi chất và chống oxy hóa.

Với sự kết hợp độc đáo giữa các thành phần, Vương Não Khang là một giải pháp hữu hiệu cho trẻ chậm phát triển, giúp đẩy nhanh quá trình can thiệp và nâng cao hiệu quả trị liệu. Từng thành phần trong sản phẩm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Kinh nghiệm giúp con chậm phát triển của các mẹ

Từ khi ra mắt, Vương Não Khang đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình có con chậm phát triển, tự kỷ, tăng động trên cả nước.

>>> Chị Võ Thị Thùy Trang (124/79/5 Phan Huy Ích, phường Tân Bình, TP. HCM) có con trai 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ và chỉ nói vài từ đơn giản như ba, bà. Ngoài ra, bé còn có nhiều biểu hiện kém hơn so với mốc tuổi nên chị Trang rất băn khoăn, lo lắng. Thế rồi, chờ mãi không thấy con cải thiện, cân nhắc mấy hôm rồi chị cũng quyết định đưa con đi khám thì được chẩn đoán bị chậm phát triển ngôn ngữ. Cùng lúc, chị Trang phát hiện sản phẩm Vương Não Khang hỗ trợ tốt cho trường hợp của con mình và được các chuyên gia khuyên dùng nên đã mua về để con dùng. Thật bất ngờ, chỉ sau khi dùng 2 hộp, con chị đã cải thiện rất tốt, nói được từ dài và không còn hỏi ngược khi người lớn hỏi nữa.

Cùng xem chi tiết câu chuyện của mẹ con chị Trang TẠI ĐÂY.

Và còn rất nhiều trường hợp chậm phát triển, chậm nói, tự kỷ… cải thiện triệu chứng nhờ sử dụng Vương Não Khang.

Phản hồi của các mẹ về Vương Não Khang Vương Não Khang đã giúp bé Ben học nói nhanh hơn Phản hồi tích cực của Vương Não Khang Nhờ sử dụng Vương Não Khang, bé nhà chị Nga đã nói nhiều hơn và biết trả lời khi người lớn hỏi Phản hồi tích cực của mẹ về hiệu quả của Vương Não Khang Mới chỉ uống 2 hộp Vương Não Khang, bé nhà chị Ngoan (6 tuổi) đã biết tập trung, nghe lời và ngủ rất ngon.

Đánh giá của chuyên gia

“Chậm phát triển trí tuệ là như thế nào?”, cùng lắng nghe những phân tích đến từ Ths Quách Thúy Minh trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Những phương pháp điều trị cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển sẽ gặp rất nhiều hạn chế và bất lợi trong cuộc sống. Vì vậy, hãy can thiệp sớm cho con và đừng quên kết hợp Vương Não Khang để nhanh chóng cải thiện những kỹ năng, giúp con sớm hòa nhập cộng đồng, bạn nhé!.

Nếu bạn có thắc mắc về trẻ chậm phát triển và muốn mua Vương Não Khang, xin gọi điện đến tổng đài miễn cước 18006214 hoặc kết bạn (Zalo/Viber): 0917212364 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Thu Hương

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh