“Triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em như thế nào? Làm thế nào để biết con tôi có bị tự kỷ hay không?” Đây là 2 trong số rất nhiều câu hỏi của các bậc phụ huynh khi thấy con mình có những biểu hiện bất thường, chậm nói và hành vi quá mức. Để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về các dấu hiệu trẻ tự kỷ, bài viết sau đây sẽ tổng hợp những thông tin cụ thể xoay quanh chủ đề này. Đừng bỏ qua nhé!

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ hay phổ tự kỷ (ASD) là một loạt các rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh. Thông thường, trẻ tự kỷ sẽ có các biểu hiện rất sớm, nhưng cũng không ít trường hợp 3 - 4 tuổi mới hình thành triệu chứng rõ rệt.

Nhìn chung, trẻ tự kỷ không có sự khác biệt về hình thể, bề ngoài so với bình thường. Điểm đặc trưng của những trẻ này là khả năng giao tiếp bị suy giảm, thiếu tương tác xã hội và hành vi bất thường.

Theo các chuyên gia, tự kỷ được chia làm 4 loại:

    • Tự kỷ điển hình: Triệu chứng xuất hiện trước 3 tuổi ở cả 3 lĩnh vực nói trên.
    • Tự kỷ không điển hình: Hình thành biểu hiện sau 3 tuổi nhưng không đủ cả 3 lĩnh vực.
    • Tự kỷ chức năng cao: Trẻ biết chữ số sớm, trí nhớ máy móc tốt nhưng kém giao tiếp và tương tác xã hội.
    • Hội chứng phân rã ở trẻ nhỏ: Từ 3-4 tuổi, trẻ phát triển bình thường, sau đó xuất hiện các dấu hiệu tự kỷ nặng.
Triệu chứng tự kỷ ở trẻ Tự kỷ được chia làm 4 loại >>> Xem thêm: Trẻ tự kỷ là gì? Tổng quan về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ

Triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em như thế nào?

Trên thực tế, để đánh giá một đứa trẻ bị tự kỷ rất phức tạp, đòi hỏi các nhà chuyên môn phải có đầy đủ kinh nghiệm và quan sát trong thời gian dài. Tuy nhiên, hội chứng này có thể chẩn đoán sớm khi trẻ 18 tháng tuổi, tùy vào biểu hiện và mức độ rối loạn cụ thể.

Như đã đề cập ở trên, các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ em thể hiện qua khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi bất thường. Cụ thể:

Suy giảm khả năng giao tiếp

Triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em có thể nhận biết đầu tiên là khả năng giao tiếp bị hạn chế, bao gồm:

    • Chậm nói, ít nói.
    • Không dùng lời nói để chỉ ra nhu cầu, mong muốn của bản thân với người khác.
    • Không nói được 5 từ đơn khác nhau khi 16 tháng tuổi.
    • Lặp lại chính xác những gì người khác nói nhưng không hiểu ý nghĩa.
    • Không dùng đại từ xưng hô khi nói chuyện với người khác.
    • Ngôn ngữ không chủ động, không biết đặt câu hỏi, không biết bắt đầu và duy trì một cuộc trò chuyện.
    • Với trẻ đã biết nói: Nói nhại lời, diễn đạt kém, nói ngược.
    • Không dùng cử chỉ, điệu bộ khi nói.
Trẻ tự kỷ bị rối loạn ngôn ngữ Rối loạn ngôn ngữ là một biểu hiện thường thấy ở trẻ tự kỷ

Giảm tương tác xã hội

Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là một biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ em điển hình. Trẻ tự kỷ thường:

    • Ít hoặc không giao tiếp bằng mắt, kể cả khi bạn đang nói chuyện trực tiếp với chúng.
    • Không phản ứng khi được gọi tên (kể cả lặp lại nhiều lần) hoặc với các âm thanh khác (tiếng còi xe, tiếng mèo kêu).
    • Thích chơi một mình, ít tương tác với trẻ khác.
    • Không chỉ tay đến đối tượng hoặc sự kiện để gây sự chú ý.
    • Ít cười và không để ý đến thái độ của người khác.
    • Không biết người khác đang cảm thấy thế nào bằng cách nhìn vào biểu hiện trên khuôn mặt của họ.

Hành vi, sở thích bất thường

Trẻ tự kỷ sẽ có sự khác biệt về hành vi, sở thích trong cuộc sống. Tuy nhiên, đặc điểm này thường bị phụ huynh bỏ qua và coi đó là điều bình thường. Theo đó, dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em về khía cạnh hành vi sẽ có những đặc điểm:

    • Nhảy, quay tròn người, lắc lư, đi kiễng gót, ngắm nhìn tay, nhìn nghiêng, lắc lư người, vỗ hoặc vẫy tay…
    • Thích lặp lại các thói quen và khó chịu khi có sự thay đổi, chẳng hạn: Bật/tắt công tắc đèn liên tục, đi về theo đúng một đường, bóc nhãn mác đồ vật…
    • Chỉ chơi với một bộ phận của đồ chơi thay vì toàn bộ, ví dụ: Quay bánh xe đồ chơi, cánh quạt…
    • Luôn cầm nắm một thứ gì đó trong tay như bút, chai, lọ, gấu bông…
Sở thích kỳ lạ ở trẻ tự kỷ Trẻ tự kỷ có những sở thích, hành vi định hình

Ngoài những biểu hiện đã liệt kê phía trên, dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ em còn có các vấn đề khác, bao gồm: Rối loạn giấc ngủ, tăng động giảm chú ý, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn điều hòa cảm giác…

>>> Xem thêm: Nguyên nhân trẻ tự kỷ | Những giả thuyết phổ biến nhất

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ được chẩn đoán mắc tự kỷ?

Theo các chuyên gia, cha mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỷ. Cha mẹ là người yêu thương, hiểu và dành thời gian cho trẻ nhiều nhất.

Tùy vào vấn đề mà trẻ gặp phải, phụ huynh có thể sử dụng những bài tập khác nhau để hỗ trợ và cải thiện kỹ năng tương ứng. Tuy nhiên, để quá trình dạy trẻ đúng mục tiêu và đạt hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Gia tăng khả năng tập trung chú ý

Trẻ tự kỷ thường mất tập trung, chú ý và không quan tâm đến bất cứ điều gì nếu không phải là thứ chúng yêu thích. Vì vậy, khi muốn hướng dẫn, yêu cầu hay một gợi ý để trẻ tự kỷ phản ứng thì điều quan trọng là phải làm sao tạo được sự chú ý cho trẻ. Thông thường, bạn nên cầm tay và nhìn vào mắt trẻ rồi mới hướng dẫn.

Ví dụ, vào lúc cả nhà ngồi vào bàn chuẩn bị ăn cơm và trẻ cũng đứng gần đó, mẹ muốn tập cho trẻ biết xếp đũa cho mọi người. Để tạo sự chú ý, mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt và nói: “Con để các đôi đũa lên bàn nhé!”. Sau đó, mẹ giúp trẻ xếp từng đôi đũa lên bàn ăn.

Tăng tập trung, chú ý cho trẻ tự kỷ Tăng khả năng tập trung, chú ý của trẻ bằng các trò chơi

Gia tăng khả năng triển khai và đa dạng

Trẻ tự kỷ thường có thói quen chỉ chú tâm hay bị ám ảnh vào một ý tưởng, sự vật và không muốn có sự thay đổi. Chẳng hạn, trẻ chỉ chơi với một món đồ chơi, mặc một bộ quần áo hoặc đi trên con đường quen thuộc…

Để giúp mở rộng khả năng triển khai và da dạng cho trẻ tự kỷ, phụ huynh có thể dùng ngay những hoạt động hàng ngày để tập luyện. Ví dụ, hàng ngày bạn giúp trẻ đếm số các thành viên trong gia đình, học thuộc địa chỉ nhà, số điện thoại của cha mẹ…

Gia tăng khả năng tự điều hành

Khiếm khuyết về tâm lý khiến trẻ tự kỷ thường mất đi sự linh động, uyển chuyển và đa dạng của mọi vật, việc. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, đây cũng là một cơ hội để cha mẹ giúp tạo khả năng tự điều hành và phát huy ý thức trách nhiệm cho trẻ.

Ví dụ, bạn biết trẻ thích xe đạp, hãy mua về một chiếc và tập cho trẻ sử dụng. Sau khi sử dụng thì nên để trẻ tự lái một mình trong khuôn viên nhà hoặc ở nơi ít người qua lại. Mỗi ngày, bạn hãy nói về chiếc xe, cách bảo quản để xây dựng ý thức trách nhiệm, cũng như khả năng tự điều hành cho trẻ.

  Can thiệp cho trẻ tự kỷ về điều hành Tăng khả năng điều hành cho trẻ tự kỷ qua các hoạt động thường ngày

>>> Xem thêm: Những phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà hiệu quả

Vương Não Khang – Giải pháp đẩy nhanh quá trình can thiệp cho trẻ tự kỷ hàng đầu tại Việt Nam

Với trẻ tự kỷ, phát hiện sớm, can thiệp tích cực có thể cải thiện khả năng giao tiếp, tư duy, nhận thức và hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng, trẻ tự kỷ cần được bổ sung thêm những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để quá trình can thiệp diễn ra nhanh hơn, nâng cao hiệu quả trị liệu.

Thực tế, điều này xuất phát từ các nguyên nhân sâu xa gây ra chứng tự kỷ ở trẻ, bao gồm:

    • Khả năng dẫn truyền của hệ thần kinh không hiệu quả.
    • Tuần hoàn máu lên não kém.
    • Thiếu dinh dưỡng cho hệ thần kinh.

Do đó, kích thích não bộ hoạt động, nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh khỏe mạnh sẽ giúp trẻ học hỏi tốt hơn, tăng khả năng tập trung, chú ý, phản xạ, cải thiện những hạn chế trong giao tiếp, sinh hoạt. Đây chính là mục tiêu trước mắt và lâu dài trong điều trị tự kỷ, hỗ trợ quá trình can thiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sau này.

Trên thị trường hiện có duy nhất sản phẩm cốm Vương Não Khang đáp ứng đủ cả các mục tiêu điều trị trẻ tự kỷ ở trên, hỗ trợ quá trình can thiệp hiệu quả. Cụ thể:

    • Tăng dẫn truyền thần kinh: Đinh lăng (thành phần chính) giúp tăng biên độ sóng não, điều hòa chức năng vỏ não, tăng phản xạ của cơ thể với các kích thích bên ngoài. Nhờ đó, trẻ sẽ nhanh biết nói, cải thiện khả năng nhận thức, phản xạ, tăng sự tập trung, chú ý. Cùng với đinh lăng, natri succinate và coenzyme Q10 sẽ kích thích hệ thần kinh, cải thiện tổn thương thần kinh, từ đó giúp trẻ tư duy tốt hơn.
    • Tăng tuần hoàn máu não: Đinh lăng khi được kết hợp với thăng ma, ginkgo biloba sẽ cải thiện lưu lượng máu lên não, qua đó cung cấp oxy cho não hoạt động, từ đó tăng cường hoạt động của não, giúp trẻ nhanh biết nói.
    • Cung cấp các dưỡng chất: Taurine, vitamin B6, acid folic, coenzyme Q10 giúp bổ sung vitamin thiết yếu cho não, duy trì sự cân bằng của các chức năng điện hóa hệ thần kinh và chống oxy hóa. Điều này giúp kiểm soát hành vi và biểu hiện quá mức cho trẻ, giảm trạng thái căng thẳng, mệt mỏi do tự kỷ gây ra.
Vương Não Khang hỗ trợ cho trẻ tự kỷ Vương Não Khang - Giải pháp đẩy nhanh quá trình can thiệp cho trẻ tự kỷ bằng thảo dược

Nhờ những tác dụng ở trên, cốm Vương Não Khang là một giải pháp độc đáo cho trẻ tự kỷ, giúp cải thiện các rối loạn và thúc đẩy quá trình can thiệp diễn ra nhanh hơn. Tất cả thành phần trong sản phẩm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đặc biệt an toàn và không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Qua bài viết, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về những triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em. Hơn tất cả, phát hiện sớm và can thiệp tích cực, kết hợp sử dụng cốm Vương Não Khang mỗi ngày chính là cách giúp trẻ tự kỷ luôn khỏe mạnh, phát triển một cách tốt nhất.

Thu Hương

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Nghiên cứu của Vương Não Khang

Năm 2013, Bệnh viện Nhi Trung Ương đã thử nghiệm đề tài “Nghiên cứu tác dụng của Vương Não Khang trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ”. Theo đó, 100 trẻ tự kỷ dưới 6 tuổi được chẩn đoán tại khoa Tâm bệnh thuộc bệnh viện được chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên: Một nhóm được can thiệp và sử dụng Vương Não Khang, nhóm còn lại chỉ can thiệp đơn thuần.

Sau 9 tháng, các kết quả nghiên cứu đã khẳng định:

    • Nhóm kết hợp sử dụng Vương Não Khang có sự thay đổi về khả năng ngôn ngữ tiếp nhận đạt 71,4% - cao gấp 2 lần so với nhóm còn lại chỉ đạt 31,6%.
    • 71,4% trẻ dùng Vương Não Khang giảm các biểu hiện tăng động so với nhóm can thiệp đơn thuần là 31,6%.
    • 80,9% trẻ dùng Vương Não Khang đã cải thiện đáng kể các biểu hiện rối loạn giấc ngủ so với trước.
    • 88% cha mẹ đã ghi nhận hiệu quả tích cực của Vương Não Khang trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ.
Nghiên cứu của Vương Não Khang Nghiên cứu tác dụng của Vương Não Khang trong hỗ trợ điều trị rối loạn tự kỷ tại bệnh viện Nhi Trung Ương

Năm 2015, Tạp chí Y học thực hành (959) - số 4/2015 của Bộ Y tế cũng đã đăng tải các kết quả nghiên cứu lâm sàng của cốm Vương Não Khang tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Cụ thể: Nhóm can thiệp và dùng Vương Não Khang có sự tiến bộ rõ rệt hơn về nhận thức, ngôn ngữ, hiểu các nhu cầu, cảm xúc của bản thân, giảm bớt hành vi xung động và cơn ăn vạ so với trước.

Điều này đã khẳng định, Vương Não Khang khi phối hợp cùng các chương trình trị liệu đã mang lại hiệu quả cao hơn so với việc giáo dục can thiệp đơn thuần.

Chi tiết về kết quả nghiên cứu của cốm Vương Não Khang, mời bạn xem TẠI ĐÂY.

Chuyên gia đánh giá về sản phẩm Vương Não Khang

Lắng nghe Ths Quách Thúy Minh làm rõ lợi ích của việc kết hợp Vương Não Khang với các biện pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ trong video dưới đây:

Kinh nghiệm cải thiện các rối loạn phát triển ở trẻ của nhiều mẹ

Gần 6 năm có mặt trên thị trường, cốm Vương Não Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các mẹ có con chậm nói, tăng động, tự kỷ... trên cả nước.

>>> Chị Phạm Thị Thanh Thủy (Facebook Thảo Nguyên - thôn Phước Hòa, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

Vì công việc quá bận rộn nên chị Thủy thường xuyên để con tự chơi và xem tivi một mình trong thời gian dài. Thế nên, đến năm 3 tuổi mà con trai chị vẫn chưa biết nói, thậm chí có những hành vi bất thường. Nhận thấy con chậm hơn so với các bạn, chị Thủy liền cắt tivi, điện thoại hoàn toàn, tích cực dạy con học nói và dùng thêm Vương Não Khang. Bất ngờ thay, chỉ sau 5 tháng, khả năng giao tiếp của con cải thiện rất nhanh khiến chị Thủy vui mừng khôn xiết. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị qua video sau:

Và còn rất nhiều các trường hợp trẻ rối loạn phát triển khác nhờ sử dụng Vương Não Khang đã cải thiện triệu chứng.

Phản hồi của các mẹ về Vương Não Khang Vương Não Khang đã giúp bé Ben học nói nhanh hơn Phản hồi tích cực của Vương Não Khang Nhờ sử dụng Vương Não Khang, bé nhà chị Nga đã nói nhiều hơn và biết trả lời khi người lớn hỏi Phản hồi tích cực của mẹ về hiệu quả của Vương Não Khang Mới chỉ uống 2 hộp Vương Não Khang, bé nhà chị Ngoan (6 tuổi) đã biết tập trung, nghe lời và ngủ rất ngon.

Ngoài ra, còn rất nhiều những đánh giá tích cực của phụ huynh khi sử dụng Vương Não Khang cho con. Hãy cùng xem những chia sẻ đó ngay TẠI ĐÂY.

Danh hiệu đã đạt được

Nhờ những đóng góp to lớn trong việc cải thiện các triệu chứng ở trẻ chậm nói, tự kỷ, tăng động giảm chú ý, cốm Vương Não Khang đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín:

vương-não-khang-top-100-sản-phẩm-dịch-vụ-tốt-cho-gia-đình Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng

Mọi thắc mắc về trẻ tự kỷ và sản phẩm Vương Não Khang, xin vui lòng để lại thông tin hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 18006214 hoặc hotline (Zalo/Viber): 0917212364 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.