Với những người làm cha làm mẹ, khi sinh con, ai cũng muốn con mình khỏe mạnh phát triển bình thường nhưng một thực tế đáng lo là trong những năm gần đây, rối loạn phát triển ở trẻ có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên không ít người, thậm chí là nhiều phụ huynh trong cuộc chưa có đủ thông tin về những rối loạn mà con đang mắc phải, dẫn tới những can thiệp chậm trễ cho con, gây ra những ảnh hưởng xấu về tâm lý, học tập, hòa nhập trong cuộc sống ở trẻ.
Để giúp phụ huynh có thêm thông tin về vấn đề này đặc biệt là việc nhận biết, thăm khám, can thiệp khi con có biểu hiện chậm hơn so với độ tuổi, nhãn hàng Vương Não Khang tổ chức giao lưu trực tuyến với sự tham gia của chuyên gia tâm bệnh Ths. Bs Quách Thúy Minh – Nguyên TK tâm bệnh – BV Nhi TW
Ths.Bs Quách Thúy Minh giải đáp thắc mắc của PH
Chúng tôi xin gửi đến quý phụ huynh nội dung chính của chương trình giao lưu để cha mẹ có thêm thông và phương pháp can thiệp hỗ trợ cho sự phát triển ở con trẻ
Rối loạn phát triển (RLPT) ở trẻ, hiện trạng và nguyên nhân
Thưa bác sĩ, hiện nay, thực trạng trẻ mắc rối loạn phát triển(RLPT) ngày càng gia tăng. Đây là điều đáng lo ngại cho những gia đình có con nhỏ, vậy xin bác sĩ chia sẻ là nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng gia tăng này ở trẻ.
Ths.Bs Quách Thúy Minh :
Chào quý khán giả, như bạn MC vừa nói, chúng tôi là các bác sĩ tâm lý ở BV Nhi. Trong vài năm gần đây, trẻ em có tối loạn phát triển có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là gia tăng với trẻ mắc rối loạn tự kỷ. Nếu trước kia, mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận 5-10 em thì hiện nay số lượng trẻ đến khám tăng gấp nhiều lần từ các nơi đổ về.
Các nguyên nhân chủ yếu là các yếu tố về gen, di truyền. Các yếu tố môi trường như hóa chất độc hại, môi trường sống có nhiều sang chấn tâm lý
Bên cạnh đó, khi trẻ ra đời, ba mẹ để con tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử mà không được ra ngoài chơi. Và một nguyên nhân nữa đó là sự hạn chế hiểu biết, thiếu thông tin ở phụ huynh dẫn đến phát hiện muộn các rối loạn phát triển ở trẻ.
Như vậy, quan tâm con không chỉ là về mặt thể chất mà còn là tâm lý, hãy so sánh con với các bạn cùng tuổi, với các con trong gia đình để có đánh giá phát hiện sớm
Trẻ chậm nói, cha mẹ không nên chủ quan
Và thưa bác sĩ, trong lúc bác sĩ trao đổi về tình trạng và nguyên nhân trẻ mắc RLPT thì các câu hỏi của phụ huynh được gửi tới để chờ được tư vấn, MC xin gửi tới nội dung câu hỏi của bạn Pearl Nguyen: Bé nhà em 27 tháng mà vẫn chưa biết nói, vậy có phải chậm phát triển không bác sĩ? Bé có cần đi khám không ạ?
Ths.Bs Quách Thúy Minh :
Chào bạn!
Con bạn 27 tháng tuổi, nếu đúng mốc của giai đoạn này thì bé đã phải nói rõ các từ ghép đôi, ghép ba và sự giao tiếp 2 chiều rất tích cực. Con 27 tháng chưa nói rõ ràng thì nhìn nhận rõ con chậm nói so với mốc phát triển bình thường. Có thể con chỉ chậm nói đơn thuần. Nhưng bên cạnh đó không chỉ về mặt ngôn ngữ chậm nói mà bạn vẫn phải xem con có biểu hiện bất thường không: như la hét, âm thanh của con thế nào, có hành vi lặp lại hay không, ánh mắt giao tiếp cử chỉ ra làm sao … Vì vậy, bạn nên cho con đi thăm khám tại BV Nhi tỉnh hoặc khám ở BV Nhi TW để thăm khám trực tiếp và đưa ra đúng chuẩn đoán để có hướng sớm cho con, bạn nên cho con đi thăm khám sớm, càng sớm càng tốt.
Một câu hỏi nữa cũng liên quan đến việc chậm nói của con được gửi từ bạn Hương Giang: Trẻ 23 tháng chỉ nói được bố, mẹ , bà thì có phải đi khám không thưa bác sỹ?
Ths.Bs Quách Thúy Minh :
Các cháu biết bi bô từ rất sớm. Có thể từ 6-8 tháng đã biết bi bô rồi. Đến 12 tháng là phải bập bẹ tương đối nhiều, đến 15 – 16 tháng là đã phải nói được một số từ như ông, bà rồi. Và đến 18 tháng thì vốn từ đã phải trên 20 từ rồi. Mà con bạn đã 23 tháng thì đáng ra bé đã phải nói được nhiều hơn thế rồi mà chỉ mới nói được vài từ thì là chậm nói rồi. Bạn nên đưa con đi khám sớm để được đánh giá khía cạnh mà bố mẹ chưa nhận ra. Chúng ta hoàn toàn không được chủ quan.
Làm gì khi nhận thấy con tăng động, giảm chú ý
Tiếp theo, xin gửi tới bác sĩ câu hỏi của bạn bạn Trần My: Con em năm nay 6 tuổi. Đi nhà trẻ từ lúc 16 tháng tuổi. Giờ con chuẩn bị vào lớp 1 nhưng nói trước quên sau, hay bị phân tâm bởi tác động bên ngoài. Tới giờ chưa viết và đọc được bảng chữ cái. Em có cho con đi học thêm thì cô giáo bảo cháu quá nghịch và không tập trung. Có phải con em bị tăng động không bác sĩ. Em chưa cho con đi khám ở đâu hết. Giờ em thấy hoang mang quá, mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em cám ơn bác sĩ.
Ths.Bs Quách Thúy Minh:
Chào bạn !
Chúng tôi cũng rất mừng vì bé mới được 16 tháng mà bạn đã cho bé đi học để bé có điều kiện hòa nhập sớm với các bạn và tuân theo các nội quy của mẫu giáo nhà trẻ.
Còn với cháu nhà mình năm nay vào lớp 1, các mẹ thường cho con đi học trước khoảng 2 tháng để các bé có hành trang nhất định. Sau khi bé nhà bạn đã học xong lớp tiền tiểu học mà chưa biết đọc, biết viết thì lưu ý thêm nhưng mà vấn đề lưu ý chính là cô giáo nhận xét là quá nghịch, không tập trung thì tôi không rõ ở nhà cháu có nghịch và không tập trung khi bố mẹ bảo không? Vì với trẻ có vấn đề với tăng động giảm chú ý thì vấn đề xảy ra ở nhà và ở nơi khác, vấn đề chúng ta đáng lưu tâm hơn.
Nếu ở nhà cháu ngoan và đi học cháu nghịch thì cần xem lại, có thể cháu chưa chuẩn bị tâm lý do ở mẫu giáo các cháu sẽ thoải mái hơn. Như vậy, cháu cần 1 thời gian để thích nghi.
Nếu ở nhà cháu cũng nghịch, không tập trung thì cần xem bé có những biểu hiện khác không, nên cho bé đi kiểm tra sớm để có sự thăm khám và tư vấn cụ thể từ bác sĩ.
Với những trẻ đang ở mốc thay đổi giai đoạn từ mẫu giáo lên lớn 1 hay từ cấp 1 lên cấp 2, gia đình cần quan tâm đến những biểu hiện của trẻ. Nếu có những bất thường cần cho bé đi thăm khám sớm.
Thưa bác sĩ, thực tế là trẻ trong giai đoạn chuyển cấp có nhiều thay đổi trong tâm lý thì mong rằng phụ huynh có con trong độ tuổi này lưu tâm đến chia sẻ từ bác sĩ. Nếu cần, phải đi thăm khám để có phát hiện kịp thời.
Câu hỏi tiếp theo là câu hỏi của bạn Nguyễn Hà Anh gửi đến bác sĩ: Con em năm nay 5 tuổi, rất nghịch. Chỉ trừ lúc ngủ và ngồi xem phim hoạt hình thì lúc nào cũng nghịch. Bố mẹ nói thường không để tâm. Bé có biểu hiện như vậy có phải là bệnh tăng động không ạ?
Ths.Bs Quách Thúy Minh:
Chào bạn!
Các cháu trai lứa tuổi 4,5 tuổi thường rất nghịch, hay gọi dân giã là hiếu động. Tuy nhiên nếu con nghịch quá mức, không kiềm chế được, hay phá quấy, bừa bãi trong sinh hoạt, nói nhiều, hấp tấp, hay chen ngang người khác, làm không suy nghĩ, bố mẹ nói không để tâm, không có tính kiên trì, bảo thì lờ đi, mải làm việc riêng của mình, nếu như nhắc nhở con mãi mà con không làm theo thì gia đình cũng đáng phải chú ý. Gia đình nên dành nhiều thời gian quan tâm dạy con. Tìm hiểu thêm lý do vì sao con như vậy: có phải con thiếu ngủ không? Con gặp vấn đề gì về sức khỏe không? Hay con lạm dụng thiết bị điện tử quá nhiều?... Nếu trẻ vẫn có những biểu hiện chia sẻ ở trên thì gia đình nên sớm cho con đến BV Nhi tỉnh hoặc khám ở BV Nhi TW để thăm khám trực tiếp và đưa ra đúng chuẩn đoán có hướng sớm cho con, bạn lưu ý việc đi thăm khám cho con là cần thiết.
Khám cho con ở đâu, địa chỉ nào uy tín
Câu hỏi tiếp theo xin gửi tới tới bác sĩ là của bạn Linh Nhâm: Chào bác sĩ ạ! Bé nhà em 17 tháng, bé đã nói được ba, bà, gà, chó, cá, gián, rác, lá, cháo, trăng,biết tiếng mèo kêu, biết tiếng ngựa hí. Dạy bé các con vật cà sau đó hỏi là bé chỉ đúng. Vấn đề của bé nhà em ở đây là cách đây khoảng một tháng bé ở nhà với bố và hay xem điện thoại. Dạo này bé hay quay vòng, thỉnh thoảng đi nhón chân và hay ném đồ, ăn vạ bằng cách la hét lên, nghịch luôn tay chân ạ. Liệu bé nhà cháu có vấn đề về giảm chú ý không ạ?
Ths.Bs Quách Thúy Minh:
Chào bạn!
Như bạn chia sẻ thì bé 17 tháng nói được khoảng chục từ đơn, bên cạnh đó xuất hiện hành vi: cuốn hút quá sâu điện thoại , nhón gót, chạy vòng tròn. Nếu những hành vi này tiếp diễn quá nhiều thì sẽ phải lưu ý. Trước mắt, gia đình nên dạy trẻ mở rộng vốn từ, cho con chơi đồ chơi, nếu con ném đồ thì bố mẹ sẽ bảo lại con: con nhặt đồ đi, nếu con nhón chân thì sẽ sửa cho con… Khi đã sửa cho con rồi mà con cứ lặp lại : nhón chân, lặp đi lặp lại một hành vi quá lâu, giao tiếp bằng mắt kém, kén ăn, ăn khó , không thích nhai… thì khả năng con bị tự kỷ . Nếu gia đình gần BV Nhi thì nên cho con đi thăm khám, để có kết luận, tư vấn kịp thời từ bác sỹ.
Với chia sẻ vừa rồi của bác sĩ thì bạn nên đưa con đi thăm khám sớm. Và thưa bác sĩ, hiện các tuyến BV tỉnh đã thăm khám cho các trẻ chậm phát triển, vậy không rõ là ở các tuyến BV tỉnh có khó khăn gì trong thăm khám không ạ
Ths.Bs Quách Thúy Minh:
Hiện nay, BV Nhi TW đã có các BV vệ tinh là các BV ở tuyến tỉnh. Đội ngũ bác sĩ ở đây đã hợp tác với Viện Nhi, được học hỏi kiến thức và có kinh nghiệm trong việc thăm khám, do vậy các gia đình ở tuyến tỉnh yên tâm khi thăm khám tại địa phương. Hơn nữa, khi có đánh giá từ bác sĩ thì quan trọng vẫn là sự can thiệp từ gia đình, do vậy tâm lý khám ở BV lớn như BV Nhi của phụ huynh là không cần
Dạ vâng ạ, với chia sẻ vừa rồi của bác sĩ phần nào đã giải đáp tâm lý thăm khám cho con của phụ huynh ở tuyến tỉnh. Như vậy là các phụ huynh yên tâm khám cho con tại địa phương để tránh việc di chuyển xa cũng như chen chúc vào thăm khám ở BV tuyến trên.
Thảo dược thiên nhiên, hỗ trợ can thiệp cho trẻ mắc rối loạn phát triển
Câu hỏi tiếp theo gửi tới bác sĩ là câu hỏi của bạn Hà Phương: Con tôi năm nay được 2 tuổi, là bé trai. Con nói được, biết thể hiện cảm xúc, nhưng so với bạn cùng tuổi thì chậm hơn. Gia đình đã cho con đi khám bác sĩ thì TMH bình thường, không có vấn đề gì về phát triển. Hiện tôi cũng dành thời gian nhiều để dạy nói cho con. Bác có cho dùng thuốc bổ não Vương Não Khang thì tôi muốn biết rõ hơn sản phẩm này có thể hỗ trợ được gì cho trường hợp như con tôi. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ. Cám ơn bác sĩ.
Ths.Bs Quách Thúy Minh:
Cũng rất là tốt vì bạn sớm nhận ra là con nhà mình có biểu hiện chậm phát triển so với bạn cùng lứa tuổi. Nhưng nói về chậm phát triển thì rất nhiều lĩnh vực như chậm ngôn ngữ hay con trả lời kém, nhận thức chậm, thì phải xem cháu chậm ở loại nào. Bác sĩ cũng chỉ định Vương Não Khang, tôi ghĩ bác sĩ cũng sẽ thấy trẻ có vấn đề gì đó hoặc có thể là con bình thường, không có vấn đề gì quá nghiêm trọng. Còn về sản phẩm Vương Não Khang thì có rất nhiều tác dụng. Vì trong sản phẩm này có thành phần là Cao Đinh Lăng có tác dụng hoạt huyết não, tăng khả năng ghi nhớ, sản phẩm không có tác dụng phụ và cũng đã được áp dụng trong BV Nhi TW, cũng đã được nghiên cứu. Sản phẩm làm cho trẻ ngủ ngon hơn, cảm xúc ổn hơn, phản xạ cũng tốt hơn. Tôi nghĩ đối với sản phẩm này bạn hoàn toàn có thể yên tâm để sử dụng cho cháu
Và một câu hỏi nữa cũng liên quan đến sản phẩm Vương Não Khang, xin gửi đến bác sĩ nội dung của phụ huynh có tên Thắng Lê: Con tôi năm nay gần được 3 tuổi, bé có đi khám ở Nhi TW thì bác sĩ kết luận là con chậm nói do sinh non. Hiện giờ cháu chỉ nói được mấy câu như bố ơi, bà ơi, mẹ hoặc đi chơi. Tôi lo lắng vì con mình chậm nói lắm, tôi đọc thông tin thấy cốm Vương Não Khang hỗ trợ rất tốt cho trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ. Không biết bé nhà tôi có dùng được không. Xin nhờ bác sĩ tư vấn. Tôi chân thành cảm ơn
Ths.Bs Quách Thúy Minh :
Với bé nhà bạn 3 tuổi có một yếu tố bất lợi là cháu bị sinh non, cũng có phần ảnh hưởng đến não bộ. Nhưng đa số trẻ sinh non thì các cháu cũng bình thường và sau một thời gian bé cũng sẽ bắt kịp so với các bé khác.
Với chẩn đoán mình đã có, thì mình cũng biết con không có vấn đề gì rồi, bạn chỉ đang băn khoăn về việc dùng sản phẩm Vương Não Khang thì tôi cũng tư vấn rằng đây là TPCN có gần 10 thành phần khác nhau như Cao Đinh Lăng có tác dụng là hoạt huyết, tăng cường phản xạ đáp ứng, tăng cường khả năng ghi nhớ, sự tập trung, và các vi chất khác như co-enzym Q10, axit amin cần thiết cho não bộ, vitamin B6, cao Thăng Ma,....là những yếu tố hỗ trợ thêm các vi chất để cho não bộ có sự chuyển hóa tốt hơn, làm phát triển trí tuệ tốt hơn
Vì vậy với cháu chậm nói thì dùng Vương Não Khang rất là phù hợp. Đối với trẻ 3 tuổi có thể dùng 1 gói /1 ngày với liều dùng có thể kéo dài từ 3-6 tháng
Chúng tôi tin rằng với sự can thiệp về ngôn ngữ, hành vi và sự hỗ trợ của giáo viên cũng như của gia đình cùng sự kết hợp với sản phẩm Vương Não Khang rất mong cháu sẽ phát triển tốt về ngôn ngữ cũng như về các mặt khác về hành vi, cảm xúc
Vâng, cảm ơn phần chia sẻ vừa rồi của bác sĩ. Và MC nhận thấy là với những bé chậm ngôn ngữ, chậm nói thì phụ huynh có hỏi về cốm Vương Não Khang cho con sử dụng. Và MC cũng là một người mẹ nên khi cho con dùng sản phẩm thì cũng băn khoăn về sản phẩm mặc dù sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép. Và xin hỏi bác sĩ là Vương Não Khang đã có nghiên cứu ghi nhận từ góc độ chuyên môn chưa ạ
Ths.Bs Quách Thúy Minh :
Sản phẩm Vương Não Khang đã được bộ y tế công nhận và đưa ra thị trường từ năm 2011. Năm 2015 thì khoa Tâm Bệnh BV Nhi cũng đã tiến hành nghiên cứu trên trẻ tự kỷ, chậm nói. Dùng sản phẩm này bé có cải thiện về giấc ngủ, tăng sự tập trung chú ý tốt hơn, tiếp nhận khả năng phản xạ nhanh hơn.
Bản thân tôi đã kê sản phẩm này 4 năm nay và được phản hồi là không có tác dụng phụ, các đơn được kê thì cha mẹ phản hồi tích cực, có sự cải thiện về hành vi, nhận thức.
MC cảm ơn câu trả lời của bác sĩ, sau phần tư vấn của bác sĩ thì MC tin tưởng hơn về sản phẩm
Xuyên suốt gần 1.5 giờ của chương trình, nhận thấy có nhiều cha mẹ lo lắng cho con quá mức nhưng cũng còn nhiều cha mẹ chủ quan khi con có biểu hiện chậm hơn các bạn cùng lứa dẫn tới sự thăm khám và can thiệp muộn. Vậy thưa bác sĩ, câu hỏi cuối của chương trình mà MC muốn gửi tới bác sĩ là bác sĩ có lời khuyên gì đến gia đình có con nhỏ để tránh rơi vào trường hợp như trên
Ths.Bs Quách Thúy Minh :
Để giúp đỡ trẻ tốt nhất, lời khuyên cho các gia đình có trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ, hiếu động, giảm chú ý,.... là gia đình nên tìm hiểu thông tin, so sánh trẻ với anh chị hoặc các bé khác để nhìn nhận sự phát triển của con ở mức độ nào. Khi trẻ có các biểu hiện trên cần cho con đi thăm khám định kỳ để phát hiện sớm.
Với trẻ có biểu hiện rối loạn tự kỷ, rối loạn tăng động thì nhìn chung các bé có những về vấn đề thần kinh, các bé có những thay đổi về cấu trúc não là các chất dẫn truyền thần kinh, là rối loạn sinh học, do bẩm sinh là nhiều. Còn yếu tố tác động môi trường như cha mẹ ít dạy con, xem ti vi quá nhiều, ... làm cho các yếu tố bẩm sinh nặng lên chứ không phải là nguyên nhân gây ra các rối loạn tự kỷ, tăng động.
Ngoài ra, môi trường sống rất quan trọng cho nên gia đình cần dành nhiều thời gian cho con nhiều hơn, theo dõi sự phát triển của con, tìm hiểu các thông tin nhiều hơn. Trẻ con dưới 2-3 tuổi nên cho con khám định kỳ để theo dõi về sức khỏe, tâm lý và có hướng điều trị kịp thời cho con tốt hơn. Tương lai của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ từ rất sớm, nên sự hiểu biết, sự chấp nhận, sự đồng hành, sự theo dõi, sự kiên trì và luôn luôn tìm hiểu để nuôi dạy con phát triển.
Rất cảm ơn phần tư vấn của bác sĩ, cảm ơn tâm huyết của bác sĩ dành cho các trẻ. Với những chia sẻ của bác sĩ xuyên suốt chương trình, mong rằng phụ huynh đã có thêm thông tin trong việc thăm khám, can thiệp cho con. Qua chương trình, hy vọng quý phụ huynh sẽ hỗ trợ giúp các con có nhiều tiến bộ hơn nữa.
Để có thể xem toàn bộ nội dung chương trình, quý phụ huynh có thể theo dõi tại video
https://www.youtube.com/watch?v=brmiyVGqoP4&feature=youtu.beXem thêm:
Chia sẻ các trường hợp PH đã giúp con chậm nói, mất tập trung có nhiều tiến bộ