Chậm nói đang là vấn đề thời sự hiện nay khi số lượng trẻ gặp các vấn đề về rối loạn ngôn ngữ ngày càng tăng. Điều này khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng không biết giai đoạn nào trẻ chậm nói cần can thiệp? Cùng đi tìm lời giải trong bài viết sau đây.
Chậm nói đơn thuần là gì?
Trẻ chậm nói đơn thuần là khả năng giao tiếp ở tất cả các phương diện, bao gồm lời nói và cử chỉ đều bị hạn chế. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể hiểu được lời nói và thực hiện đúng mệnh lệnh của người khác. Bên cạnh đó, chúng ta dễ nhận ra trẻ muốn giao tiếp nhưng không biết cách diễn đạt như thế nào hoặc chỉ nói được một từ. Trẻ chậm nói đơn thuần có sự hạn chế về giao tiếp nhưng các dạng vận động về thể chất và tinh thần hoàn toàn bình thường. Vì vậy, điều quan trọng không phải là trẻ có nói hay không mà khả năng nghe hiểu mới là yếu tố quyết định.
Nếu trẻ chậm nói có thêm một vài biểu hiện khác như không quay lại khi gọi tên, nói những câu vô nghĩa hay không đúng ngữ cảnh, rối loạn giấc ngủ, hành vi bất thường lặp đi lặp lại hay khó hòa nhập với mọi người xung quanh thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của chứng rối loạn phổ tự kỷ.
>>> Xem thêm: Trẻ ít nói chuyện có phải tự kỷ không?
Khi nào cha mẹ cần can thiệp cho trẻ chậm nói?
Khi gia đình có trẻ chậm nói cha mẹ thường rất lo lắng và băn khoăn không biết con có gặp vấn đề gì không? Liệu con có cần can thiệp không? Nếu thấy con có các biểu hiện sau cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám:
- 3-6 tháng: Không biết phản ứng với âm thanh khi được người thân trò chuyện.
- 6-9 tháng: Không nhận ra vị trí phát ra tiếng động và biết bập bẹ tạo sự thu hút của người đối diện.
- 9-11 tháng: Không biết bắt chước và bập bẹ được 1 số từ “ba ba, ma ma,...”
- 12-18 tháng: Không biết nói một số từ thông dụng có nghĩa “ đi chơi, mum mum, mẹ ơi, bà ơi,...”
- 21-24 tháng: Trẻ chưa biết nói các câu ngắn và làm theo các câu chỉ dẫn “ mẹ, đọc sách,...”
Trẻ khó bật âm, chậm nói
Theo các nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy trẻ chậm nói thường chia ra làm hai dạng:
Chậm nói đơn thuần: Trẻ có sự hạn chế về giao tiếp, do không biết cách diễn đạt như thế nào hoặc chỉ nói được một từ. Nhưng đối với các hoạt động về thể chất và tinh thần trẻ rất nhanh nhẹn, hoạt bát, gia đình hoàn toàn có thể yên tâm.
Trẻ chậm nói do rối loạn phát triển: Do não bộ thiếu các vi chất cần thiết khiến các vùng não bộ bị đứt gãy các liên kết thần kinh khiến trẻ khó bật âm, chậm biết nói. Do đó nếu cha mẹ thấy con có các biểu hiện sau cần đưa trẻ đi khám để can thiệp kịp thời:
- Gọi không quay đầu khi trẻ được gọi tên.
- Trẻ thường nói những câu vô nghĩa hay không đúng ngữ cảnh.
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ.
- Trẻ thường có các hành vi bất thường lặp đi lặp lại.
- Trẻ khó hòa nhập với các trẻ khác và mọi người xung quanh.
>>> Xem thêm: Trẻ ít nói chuyện có phải tự kỷ không?
Nguyên nhân trẻ chậm nói đơn thuần
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ về lời nói và ngôn ngữ của trẻ, bao gồm:
Các bệnh lý thực thể
Tất cả bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình tạo ra âm thanh đều có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi phát âm và nói, chẳng hạn: Dính thắng lưỡi, hở hàm ếch… Ngoài ra, trẻ gặp các vấn đề về thính lực cũng làm giảm khả năng nghe, dẫn tới thông tin bị sai lệch.
Mặt khác, khi não bộ bị tổn thương cũng có thể gây ra các tình trạng rối loạn chức năng có liên quan đến lời nói như: Tư duy, ghi nhớ, tập trung, nhận thức,…
Các bệnh về tai làm giảm sức nghe của trẻ
Môi trường
Trẻ sống trong môi trường ít có sự giao tiếp cũng như tương tác sẽ tác động không nhỏ đến việc hình thành và phát triển ngôn ngữ. Điều này có thể do cha mẹ không dành nhiều thời gian chăm sóc mà thường xuyên cho trẻ xem tivi hoặc điện thoại một mình. Khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài, trẻ sẽ trở nên thụ động và chỉ biết tiếp nhận thông tin một chiều.
Cú sốc tâm lý
Trong quá trình phát triển, một số trẻ có thể gặp các cú sốc về tâm lý và sau đó rơi vào trạng thái lo sợ, bực bội, mệt mỏi,… Điều này khiến trẻ tự thu mình vào thế giới riêng và không muốn giao tiếp với bất kỳ ai, lâu dần là hạn chế ngôn ngữ.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Cách cải thiện cho trẻ chậm nói đơn thuần tại nhà
Trong một số trường hợp, trẻ chậm nói đơn thuần có thể đạt được các mốc phát triển như những bạn cùng lứa tuổi. Nhưng số khác cần sự trợ giúp từ gia đình mới có thể bắt kịp các kỹ năng ngôn ngữ bình thường.
Dạy trẻ ngôn ngữ ký hiệu
Ngôn ngữ ký hiệu là một loại hình được sử dụng để giao tiếp thay cho lời nói. Khi trẻ chậm nói hoặc diễn đạt kém, ba mẹ có thể dạy trẻ ngôn ngữ này để hỗ trợ quá trình giao tiếp tốt hơn. Nghiên cứu cho thấy, những trẻ được dạy ngôn ngữ ký hiệu sẽ có vốn từ ngữ phong phú hơn so với thông thường.
Trò chuyện thường xuyên
Tương tác và trò chuyện bất cứ lúc nào là cách đơn giản nhất để mở rộng vốn từ, cũng như thúc đẩy mong muốn giao tiếp của trẻ. Cha mẹ hãy tập trung vào những khía cạnh mà trẻ thích như các món đồ chơi, quần áo, con vật…
>>> Xem thêm: Trẻ chậm nói nên bổ sung gì?
Thường xuyên đưa trẻ đi khám phá thiên nhiên
Khi cha mẹ thường xuyên đưa trẻ đi tham quan các địa điểm đẹp, những danh lam thắng cảnh sẽ tăng tính tò mò, khám phá ở trẻ. Từ đó giúp trẻ sẽ dễ dàng bật âm, gia tăng vốn từ và nâng cao khả năng giao tiếp.
Thường xuyên cho trẻ giao tiếp với các bạn cùng tuổi
Giao tiếp, gặp gỡ với các bạn cùng lứa tuổi giúp trẻ gia tăng vốn từ, tăng khả năng ghi nhớ. Từ đó giúp trẻ nhanh bật âm, sớm biết nói đồng thời phát triển được toàn diện khả năng giao tiếp của trẻ.
Thường xuyên giao tiếp với bạn cùng tuổi giúp trẻ nhanh biết nói
Vương Não Khang – Giải pháp giúp trẻ chậm nói cải thiện ngôn ngữ
Trong bối cảnh có rất nhiều sản phẩm được quảng bá giúp hỗ trợ cho trẻ chậm nói nhưng chuyên gia cho rằng, các bậc phụ huynh nên sáng suốt lựa chọn và tìm hiểu thật kỹ sản phẩm
- Cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Được sản xuất bởi công ty uy tín.
- Có nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu lâm sàng.
- Sản phẩm sử dụng được trao tặng các giải thưởng danh giá do người tiêu dùng bình chọn.
- Nhiều người thực tế đã sử dụng cho con nhận xét hiệu quả.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang là một trong số ít sản phẩm đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí này. Vương Não Khang với thành phần chính từ Đinh lăng, Thăng ma, Bạch quả và các vi chất khác. Giúp bổ sung các vi chất cần thiết cho não bộ, đồng thời hoạt hóa các vùng não hoạt động kém, gia tăng kết nối thần kinh. Đặc biệt là vùng ngôn ngữ giúp trẻ sớm bật âm, ghi nhớ tốt làm phong phú vốn từ. Từ đó giúp trẻ nhanh biết nói và cải thiện khả năng giao tiếp.
Vương Não Khang giúp trẻ tăng khả năng ngôn ngữ, cải thiện chậm nói
Năm 2013 các bác sĩ Khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung Ương đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng Vương Não Khang, đồng thời kết quả được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành (959) - số 4/2015 của Bộ Y tế cho thấy. Trẻ sử dụng Vương Não Khang đã cải thiện khả năng ghi nhớ và tiếp nhận thông tin, từ đó giúp trẻ nhanh biết nói và tăng khả năng giao tiếp.
Tạp chí Y học thực hành số 4/2015 của Bộ Y tế - Công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang tại bệnh viện Nhi Trung Ương
Trẻ chậm nói đơn thuần hay chậm nói bệnh lý có đáng lo hay không còn phụ thuộc vào nhiều khía cạnh khác nhau. Để giúp con nhanh biết nói, chuyên gia khuyên bạn hãy tích cực trò chuyện và cho bé sử dụng Vương Não Khang mỗi ngày!
Nếu bạn còn có câu hỏi về trẻ chậm nói hoặc muốn mua sản phẩm Vương Não Khang, xin vui lòng để lại thông tin hoặc gọi điện đến 0987.126.085 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh