Hỏi: Năm nay con em 2 tuổi nhưng vẫn chưa bi bô, ê a tập nói như các bạn cùng tuổi. Em nghĩ con chậm nói cũng một phần do gia đình quá nuông chiều, cho xem tivi, điện thoại từ khi còn nhỏ. Xin hỏi chuyên gia, điều này có đúng không và em nên làm gì để cải thiện khả năng ngôn ngữ cho con? (Nguyễn Mai Linh - Hải Phòng).

Chuyên gia trả lời:

Xin chào bạn Linh! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến website roiloanphattrien.online. Bạn đang thắc mắc về nguyên nhân trẻ chậm nói do xem tivi, điện thoại nhiều, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trẻ được coi là chậm nói khi khả năng ngôn ngữ chậm hoặc kém hơn so với độ tuổi. Thực tế, mỗi trẻ sẽ biết nói ở một thời điểm khác nhau nhưng vẫn có những cột mốc chung cho tất cả các trường hợp.

  Con chậm nói phải làm sao Tình trạng chậm nói ở trẻ

Trẻ chậm nói vì thiếu giao tiếp

Theo các chuyên gia, trẻ chậm nói thường do 2 nguyên nhân: Nguyên nhân thực thể và do tâm lý.

    • Nguyên nhân thực thể: Các vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng); Rối loạn thần kinh (tự kỷ, chậm phát triển)...
    • Nguyên nhân tâm lý: Gia đình quá nuông chiều, bỏ bê, ít quan tâm con cái hoặc một biến cố nào đó ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Thế nhưng, theo số liệu tại các bệnh viện thì trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý là phổ biến hơn cả. Trong đó, nguyên nhân chính được xác định là do tiếp xúc với truyền hình, điện thoại rất sớm và thời gian xem thì không giới hạn. Theo khảo sát của BV Nhi Đồng 1, gần 100% trẻ từ vài tháng tuổi đã được tiếp cận với tivi, điện thoại nhiều hơn giao tiếp với người thân. Điều này hết sức đáng ngại bởi đây là giai đoạn trẻ bắt đầu thiết lập các kỹ năng và quan hệ xã hội thông qua sự giao tiếp.

Những hình ảnh, âm thanh từ các chương trình truyền hình, điện thoại luôn sống động với bất kỳ em nhỏ nào. Thế nhưng, nếu điều này diễn ra liên tục trong thời gian dài sẽ khiến trẻ chỉ tiếp nhận thông tin một chiều (nghe nhìn mà không có sự hồi đáp, tương tác) dẫn đến chậm nói. Thậm chí, trẻ còn có thể bị rối loạn ngôn ngữ, nói lắp, nói ngọng do tiết tấu của các chương trình truyền hình thường rất nhanh khiến trẻ nghe không rõ và bắt chước lại một cách vô thức.

Xem tivi khiến trẻ chậm nói Xem tivi quá nhiều sẽ khiến trẻ chậm nói, giảm khả năng ngôn ngữ

>>> Xem thêm: Biểu hiện trẻ chậm nói - Mẹ không nên bỏ qua

Tivi, điện thoại không phải là công cụ để trông trẻ

Có một hiện tượng rất thú vị mà bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng nhận ra, đó là cứ bật tivi lên thì trẻ bỗng dưng lại “ngoan” một cách lạ kỳ. Bé ngồi yên, chăm chú theo dõi, không chạy nhảy, quấy mẹ và đương nhiên, trẻ cũng bỏ cả nói chuyện.

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc: Bé nghe tivi cũng như lời mẹ nói, đều dùng ngôn ngữ mà tại sao xem tivi thì chậm nói còn nghe người lớn lại nhanh biết nói? Thực ra, việc giao tiếp giữa người lớn – trẻ nhỏ và tivi là hai mối quan hệ hoàn toàn khác nhau. Khi trẻ xem tivi, bé sẽ chỉ tiếp nhận thông tin một chiều. Bé là người nghe và chỉ cần yên lặng để tiếp nhận thông tin mà không cần phải trao đổi. Lâu dần, nó sẽ khiến trẻ mất đi ham muốn được nói. Ngược lại, khi bé giao tiếp với người lớn, đây lại là một mối quan hệ hai chiều. Bé vừa nghe, cũng là người nói, bày tỏ ý kiến của mình. Điều này sẽ thôi thúc trẻ nói và thể hiện bản thân mình hơn.

Ngoài khiến trẻ chậm nói, các chương trình truyền hình trên tivi, điện thoại cũng gây lệch lạc về suy nghĩ cho trẻ. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo: Trẻ trên 2 tuổi chỉ nên xem truyền hình không quá 2 giờ mỗi ngày và dưới 2 tuổi không khuyến khích xem. Ở trẻ trên 2 tuổi, truyền hình có thể là một công cụ giúp phát triển trí tuệ nếu có phụ huynh bên cạnh và đối thoại với con. Mặt khác, ngay trong phim hoạt hình, trẻ cũng chịu ảnh hưởng của bạo lực qua những màn đấm đá, giết hại nhau… hoặc các hình ảnh không phù hợp với lứa tuổi. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ, bao gồm: Dễ bị béo phì, giảm giao tiếp xã hội, sống ích kỷ, giảm thị lực…

Hậu quả khi trẻ xem tivi Trẻ còn có những hành vi không phù hợp khi xem các chương trình truyền hình

>>> Xem thêm: 8 cách dạy trẻ chậm nói tại nhà mẹ không nên bỏ qua

Con chậm nói phải làm sao?

Như vậy, con bạn xem tivi, điện thoại từ khi còn nhỏ nên khả năng ngôn ngữ bị ảnh hưởng là điều tất yếu. Muốn cải thiện, trước hết, gia đình nên hạn chế cho con tiếp xúc với những thiết bị này, đồng thời tích cực dạy bé học nói. Để giúp con học nói nhanh hơn, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

    • Trò chuyện với con thường xuyên (kể cả khi bé không hiểu).
    • Đọc truyện, hát và kể cho con nghe những câu chuyện đơn giản hoặc trong từng tình huống hàng ngày.
    • Chỉ cho con những đồ vật xung quanh để mở rộng vốn từ, cải thiện nhận thức. Hãy huy động tất cả các giác quan khi dạy con học nói để làm sao bé vừa nghe, vừa làm và tiếp xúc để bật âm nhanh hơn.
    • Tập cho con nói lên nhu cầu của mình. Nhiều cha mẹ thấy con khóc, rồi chỉ trỏ, ư ư thì nhanh tay đáp ứng các yêu cầu mà không biết rằng, như vậy sẽ khiến con càng lười nói hơn.

Bên cạnh việc tích cực dạy con tập nói, nhiều chuyên gia cũng khuyên rằng, cha mẹ nên kết hợp với các sản phẩm thảo dược giúp tăng cường trí tuệ, cải thiện khả năng nhận thức, tư duy để thúc đẩy khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Trên thị trường hiện có sản phẩm Vương Não Khang giúp hỗ trợ điều trị cho trẻ chậm nói được đông đảo phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Sản phẩm là sự phối hợp của các thảo dược quý như: Đinh lăng, thăng ma, ginkgo biloba… cùng nhiều vi chất thiết yếu khác giúp tăng dẫn truyền thần kinh, tăng cường lưu thông máu lên não và cung cấp năng lượng cho tế bào não. Nhờ đó, tăng phản xạ với các kích thích bên ngoài, giúp trẻ nhanh biết nói, chóng bật âm, cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp.

vương não khang hỗ trợ điều trị tự kỷ Vương Não Khang - Bí quyết giúp mẹ dạy con nhanh biết nói

Kinh nghiệm giúp con chậm nói của mẹ

Cốm Vương Não Khang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các mẹ có con chậm nói hoặc gặp vấn đề về ngôn ngữ trên cả nước.

>>> Chị Phạm Thị Thanh Thủy (thôn Phước Hòa, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

Vì công việc quá bận rộn nên chị Thủy đã để con tự chơi và xem tivi một mình trong thời gian dài. Thế nên, đến năm 3 tuổi mà con trai chị mới chỉ nói vài từ “ba, bà”, thậm chí có những hành vi hiếu động bất thường. Vội vàng tìm cách tập cho con nói và vô tình biết đến sản phẩm Vương Não Khang khi tìm kiếm thông tin trên mạng, chị liền mua về để con sử dụng. Bất ngờ thay, chỉ sau 5 tháng, khả năng giao tiếp của con đã cải thiện đáng kể khiến chị Thủy rất vui mừng. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị qua video sau:

Đánh giá của chuyên gia

Không chỉ được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn, sản phẩm Vương Não Khang còn nhận sự đánh giá cao từ các chuyên gia đầu ngành. Mời bạn lắng nghe Ths Quách Thúy Minh làm rõ về lợi ích của việc phối hợp Vương Não Khang với các phương pháp dạy trẻ chậm nói.

Như vậy, trường hợp của con bạn bị chậm nói có thể đến từ nguyên nhân tâm lý mà cụ thể là xem tivi, điện thoại quá nhiều. Do đó, hãy loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống của con, tích cực trò chuyện mỗi ngày và kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang để con nhanh biết nói, cải thiện khả năng ngôn ngữ nhé!

Nếu bạn còn có câu hỏi về trẻ chậm nói hoặc muốn mua sản phẩm Vương Não Khang, xin vui lòng để lại thông tin hoặc gọi điện đến Tổng đài miễn cước 18006214 hoặc kết bạn Zalo/Viber: 0917212364 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

Chuyên gia tâm lý