Rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc chứng tự kỷ khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Nhất là khi giấc ngủ rất quan trọng cho việc phát trí não cũng như sức khỏe của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ trẻ tự kỷ và cách khắc phục tình trạng này như thế nào sẽ được hướng dẫn cụ thể qua bài viết dưới đây. 

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ hay còn gọi chứng mất ngủ là một dạng rối loạn về giấc ngủ (thói quen đi ngủ) ở người. Khi tình trạng rối loạn phát triển trở nên trầm trọng hơn sẽ gây trở ngại cho các hoạt động về thể chất, cảm xúc, tinh thần hay chức năng xã hội khác. 

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng có khoảng 40% đến 80% trẻ em mắc hội chứng tự kỷ bị rối loạn giấc ngủ. Những vấn đề lớn nhất về tình trạng rối loạn giấc ngủ ở những trẻ này bao gồm:

- Khó ngủ.

- Ngủ và thức giấc không đều đặn.

- Bồn chồn, chất lượng giấc ngủ kém.

- Ngủ ít hơn nhiều so với thời lượng giấc ngủ bình thường, hoặc thức dậy trong đêm, hơn một tiếng sau mới có thể ngủ lại được.

- Trẻ buồn ngủ vào ban ngày.

rối-loạn-giấc-ngủ-ở-trẻ-tự-kỷ-là-gì

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến cho phần lớn trẻ tự kỷ có rối loạn về giấc ngủ hiện vẫn là câu hỏi đang được các nhà khoa học nghiên cứu tìm lời giải đáp. Dưới đây là một số yếu tố được cho là tác nhân chính gây nên rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ.

Khó khăn trong việc giao tiếp

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định chắc chắn vì sao trẻ tự kỷ lại gặp vấn đề với giấc ngủ. Nhưng một số giả thuyết đã cho rằng việc trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp có thể làm trẻ hiểu sai hoặc không hiểu những tín hiệu thông báo việc chuẩn bị đi ngủ. Ví dụ: Trẻ không hiểu câu nói của mẹ như: “Muộn rồi con đi ngủ đi.”....

Rối loạn hormone

Một giả thuyết khác liên quan đến hormone melatonin là một hormone giúp điều chỉnh chu kỳ thức ngủ của cơ thể. Để tạo hormone này cơ thể cần một loại axit amin gọi là tryptophan, theo một nghiên cứu thì hoạt chất này cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường ở trẻ tự kỷ. Thông thường, nồng độ melatonin tăng lên để đáp ứng với bóng tối (vào ban đêm) và thấp đi vào ban ngày. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi và quan sát đã phát hiện ra ở một số trường hợp trẻ mắc chứng tự kỷ không tiết ra hormone melatonin vào đúng thời điểm trong ngày như: nồng độ melatonin cao vào ban ngày và thấp vào ban đêm. Đây được xem là một trong những yếu tố gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ ở đa số trẻ tự kỷ.

Rối loạn giác quan 

Một số trẻ tự kỷ gặp vấn đề về mặt giác quan khiến cho trẻ dễ bị kích thích với môi trường bên ngoài như: âm thanh, ánh sáng… Ví dụ: Chỉ cần một âm thanh nhỏ hay một tia sáng yếu cũng có thể khiến trẻ giật mình và tỉnh dậy đột ngột. 

Rối-loạn-giác-quan-là-một-trong-những-nguyên-nhân-gây-ra-tình-trạng-khó-ngủ-ở-trẻ-tự-kỷ Rối loạn giác quan là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ ở trẻ tự kỷ

XEM THÊM:

Trẻ tự kỷ nên ăn gì để giảm triệu chứng bệnh?

Trẻ tự kỷ khám ở đâu? - Bật mí những địa điểm khám uy tín nhất

Vương Não Khang - Xua tan nỗi lo tự kỷ, chậm nói, tăng động

Biện pháp khắc phục

Để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Thuốc: Sử dụng thuốc ngủ cho trẻ tuy nhiên biện pháp này chỉ có thể sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt với trẻ nhỏ, sử dụng thuốc ngủ càng cần phải cẩn trọng.
  • Môi trường ngủ: Phòng ngủ nên tối, yên tĩnh và mát mẻ. Vì trẻ tự kỷ có thể đặc biệt nhạy cảm với tiếng ồn, cảm giác, môi trường,... hãy thiết kế phòng ngủ để đảm bảo con bạn thoải mái nhất có thể. Ví dụ: Để tránh những tia sáng chiếu vào giường gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, bạn có thể đặt rèm cửa dày trên cửa sổ trong phòng ngủ của trẻ để chặn ánh sáng. Đồng thời bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phòng và lựa chọn chiếc giường phù hợp với nhu cầu và cảm giác của trẻ. 
  • Tránh caffeine: Không nên cho trẻ uống các chất kích thích trước khi đi ngủ như caffeine vì nó khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn. Caffeine được tìm thấy không chỉ trong cà phê, mà còn có trong trà, sô cô la và một số loại soda. 
  • Thiết lập thói quen tốt vào ban đêm như: đánh răng trước khi đi ngủ, đọc truyện và cho trẻ đi ngủ vào mỗi tối.
  • Giúp trẻ thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, mát xa nhẹ nhàng hoặc bật nhạc nhẹ.
  • Tắt tivi, trò chơi, video và các hoạt động kích thích khác ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
  • Những giấc ngủ ngắn rất hữu ích cho trẻ nhỏ, nhưng bạn không nên để trẻ ngủ nhiều vào buổi chiều muộn vì chúng có thể khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ buổi tối.

Song song với những biện pháp trên, cha mẹ trẻ có thể sử dụng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ. Đặc biệt là các bài thuốc có chứa Đinh Lăng - một dược liệu chữa chứng đau đầu, mất ngủ hiệu quả. 

Vương Não Khang là sản phẩm có thành phần chính gồm Đinh Lăng kết hợp với các thảo dược khác cùng vitamin và nguyên tố vi lượng thiết yếu - được nghiên cứu, bào chế dành riêng cho trẻ tự kỷ.

Với 6 năm kinh nghiệm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Vương Não Khang đã nhận được sự tin tưởng và những phản hồi tích cực từ hàng ngàn cha mẹ trẻ tự kỷ trên toàn quốc bởi hiệu quả:

  • Trẻ ngủ sâu giấc hơn, hạn chế tình trạng tỉnh giấc giữa đêm.
  • Giúp trẻ nhanh biết nói, giảm các hành vi bất thường, tăng tương tác xã hội.
  • Giảm rõ rệt các biểu hiện tăng động, giúp trẻ tập trung, bớt nghịch ngợm và biết kiểm soát hành vi của mình.

Hi vọng, qua bài viết trên các bậc cha mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ.

Nếu bạn có băn khoăn hay thắc mắc về chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ, bạn hãy Inbox/Comment hoặc chủ động gọi điện đến số Hotline 0987 126 085 để được các chuyên gia hỗ trợ và giải đáp nhanh nhất.  

__Phương Anh__

Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/brain/autism/helping-your-child-with-autism-get-a-good-nights-sleep#1

https://www.autismspeaks.org/sleep