Chậm phát triển ngôn ngữ có những ảnh hưởng nặng nề cho trẻ trong cuộc sống cũng như trong học tập do vậy cần phát hiện, can thiệp sớm để giúp con có nhiều tiến bộ

 “Điều rất quan trọng là cha mẹ phải có sự can thiệp đúng hướng càng sớm càng tốt. Việc phát hiện và can thiệp càng sớm thì khả năng thành công càng cao; giúp trẻ có thể sớm bắt kịp và hoà nhập với bạn bè cùng trang lứa cũng như có thể có những nền tảng ban đầu cho những thành công sau này trong cuộc đời.

"Mỗi nỗ lực tiếp theo của cha mẹ là thêm một lần trẻ có thể có cơ hội để hoà nhập”.Bà nhấn mạnh.

Nếu được can thiệp đúng cách trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể  sớm phục hồi, hoà nhập với bạn bè cùng lứa

Ngược lại, như trên đã đề cập, nếu không được can thiệp kịp thời, chậm phát triển ngôn ngữ trong thời kỳ thơ ấu có thể ảnh hưởng tới trí lực khi trẻ đến tuổi trưởng thành . Điều này không có gì ngạc nhiên, bởi vấn đề hạn chế kỹ năng ngôn ngữ thường kéo theo nguy cơ không hoà nhập được trong ngữ cảnh xã hội cũng như các hoàn cảnh phổ biến thường gặp khác. Melissa Wexler Gurfein, chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ tại New York đã nói như vậy.

Chậm phát triển ngôn ngữ, biện pháp nào cho trẻ

Hiện tượng chậm phát triển ngôn ngữ có thể gây ra các hệ quả về hành vi và tương tác xã hội cho trẻ trong những năm sau này của cuộc đời. Việc chậm phát triển ngôn ngữ cũng có thể dẫn tới bệnh câm có lựa chọn ở trẻ, một hội chứng mà ở đó trẻ không có khả năng nói trong một số hoàn cảnh có lựa chọn. Những trẻ này thường nói khi trẻ ở một mình, cùng với bạn bè tuy nhiên, trẻ lại không thể nói trong môi trường học đường, nơi công cộng hoặc đối với người lạ.

Phần lớn trẻ có khiếm khuyết về trí lực/ chậm phát triển vẫn phát triển ngôn ngữ đến một trình độ nào đó nhưng do bị rào cản bởi ngôn ngữ,  khó diễn đạt được hết những điều mình muốn cũng như khả năng hoà nhập không cao do không hiểu được nội dung được truyền tải để có phản ứng hợp lý, những tâm lý tiêu cực như  sự tức giận hoặc căng thẳng khi không thể giao tiếp với người khác có thể làm cho trẻ có những vấn đề về hành vi và giao tiếp xã hội. Trẻ thành niên bị hội chứng Down có chỉ số IQ khoảng 50 có thể vẫn nói ở trình độ ngữ pháp của trẻ lên 3 tuổi , câu ngắn đơn gian và lặp lại.  Tuy nhiên, trẻ thuộc nhóm này lại thường rất hào hứng và hoà nhập với các cuộc giao tiếp xã hội

Phần lớn trẻ hạn chế về khả năng nghe hiểu ngôn ngữ - hội chứng aphasia sẽ dần dần tự hình thành “ ngôn ngữ” của riêng trẻ mà chỉ có những người gần gũi với trẻ mới có thể hiểu được.

Đối với trẻ hạn chế về khả năng biểu đạt/ khả năng nói hoặc khả năng viết hoặc cả hai sẽ không thể phục hồi khả năng ngôn ngữ nếu thiếu sự can thiệp thậm chí còn có nguy cơ mất khả năng học tập bằng ngôn ngữ nói thông thường.

Phụ thuộc vào nguyên nhân,mức độ cũng như loại hình chậm phát triển ở trẻ, các phương pháp áp dụng được chia thành các nhóm khác nhau:

Chia theo triệu chứng:

-   Phương pháp áp dụng  cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thể phổ biến toàn diện: ngôn ngữ, tư duy ngôn ngữ, …

-   Phương pháp áp dụng cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thể hạn chế khả  năng nghe hiểu

-   Phương pháp áp dụng cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thể hạn chế biểu đạt ngôn ngữ

-   Phương pháp áp dụng cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thể phức: nghe hiểu và  biểu đạt

Chia theo phương pháp trị liệu:

-   Phương pháp trị liệu bằng vận động thể chất: (Physical therapy): Giúp giải quyết các hạn chế

-   Tâm lý học: áp dụng đối với trường hợp các trẻ hạn chế phát triển ngôn ngữ do trầm cảm, căng thẳng…

-   Tâm vận động: Thông thường được kết hợp chặt chẽ với Điều hoà cảm giác giúp trẻ phục hồi các kỹ năng vận động cơ bản song song với việc phục hồi hoạt động mang tính chức năng ở các vùng ngôn ngữ - bao gồm vùng tiếp nhận và vùng phản ánh ngôn ngữ của não bộ. 

-   Điều hoà cảm xúc: Các bài tập thể chất tập trung vào mục đích cân bằng cảm giác giúp hệ thống cảm giác của trẻ phát triển liền mạch và bình thường – qua đó não bộ được dẫn truyền thông tin tốt hơn – làm khả năng học và tiếp thu tăng lên

-   Đa phương pháp

Thông thường, để giải quyết tận gốc vấn đề, các phương pháp thường được kết hợp với nhau và thông thường để đạt hiệu quả cao nhất thường ít nhất được kết hợp với các hoạt động vui chơi giải trí ( Play therapy và Music therapy): chơi mà học – học mà chơi để việc học và hồi phục các chức năng về ngôn ngữ được diễn ra thêm phần hứng thú.

Một số điều cần lưu ý khi can thiệp cho trẻ:

*  Hãy Quan sát để xác định mức độ tình trạng của trẻ để sử dụng các phương pháp, kiến thức ở trình độ phụ hợp( theo tuổi, theo sở thích, theo nguyên nhân, mức độ. Ví dụ: Với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ giai đoạn đầu can thiệp hoặc khi trẻ ở trình độ phát triển ngôn ngữ thấp (Không nói, nói quá ít, từ vựng nghèo nàn…) PECs phải được áp dụng ở mức độ 1. Nhưng nếu xác định trẻ có mức độ phát triểnt ừu vựng tương đối nhưng tư duy biểu đạt kém, hoặc không nói được câu dài,phải áp dụng ở mức độ 3…

* Thường xuyên sử dụng ngôn ngữ (Tham khảo phần #9: Để bé nói nhiều hơn- 10 kỹ năng thực hành công hiệu để giúp con hoà nhập tốt và lâu dài)

* Cũng do những hạn chế về thể chất/ trí lực mà để việc điều trị phục hồi ngôn ngữ ở trẻ cần phải được hỗ trợ bởi các giáo cụ/ dưới dạng đồ chơi chức năng được thiết kế đặc biệt,trong đó không thể không kể tới là :

- PECs: Hệ thống các phương tiện hỗ trợ trực quan giúp trẻ tiếp thu kiến thức trực tiếp ( hình ảnh, tranh ảnh, đĩa hình, ký hiệu…). Trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi, não bộ của trẻ đang trong quá trình phát triển song song với quá trình phát triển ngôn ngữ. Do vậy, khả năng “học” của trẻ chủ yếu được thực hiện qua “thị giác”. Các nghiên cứu đã cho thấy, trong nhưng năm đầu đời, 90% kiến thức trẻ học được là qua việc quan sát thế giới xung quanh. Đặc biệt, đối với trẻ có khiếm khuyết / hạn chế phát triển về mặt trí tuệ  thì khả năng học càng bị phụ thuộc vào “thị giác” do những hạn chế về khả năng nghe và đọc của trẻ có hạn chế. Do vậy, từ những năm 90, PECs đã được sử dụng rộng rãi ở trên thế giới như một công cụ hữu hiệu để thúc đẩy phát triển trí tuệ sớm ở trẻ phát triển bình thường nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng và là một công cụ thiết yếu hàng đầu cho việc can thiệp sớm cho các trẻ chậm phát triển trong đó có chậm phát triển ngôn ngữ ở tất cả các triệu chứng khác nhau

- Các trò chơi giao tiếp: Các trò chơi này đôi khi không cần có bắt kỳ một dụng cụ hay đồ chơi nào hỗ trợ, chỉ đơn giản là cách bạn trao đổi, giao tiếp và gợi mở đối với trẻ để “kích thích”, “định hướng” , trợ giúp tư duy của trẻ để giúp trẻ không chỉ phát triển được từ vựng, hay tư duy ngôn ngữ mà thông qua đó hiểu biết được hành vi ứng xử đúng trong từnghoàn cảnh được đề cập- Các đồ chơi/ chức năng  đặc biệt: Các dụng cụ, đồ chơi được thiết kế đặc biệt giúp trẻ phát triển thể chất bình thường  thông qua đó giúp điều hoà cảm giác ( 5 giác quan) để  khắc phục các “ lỗi” trong quá trình truyền dẫn thông tin (đầu vào) - phản ánh- xử lý – và phản hồi thông tin(đầu ra) để việc hiểu và phản ứng ( diễn đạt) của trẻ trong từng tình huống đạt mức chuẩn mức

* Cách biểu đạt ngôn ngữ khi tiếp xúc trao đổi với trẻ phải rõ rang, có ý nghĩa thông điệp

* Khi dạy trẻ hãy chia nhỏ thành các bước, đặt các mục tiêu sát và cụ thể để áp dụng biện pháp phù hợp

* Dù trẻ ở mức độ nào và có triệu chứng gì: thì hãy nhớ, gia đình và cha mẹ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc giúp trẻ phục hồi về mức độ phát triển bình thường. Thời gian ở bên cạnh gia đình và thái độ của cha mẹ trong việc dạy trẻ/ phối hợp với nhà trường/ các chuyên gia trị liệu để củng cố các bài học của trẻ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình trị liệu.

  Joslin Zeplin-Paradisechuyên gia ngôn ngữ  tại  New York cũng đồng tình với quan điểm này và nói : “ Chậm phát triển ngôn ngữ không có nghĩa là hoàn toàn mất cơ hội. Chúng ta cần phải tìm ra biện pháp trên cơ sở những nguyên nhân chính và xử lý kịp thời và phù hợp”

Thông tin cho phụ huynh:

Não bộ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ vậy nên việc bổ sung sản phẩm bổ não hỗ trợ phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho con là điều cần thiết trong quá trình thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ. Hiện nay, Vương Não Khang là sản phẩm đã được nghiên cứu tại Viện Nhi trong hỗ trợ phát triển trí tuệ của trẻ đồng thời sản phẩm cũng ghi nhận những phản hồi tốt từ cha mẹ sau khi sử dụng cho con.

Nghiên cứu đã ghi nhận hiệu quả của sản phẩm:

► Cải thiện khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, tiếp thu

► Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.

► Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu.

► Tăng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ

Không tìm thấy tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng VƯƠNG NÃO KHANG. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SẢN PHẨM

Nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang trên Tạp chí Y học thực hành

Nghiên cứu lâm sàng của Vương Não Khang trên Tạp chí Y học thực hành

DANH HIỆU ĐẠT ĐƯỢC

Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng

Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng

Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em

Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em

CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG VƯƠNG NÃO KHANG HIỆU QUẢ Xem tại Đây