Hỏi: Chào chuyên gia. Con tôi 3 tuổi nhưng chỉ bập bẹ hai từ giống nhau như “ba ba, bà bà”, chẳng ê a, bi bô như các bạn cùng tuổi. Vậy xin hỏi, tôi cần làm gì khi trẻ chậm nói và cải thiện khả năng ngôn ngữ cho con bằng cách nào? Cám ơn chuyên gia! (Minh Anh – Nghệ An)

Trả lời: Chào bạn! Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Trẻ được coi là chậm nói khi khả năng ngôn ngữ chậm hoặc kém hơn so với độ tuổi.

Trẻ chậm nói có sao không?

Khi thấy con chậm nói so với độ tuổi, nhiều cha mẹ cảm thấy rất hoang mang, lo lắng vì lo sợ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Thế nhưng, cũng có không ít người cho rằng, trẻ chậm nói không quá đáng ngại với suy nghĩ “kiểu gì chả biết nói”.

Không sai khi chúng ta nghĩ rằng, mỗi trẻ sẽ biết nói ở một thời điểm khác nhau, nhưng vẫn có những cột mốc chung cho tất cả. Ngoài ra, nếu trẻ chậm nói có những hành vi khác thường, ít giao tiếp bằng mắt, sở thích thu hẹp, giới hạn... thì lại là vấn đề lớn và thường liên quan đến một số hội chứng như: Rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý…

cha mẹ nên làm gì khi trẻ chậm nói Làm gì khi trẻ chậm nói?

Trẻ chậm nói sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, chẳng hạn:

    • Hạn chế trong giao tiếp hàng ngày: Trẻ không thể bày tỏ nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua lời nói.
    • Ảnh hưởng đến học tập: Trẻ chậm nói có thể gặp vấn đề trong việc nghe hiểu nếu từ ngữ mà bé tiếp nhận quá phức tạp hoặc cần phải suy nghĩ. Điều này sẽ khiến quá trình học tập của trẻ bị ảnh hưởng, không thể theo kịp lượng kiến thức trên lớp, dẫn đến kết quả kém.
    • Ảnh hưởng đến tâm lý: Nếu bị bạn bè trêu chọc, trẻ chậm nói có thể nảy sinh tâm lý tự ti, buồn chán, tăng nguy cơ trầm cảm.
    • Bất lợi trong sự phát triển: Nếu chậm nói kéo dài, nó có thể ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ của trẻ khi lớn lên.

>>> Xem thêm: Trẻ chậm nói thông minh hay kém thông minh?

Làm gì khi trẻ chậm nói?

Điều đầu tiên mà bạn Minh Anh và các bậc phụ huynh khác cần làm khi nghi ngờ con chậm nói là phải tìm được nguyên nhân gây ra vấn đề. Nếu chậm nói do khiếm khuyết cơ thể như: Hở hàm ếch, vận động môi – lưỡi – hàm không linh hoạt hoặc nghe kém thì cần cho trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý. Ngược lại, con chậm nói vì các yếu tố ngoại cảnh, chẳng hạn: Xem tivi quá nhiều, bố mẹ không tương tác với con... việc rà soát lại môi trường sống và cách thức giao tiếp hàng ngày với trẻ lại cấp thiết hơn cả.

lời khuyên cho gia đình có con chậm nói Tương tác với con nhiều hơn để cải thiện tình trạng chậm nói

Trên thực tế, dù trẻ chậm nói do nguyên nhân nào, việc can thiệp và điều trị vẫn cần tiến hành sớm. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các gia đình có con chậm nói:

    • Phụ huynh cần có sự điều chỉnh về cách dùng từ, tốc độ giao tiếp, thời lượng giao tiếp mỗi ngày với trẻ.
    • Lên kế hoạch can thiệp cho trẻ một cách cụ thể, chi tiết, phù hợp với khả năng của con và cần đánh giá sau 3-6 tháng để có hướng thay đổi.
    • Mọi thứ xung quanh trẻ cần được gọi bằng tên chính xác, ngắn gọn để phù hợp với nhận thức và trí nhớ của con.
    • Kết hợp giữa ngôn ngữ cơ thể và lời nói, tức là nói về cái gì thì chỉ tay về phía đó để trẻ thấy, tăng cường giao tiếp mắt...
    • Thay đổi vật dụng, môi trường tập nói để tạo cảm hứng, thích thú cho trẻ.
    • Không cho trẻ xem tivi quá nhiều. Khi xem tivi, phụ huynh nên cùng xem với trẻ, đồng thời cùng nói về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong đó để tăng vốn từ và xây dựng phản xạ ngôn ngữ cho con.
    • Tận dụng các tình huống hàng ngày: Để phát triển lời nói và kích thích khả năng liên tưởng của trẻ, bạn hãy giải thích những gì mình đang làm cho con nghe. Đó có thể là một món ăn, những lúc dọn dẹp phòng, cách sử dụng các đồ vật cá nhân như bàn chải, cốc uống nước... Kiên trì từng chút một, dần dần khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ cải thiện đáng kể và chóng bật âm hơn.

Bên cạnh việc can thiệp ngôn ngữ tích cực cho con, hiện nay, nhiều cha mẹ còn kết hợp các sản phẩm từ thiên nhiên giúp tăng cường trí não với mong muốn con chóng bật âm và nhanh biết nói hơn. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang. Sản phẩm là sự phối hợp của các thảo dược quý như: Đinh lăng, thăng ma, ginkgo biloba… cùng nhiều vi chất thiết yếu khác giúp tăng dẫn truyền thần kinh, tăng cường lưu thông máu lên não và cung cấp năng lượng cho tế bào não. Nhờ đó, tăng phản xạ với các kích thích bên ngoài, giúp trẻ nhanh biết nói, chóng bật âm, cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp.

  vương não khang hỗ trợ điều trị tự kỷ Vương Não Khang - Giải pháp cho trẻ chậm nói từ thiên nhiên

>>> Xem thêm: Những cách dạy trẻ 4 tuổi chậm nói, kém chú ý - Mẹ hãy áp dụng ngay

Kinh nghiệm của mẹ có  con chậm nói 

Cốm Vương Não Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các mẹ có con chậm nói hoặc gặp vấn đề về ngôn ngữ trên cả nước.

>>> Chị Phạm Thị Thanh Thủy (thôn Phước Hòa, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

Vì công việc quá bận rộn nên chị Thủy đã để con tự chơi và xem tivi một mình trong thời gian dài. Thế nên, đến năm 3 tuổi mà con trai chị mới chỉ nói vài từ “ba, bà”, thậm chí có những hành vi hiếu động bất thường. Vội vàng tìm cách tập cho con nói và vô tình biết đến sản phẩm Vương Não Khang khi tìm kiếm thông tin trên mạng, chị liền mua về để con sử dụng. Bất ngờ thay, chỉ sau 5 tháng, khả năng giao tiếp của con đã cải thiện đáng kể khiến chị Thủy rất vui mừng. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị qua video sau:

Đánh giá của chuyên gia

Không chỉ được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn, sản phẩm Vương Não Khang còn nhận sự đánh giá cao từ các chuyên gia đầu ngành. Mời bạn lắng nghe Ths Quách Thúy Minh làm rõ về lợi ích của việc phối hợp Vương Não Khang với các phương pháp dạy trẻ chậm nói.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là gì?

Trên đây là một số nội dung về chủ đề: “Làm gì khi trẻ chậm nói?”. Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc của bạn Minh Anh trong việc cải thiện khả năng ngôn ngữ cho con. Hãy tích cực dạy con học nói và kết hợp Vương Não Khang để giúp con chóng bật âm, nhanh biết nói nhé!

Nếu bạn còn có câu hỏi về trẻ chậm nói hoặc muốn mua sản phẩm Vương Não Khang, xin vui lòng để lại thông tin hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 18006214 hoặc kết bạn Zalo/Viber: 0917212364 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

Chuyên gia tâm lý